Nếu các bạn thực sự muốn trở thành một Researcher trong thị trường này thì sau đây là những thứ bạn cần lưu tâm để ý. Lưu ý rằng, Researcher sẽ có nhiều ngách chuyên, sẽ có những bạn chuyên tìm kèo, chuyên tìm các mảng nổi trội trong thị trường, hoặc sẽ có những bạn chuyên về tech, và nhiều mảng khác. Sau đây sẽ là những kiến thức chung cho những ai muốn bắt đầu hành trình trở thành một Researcher.

Lưu ý rằng có nhiều hướng Researcher mà bạn có thể trở thành, và cũng có nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thị trường (góc nhìn nhà đầu tư cá nhân, góc nhìn của quỹ). Ở bài viết này mình viết với cương vị là một nhà đầu tư cá nhân, và cách mình Research để phục vụ mình kiếm kèo

Có rất nhiều kiến thức mà bạn cần nắm, nhưng ở góc độ của mình đi kiếm những Narratives, và có một cái nhìn tổng quan chung về thị trường, thì các bạn phải có những thứ sau đây: Kiến thức, danh sách các Tools, và Forum – cộng đồng.

Kiến thức

Về cơ bản kiến thức mình sẽ chia ra làm ba loại là: vĩ mô, kiến thức ngành, và kiến thức bảo mật.

Vĩ mô

Như các thị trường khác, Crypto không chỉ về công nghệ, mà nó còn là một ngách của thị trường tài chính, mà đã là thị trường sẽ tồn tại luật cung cầu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình của vĩ mô hiện tại. Như bạn thấy từ mùa Uptrend trước đến nay (2020-2023), thị trường Crypto biến động dựa trên tác động của các chính sách của nhiều nước khác nhau, điển hình như chính sách từ Mỹ ảnh hưởng đến thanh khoản toàn cầu, hoặc chính sách thắt chặt hoặc mở rộng về Blockchain/Crypto từ phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng nặng nề đến các Bitcoin Miners và toàn bộ thị trường như tháng 5/2021.

Hiểu rõ về nhưng kiến thức kinh tế vĩ mô, các chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ của Mỹ sẽ giúp các bạn phỏng đoán được. Về căn bản, ở các thị trường đầu tư, nói chung giống như một cái bình thông nhau và thanh khoản như nguồn nước chảy bên trong chúng, trong khi các chính sách từ Fed đóng vai trò như một van điểu chỉnh dòng nước chảy vào các bình đó. Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây so sánh môi tương quan giữa Crypto và vàng với thanh khoản toàn cầu.

Gold, Crypto & Global Liquidity
Gold, Crypto & Global Liquidity

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng mối tương quan giữa hai đại lượng này, mỗi khi thanh khoản toàn cầu biến động thì chỉ số của hai đại lượng này cũng điều chỉnh tương ứng.

Đọc thêm Bỏ túi 6 yếu tố kinh tế vĩ mô nhà đầu tư crypto nên theo dõi tại đây.

Kiến thức ngành

Kiến thức vĩ mô chỉ giúp bạn biết tổng quan các thị trường đầu tư có đang nhận làn sóng thanh khoản toàn cầu chảy vào hay không, nhưng nếu nó chảy vào mạnh mẽ như đợt 2020 và 2021, thì bạn sẽ làm gì? Kiến thức ngành là chìa khoá tiếp theo để bạn hiểu rõ dòng chảy tiếp theo trong thị trường.

Hiểu rõ kiến thức ngành, không chỉ giúp bạn hiểu rõ được tình hình phát triển hiện tại của thị trường, mà còn giúp bạn dự phóng các hướng đi tiềm năng mới trong tương lại. Trong kiến thức ngành, mình sẽ phân ra hai loại kiến thức mà bạn cần biết, trong đó:

Blockchain

Kiến thức Blockchain là một kiến thức khá khôn khan cho những ai đi vào thị trường với background non tech như mình, mặc dù vậy, kiến thức về Blockchain rất quan trọng để hiểu rõ nhịp phát triển chung của thị trường.

