Tổng quan 

EthCC là sự kiện thường niên lớn nhất của Ethereum tại châu Âu và luôn thu hút nhiều tên tuổi lớn trong giới crypto như co-founder Ethereum – Vitalik Buterin, founder Uniswap – Hayden Adams, Giám đốc sản phẩm StarkWare – Avihu Levy, đồng sáng lập 1inch – Anton Bukov… đến tham gia bàn luận. Ngoài việc quảng bá cho bản thân, họ còn chia sẻ góc nhìn đa chiều về xu hướng công nghệ, cũng như các giải pháp có thể đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng DeFi.  

Năm ngoái, tại sự kiện EthCC 5, Vitalik đã dự phóng chính xác về xu hướng Zk-EVM, đem lại vị thế tốt cho những nhà đầu tư thức thời. Vậy những điểm sáng được nhiều người quan tâm nhất sau sự kiện EthCC 6 (17-20/07) là gì? Hãy cùng GFI điểm qua trong bài viết này nhé! 

Starknet Appchains 

Starknet đã mở đầu cho chuỗi hội nghị tại EthCC 6 bằng cách công bố Starknet Appchains, blockchain có thể tùy chỉnh bằng cách sử bộ công cụ Starknet Stack (đồng thời là Layer 3 của Starknet). Đây là bước đi lớn của blockchain này trong việc cạnh tranh với các bộ SDK (software development kit) khác của Optimism (OP Stack), Arbitrum (Arbitrum Orbit) hay ZkSync Era (Zk Stack), nhằm thu được một phần của miếng bánh thị trường.   

Như câu nói “không điều gì bằng một chút cạnh tranh lành mạnh”, sẽ rất thú vị để theo dõi nền tảng nào phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.  

Starknet Stack
Tổng quan các công cụ có trong Starknet Stack

—–> Xem thêm: Những lợi ích nhận được khi xây dựng bằng Starknet Stack  

Trong xu thế đó, nhiều Dapps trên blockchain con (Layer 3 sử dụng SDK) đã bắt đầu airdrop cho người dùng blockchain mẹ (Layer 2) để thu hút người dùng, điển hình nhất Superchains của Optimism, giúp dòng tiền đổ vào hệ sinh thái này. Trên Starknet, RabbitXAppchain đầu tiêncũng đang làm điều tương tự 

—–> Xem thêm: Làm sao để nhận airdrop RabbitX 

bien dong tai san tren cac Layer 2 pho bien
Biến động tài sản trên các Layer 2 phổ biến (30d)

Ngoài ra những nâng cấp sắp tới, cũng giúp cho Starknet Appchains trở nên thân thiện, hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. 

Cac nang cap sap toi cua Starknet
Các nâng cấp sắp tới của Starknet

Chainlink CCIP 

Chainlink ra mắt giải pháp giao tiếp chéo chuỗi mới CCIP (Cross-Chain Interoperability Protocol), cho phép chuyển token liền mạch giữa 4 blockchain (Avalanche, Ethereum, Optmism, Polygon), mà họ gọi nó là “mô hình burn-and-mint bảo mật cao”. Với CCIP, các nhà phát triển Dapps có thể mở rộng hoạt động trên nhiều mạng lưới khác nhau mà không cần xây dựng các cầu nối (bridge) tùy chỉnh của riêng mình.

mo hinh mint - burn cua Chainlink CCIP
Mô hình mint – burn của Chainlink CCIP

Sử dụng CCIP còn có nhiều tổ chức lớn như Swift, BNY Mellon, Citigroup và BNP Paribas, giúp kết nối thế giới tài chính truyền thống (TraFi) với thế giới tài chính phi tập trung (DeFi), mở ra nhiều cơ hội mới cho cả hai. Ngoài ra CCIP còn đang được khám phá để làm cầu nối giữa private blockchain và public blockchain trên cơ sở hạ tầng hiện có của Swift. 

Với lượng đối tác “khủng” trước đó trong mảng oracle (315, theo số liệu từ DeFiLlama), CCIP hứa hẹn sẽ tạo thêm một nguồn lợi nhuận đáng kể cho Chainlink từ mảng bridge và DeFi trong tương lai. Mặc dù mới chỉ ở giai đoạn testnet, các thông số là vô cùng tích cực.  

Doanh thu cua Chainlink CCIP
Doanh thu của Chainlink CCIP

Tuy nhiên, với uy tín của mình, liệu Chainlink CCIP thểđè bẹp” 2 đối thủ cạnh tranh lớn Layer Zero Circle CCTP hay không, vẫn một câu hỏi chưa thể lời giải đápthời điểm hiện tại. Dẫu vậy, sau khi công bố thông tin này, giá token $LINK đã nhảy vọt 22%, mức tăng lớn nhất 1 ngày trong vòng hơn 2 năm nay. 