Các dự án trong Crypto đều hoạt động dựa trên cấu trúc Blockchain của nó, ví dụ cùng là một dự án có một token nhưng nằm ở các Chain khác nhau sẽ có cấu trúc khác nhau, ví dụ $USDC trên Arbitrum sẽ là Native $USDC, trong khi $USDC.e là $USDC bridge, hoặc $BTC không thể nào mang lên Ethereum được nhưng điều đó đã làm được nhờ sự xuất hiện của các Bridge tạo ra các bản Wrapped. Hoặc sự thay đổi trong cấu trúc của Ethereum từ Proof of Work đến Proof of Stake, các dự án Layer 2 bùng nổ, và Layer 1 Wars mùa trước cũng bắt nguồn từ sự bùng nổ của mùa hè DeFi 2020 do các vấn đề bất cập của Ethereum bắt đầu xuất hiện như phí gas cao, và tắc nghẽn.

Nhìn chung, sự phát triển của thị trường hiện tại và xu hướng trong tương lai đều bắt nguồn từ các giải pháp khắc phục nhược điểm trước đó. Tuy nhiên nếu hiện tại bạn trang bị kiến thức Blockchain và không biết bắt đầu từ đâu thì đừng tiếp cận liền về các khái niệm hiện tại trước nhé! Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản đầu tiên theo timeline như sau:

  1. Blockchain là gì? 
  2. Lịch sử phát triển của thị trường Crypto nói chung và Bitcoin/Ethereum nói riêng.
  3. Bitcoin là gì?
  4. Ethereum là gì? Và những kiến thức cơ bản về Ethereum (EVM, Smart Contract…)
  5. Các Layer 1 nổi bật trong mùa trước (Fantom, BSC, Avax, Dot, Near, Cosmos…)
  6. Bridge (Crosschain, Multichain, Omnichain…)
  7. Các giải pháp mở rộng của Ethereum (Onchain Scaling Solution, Offchain Scaling Solution)
  8. Layer 2 là gì? (Optimistic Rollups, ZK Rollup)

Đó là timeline cơ bản về bức tranh phát triển của Blockchain trong góc nhìn của mình từ 2020 cho đến nay, mặc dù còn thiếu rất nhiều thứ khác, nhưng nó sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh trọng tâm chính của thị trường ở thời điểm hiện tại.

Crypto

Người đứng đầu

Nếu Blockchain chỉ cho biết cách cấu trúc thị trường phát triển, thì kiến thức Crypto sẽ cho bạn biết các mảng tiềm năng nào có thể thu hút dòng tiền vào cũng như cách thị trường hoạt động ra sao. Như mình đã nói ở trên sự phát triển của thị trường hiện tại và xu hướng trong tương lai đều bắt nguồn từ các giải pháp khắc phục nhược điểm trước đó nhưng chưa chắc các giải pháp khắc phục đó lại đón nhận nồng nhiệt bởi dòng tiền thị trường.

Ví dụ rõ ràng nhất chính là mô hình Internet of Blockchain nhưng rõ ràng Polkadot đã vật lộn và thất bại thảm hại so với những đối thủ của nó do cơ chế kinh doanh, hay BSC (BNB Chain) thực chất công nghệ chả có gì toàn Fork từ Ethereum nhưng lại làm mưa làm gió vào 2021.

Người đứng đầu trong hệ sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng giúp ảnh hưởng sự chú ý của thị trường đến hệ sinh thái đó, BNB Chain thì có CZ backed, trong khi Fantom thì có Andre Cronje chuyên tạo ra các Money Game.

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái

Về tổng quan, mỗi một Blockchain đều chứa đựng các mảng trong hệ sinh thái giống nhau (DeFi, NFTs, Oracles, Tool, cơ sở hạ tầng…). Bởi kiến thức ở mỗi mảng khá dài và nhiều nên mình chỉ tập trung chính ở DeFi, trong đó:

  • DeFi (tài chính phi tập trung): về căn bản nó là mô hình tài chính tập trung được gắn thêm Smart Contract và nằm trên các Public Blockchain nên được gọi là DeFi, chứ bản chất thì cũng chả khác gì mấy. Trong DeFi sẽ có các mảng nổi trội như Dex, Derivatives, Lending, Yield Farming…

Mặc dù bản chất không khác gì tài chính tập trung, nhưng nhờ sự xuất hiện của các Smart Contract và Blockchain nó đã tạo ra những mô hình mới mà chỉ Crypto mới có chứ tài chính tập trung không có.

Một trong những ví dụ điển hình chính là AMM Dex: AMM Dex là mô hình gồm ba chủ thể lần lượt là Liquidity Provider (LPs) – Liquidity Pool (LP) – Swapper (Trader), bởi vì thanh khoản của DeFi thời kì đầu không quá dồi dào nên AMM Dex là mô hình khá hợp lý để bùng nổ. Các hoạt động của AMM Dex diễn ra khi các LPs đưa cặp tài sản của mình vào các LP để cho Trader có thể Swap token này qua token kia trong cái Pool đó đổi lại các LPs sẽ ăn được phí và nhận LP Token (token chứng minh đã add liquidity vào LP). Sau đó, các LPs cầm LP Token vào các Pool để stake ra token dự án Dex gọi là Farming.

Quá trình này ban đầu được hưởng ứng mạnh mẽ do lãi suất quá cao nhưng nó khiến token của dự án đó bị xả quá mạnh, một thời gian sau TVL (Total Value Locked) của dự án đó giảm, để giải quyết tình trạng đó nhiều sáng kiến mới đã ra đời như cải cách về Tokenomic.

Sự cải cách về Tokenomic cũng tạo thêm các mảng mới cho các dự án khác ra đời, điển hình như DeFi Wars ở các dự án dùng veToken. Mới đây Pendle Wars Maverick Wars cũng là hai Keywords hot khi LSDFi bùng nổ và xu hướng cày Airdrop của Zksync đang phát triển mạnh.

Ngoài veTokenomic, mô hình của GMX cùng với việc top đầu TVL trong hệ Arbitrum cũng khiến các dự án tranh dành $GLP (token cho các LPs ở GMX) để ăn 70% phí giao dịch.

Một trong những vấn đề khác của LPs trong quá trình cung cấp thanh khoản là IL, do đó các dự án con xây dựng trên các Dex có TVL lớn giúp giải quyết IL hoặc Boost Yields theo nhiều cách khác nhau tạo nên các mảng mới trong DeFi. Ví dụ như Logarithm Finance giúp LPs Hedge IL bằng cách đem qua GMX để thực hiện quá trình này.

Không chỉ vậy, sự cải tiến của các Dex sau này cũng bắt đầu sử dụng cụm từ hối lộ (bắt đầu từ Curve Finance ) cho các Pools của mình, điều này lại mở ra một mảng mới mang tên thị trường hối lộ, trong đó Hidden Hand của Redacted Finance đang phát triển cho mảng đầy tiềm năng này.

Để tổng quan, chúng ta có thể thấy ba hướng phát triển cơ bản trong Crypto gồm:

  • Các dự án mới phát triển (Curve, Uniswap, GMX…)
  • Nếu các dự án mới phát triển thành công thu hút lượng lớn TVL trong hệ với doanh thu cao sẽ có các dự án con xây dựng trên đó, ví dụ boost yield, tranh dành quyền quản trị … (Curve Wars, Pendle Wars, GLP Wars, các dự án làm về mảng LP Boost Yield hoặc giảm IL cho các LPs…)
  • Nếu các dự án mới phát triển thành công sẽ có các dự án Fork ra từ những dự án đó (Pancakeswap V3 fork từ Uniswap V3), hoặc sẽ có những dự án Fork nhưng thành công hơn dự án mẹ (Velodrome trên Optimism Fork từ Solidly)

Chỉ riêng với mảng Dex thôi các bạn đã thấy các dự án phát triển chồng chéo phân tầng phức tạp dựa trên các dự án khác, chứ mình còn chưa hề đề cập tới các mô hình khác của DeFi cũng như các mảng khác trong hệ sinh thái.

Key Words – Trending – Mainstream

Narratives là một trong những thứ quan trọng giúp dòng tiền có thể tập trung mạnh mẽ vào một mảng nhất định, khiến các dự án trong mảng đó tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, để hiểu rõ nó ba khái niệm Key Words – Trending – Mainstream là thứ quan trọng tiếp theo mà bạn cần hiểu rõ.

  • Key Words: Key Words luôn xuất hiện trong thị trường và luôn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nó có thể là một mảng (ví dụ GameFi, FanToken), nó có thể là một cơ chế (ví dụ Move to Earn), hoặc nó có thể là một bản cập nhập bất kì (ví dụ Bedrock của Optimism).
  • Trending: Bất kì Key Words nào cũng có thể trở thành Trending, ví dụ DeFi đã trở thành Trending được biết đến cái tên mùa hè DeFi 2020, hoặc Move to Earn vào 2022. Các Key Words Trending sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ vừa về sự chú ý của thị trường lẫn giá các token trong mảng đó, nhưng chỉ được một thời gian nhất định sau đó sẽ lụi tàn (do đầu cơ đỉnh điểm).
  • Mainstream: Các Key Words có giá trị nội tại của nó sau khi lụi tàn sẽ bắt đầu phát triển dần dần, và xuất hiện nhiều dự án xịn xò hơn sau đó, một ví dụ cụ thể là khi DeFi bùng nổ vào 2020, các dự án thường đón nhận các thanh khoản độc hại do lợi suất cao (dẫn đến TVL tăng mạnh mẽ), và giá token cũng bay rất mạnh ngay sau đó, nhưng các dự án đó sẽ chết chưa đầy nửa năm.
    Mặc dù vậy, DeFi không lụi tàn như cách Move to Earn rời bỏ thị trường thay vào đó những cải tiến của các dự án DeFi sau này xuất hiện và chứng minh được năng lực của mình trở thành nơi phần lớn thanh khoản tin tưởng đi vào (ví dụ Curve, Uniswap, Compound, AAVE…).

Sự thay đổi trong Blockchain ảnh hưởng đến Crypto

Một trong nhưng ví dụ dễ liên tưởng nhất chính là Ethereum đã thay đổi cấu trúc của PoW thành PoS với tối thiểu 32 $ETH để stake thành Validator, điều này đã giúp mảng Liquid Staking Derivatives (LSD) bùng nổ tạo ra các LST (Reth, stETH…) thúc đẩy mảng LSDFi bùng nổ và góp phần thay đổi cấu trúc vốn của thị trường khi các LST giờ đây được ưu chuộng trở thành tài sản thế chấp thay vì $ETH như những năm trước. Theo Kaiko, Aave đã chứng kiến sự thay đổi của tài sản thế chấp từ $ETH sang stETH khi so sánh vào tháng 5/2021 so với tháng 5/2023.

LST and Capital Struture in Cypto
LST and Capital Struture in Cypto

Bảo mật

Skin In The Game là yếu tố quan trọng không chỉ giúp bạn hiểu thêm về sự phát triển của thị trường, mà còn giúp bạn kiếm tiền từ chúng. Tuy nhiên, Crypto không chỉ phải là thị trường tài chính, mà nó còn là công nghệ, mà đã là công nghệ sẽ chứa đựng những rủi ro tấn công, do đó kiến thức bảo mật không chỉ giúp bạn an toàn trong quá trình trải nghiệm các dự án, mà còn giúp bạn có thể bảo vệ túi tiền của mình.

Đọc thêm về bài Bảo mật ví: Kiếm tiền khó giữ tiền còn khó hơn tại đây.

Tools

Kiến thức là một phần quan trọng không thể thiếu, nó giúp bạn có thể dự phóng các mảnh ghép tiềm năng, các hệ sinh thái sắp bùng nổ, thì Tools sẽ cho phép bạn kết hợp các kiến thức và dữ liệu thị trường để tăng tốc độ và tối ưu quá trình Research.

News – Insight

Các công cụ giúp các bạn có thể dễ dàng cập nhập thông tin về thị trường:

  • News ở Việt Nam: GFI Blockchain, Coin68 News, Coin98, Followin, Beincrypto Việt Nam…
  • News ở Quốc tế: Coindesk, Coingraph, Wu Blockchain, Watcher Guru, Blockworks, CoinCu, Messari, The Block, …
  • Insights: Twitter, Substack, Medium, Mirror.

Onchain

Onchain là những dữ liệu trên chuỗi, những lượt tương tác của người dùng trên Blockchain (stake, transfer…) đều minh bạch do đó hiểu biết công cụ Onchain sẽ giúp Insight của bạn có độ tin cậy cao hơn. Về cơ bản mình thấy có hai loại Onchain chính:

  • Bitcoin: Các Tools giúp bạn có thể theo dõi các chỉ số Onchain Bitcoin như Glassnode, Coinglass, Crypto Quant… Ví dụ về phân tích Onchain Bitcoin các bạn có thể coi ví dụ ở đây.
  • Token: Sẽ có hai loại phân tích Token mà mình thấy trên thị trường:
    1) Phân tích tracking ví như các bạn thấy trên các trang như Look Onchain truy xuất giao dịch giữa các ví VCs rút nạp lên sàn, ví nào đang gom con gì.
    2) Sử dụng Onchain của dự án cụ thể để phân tích chuyên sâu về dự án đó, ví dụ như trong quá trình viết bài Pendle Wars, mình đã truy suất Onchain Data lượng vePendle giữa hai dự án ở các Chain theo từng ngày kết hợp với các sự kiện để ra Insights.

Tổng quan các công cụ Onchain hữu ích tại đây.

Vependle comparision Insight
Vependle comparision Insight

 

PTKT

Phân tích kĩ thuật là một trong những kiến thức quan trọng để kiếm entry vào khi bạn đã tìm được những dự án tiềm năng, không chỉ vậy bạn có thể kết hợp các công cụ PTKT với News để dự phóng hướng đi của thị trường trong ngắn hạn. Một vài Tools PTKT mình hay dùng:

Forum – cộng đồng

Forum – cộng đồng là một trong những “tool” quan trọng khác phục vụ trong quá trình Research của mình. Việc tham gia nhiều diễn đàn sẽ cho phép mình biết được liệu cái thứ mình đang quan tâm, cộng đồng có đang bàn tán nhiều về nó hay không? Hiện tại, ba Tools giúp mình trả lời được câu hỏi đó là:

  • Facebook: Quan sát động thái ở Việt Nam (nhưng mình ít dùng)
  • Twitter: Quan sát Global và Việt Nam (dùng nhiều)
  • Telegram: Quan sát ở Việt Nam (dùng nhiều)

Trong ba công cụ trên, mình khuyến khích tập trung nhiều về Twitter và Telegram vì tốc độ update thị trường nhanh hơn Facebook, trong đó Telegram là công cụ rất hữu hiệu để quan sát động thái Crypto ở góc nhìn các cộng đồng Việt Nam.

Để làm được điều này bạn phải đảm bảo kho dữ liệu (các groups) của bạn phải “sạch”, sạch ở đây nghĩa là không tham gia vào bất kì groups của dự án hoặc trên sàn, thay vào đó bạn phải tham gia càng nhiều groups chat cộng đồng càng tốt, các cộng đồng này phải đảm bảo liên tục active và bạn cần thời gian để lọc các cộng đồng dead để tránh dữ liệu bạn chứa rác.

Sau khi, bạn đã tham gia nhiều cộng đồng rồi, bạn có thể search bất kì keyword hoặc dự án bạn đang theo dõi, thanh searching sẽ hiện ra tên dự án, thời gian, và các thành viên ở các group chat đang nhắc về nó. Bằng cách này, bạn có thể biết được rằng liệu Key Word hay dự án mình đang để ý đang ở giai đoạn chú ý nào ở góc nhìn Việt Nam.

Ví dụ, khi mình tìm từ khoá $RDNT có thể dễ dàng thấy rằng, $RDNT vẫn đang được nhắc khá nhiều ở các cộng đồng khác, cho thấy dự án vẫn còn được thị trường ở Việt Nam chú ý khá nhiều, nhưng khi mình search Bonerium (chain fork từ Shibarium) thì chẳng một ai quan tâm cả.

Bằng cách này, bạn có thể theo dõi mức độ quan tâm ở Việt Nam, nhưng phải thật lưu ý không được tham gia vào group dự án (tránh bị đếm từ khoá trùng lặp trong group đó), và phải tham gia thật nhiều cộng đồng active ở Việt Nam (tăng độ tin cậy của kết quả trong quá trình Research).

Searching Telegram
Searching Telegram
0 0 đánh giá
Article Rating