Uniswap X 

Uniswap cũng đã tham gia phát biểu tại sự kiện EthCC 6 bằng việc ra mắt Uniswap X, một DEX Aggregator mới của “ông lớn” này. Điểm khác biệt của Uniswap X là cho phép người dùng đặt lệnh mua hoặc bán với giá được xác định (limit order), thông qua cơ chế đấu giá Hà Lan (một cơ chế đã được 1inch sử dụng khá thành công)  

Cụ thể, người dùng có thể đặt lệnh mua hoặc bán một số lượng token nhất định, với mức giá tối đa hoặc tối thiểu mà họ sẵn sàng mua hoặc bán. Sau đó, giá sẽ được giảm dần hoặc tăng dần (hệ thống sẽ tự động tìm kiếm trên nhiều sàn giao dịch khác nhau) cho đến khi đạt được giá tốt nhất mà họ mong muốn và thực hiện giao dịch. Ngược lại đơn đặt hàng bị hủy. 

Vì là DEX Aggregator, Uniswap X sẽ hỗ trợ nhiều cặp giao dịch trên nhiều chain khác nhau, tạo ra một môi trường giao dịch đa dạng và linh hoạt. Không chỉ vậy, trong giai đoạn Beta, nó còn cam kết “bao trọn” phí gas cho cả giao dịch thành công lẫn thất bại, đồng thời, áp dụng những cơ chế bảo vệ cần thiết để bảo vệ người dùng khỏi MEV bot, từ đó gia tăng trải nghiệm của họ trên nền tảng này.  

Ở góc nhìn khác, đây có thể là bước chạy đà quan trọng của Uniswap để thu hút cộng đồng trước khi tung ra bản cập nhật lớn hơn, Uniswap v4, vào cuối năm nay.  

—–> Xem thêm: Sự phát triển của các mô hình AMM trên Uniswap

Argent Account Abstraction  

Vitalik Buterin, co-founder Ethereum, đã xướng tên đội ngũ Argent trong bài phát biểu quan trọng về Account Abstraction:  

“Argent là một đội ngũ tuyệt vời đang làm việc về social recovery (một tính năng của Account Abstraction) trước khi nó trở nên thật “ngầu”” 

Argent đã ngay lập tức tweet lại và xem đây là một khoảnh khắc “mic drop” cực kì hoành tráng.

Biết rằng Account Abstraction (hay còn gọi là ERC – 4337) là một công nghệ mới nổi trên Ethereum, giúp gia tăng đáng kể bảo mật cho ví crypto và trải nghiệm người dùng, là cầu nối quan trọng đem lại mass adoption cho web3. Một số tính năng có thể kể đến như:  

  • Multisig: cần nhiều ký trước khi thực hiện giao dịch, phù hợp cho những ví với mục đích chính là lưu trữ tài sản.  
  • Multicall: gộp nhiều chữ ký trong 1 lệnh, giúp người dùng không phải kí quá nhiều lần.  
  • Batch transaction: gộp nhiều giao dịch trong một lần ký 
  • Social recovery: phục hồi tài khoản ví khi bị thất lạc seed phase/ private key thông qua những “ví bảo hộ” bạn đã trao quyền trước đó. 
  • Gasless, Paymaster: Giao dịch không tốn phí gas (nếu được giao thức hỗ trợ nhằm thu hút người dùng), hoặc có thể trả phí gas bằng bất kì loại token nào chứ không nhất thiết là ETH. 

—–> Xem thêm: Vitalik chia sẻ về tiềm năng của Account Abstraction tại EthCC 6  

Cũng tại buổi sự kiện, Julien Niset, co-founder của Argent, đã nói về sự phát triển của ví crypto với chủ đề “The Invisible Wallet: Unveiling Crypto Magic.“, mà bạn có thể xem thêm tại đây.  

Lens Protocol V2 

Trong sự kiện EthCC 6, đội ngũ Lens Protocol đã giới thiệu về phiên bản V2 và các tính năng mới của nó, mang đến sự kiểm soát tốt hơn cho cả builder lẫn user trong việc khám phá và trải nghiệm Web3. Bao gồm:  

Open Actions 

Open Actions là cột mốc quan trọng trong việc tạo ra một mạng xã hội “có thể tổng hợp”, giúp kết nối tất cả các “trải nghiệm” web3 của bạn vào nền tảng Lens. Về cơ bản, người dùng và developers có thể tương tác được với các smart bên ngoài nền tảng, thậm chí là chéo chuỗi nếu được hỗ trợ bởi một giao thức oracle. (vd Layer Zero)  

  • Dưới đây là một vài hành động mà bạn có thể thực hiện với “Open Actions”:  
  • Mint NFTs bên ngoài trực tiếp trên Lens 
  • Mua và bán token ERC-20s hoặc NFTs trên Lens  
  • Tham gia DAO 
  • Mua đất ảo từ Decentraland 
  • Donate với Gitcoin, v.v. 

Bạn có thể hình dung nó giống như việc đăng nhập vào Facebook và chơi các trò chơi trên nền tảng này. Nhưng Lens thậm chí còn làm được nhiều hơn thế, vì nó có thể tích hợp được những đặc điểm khác của web3 như DeFi, NFT, DAO, airdrop, chia sẻ doanh thu (incentives sharing),… 

Open Actions co the tang tuong tac giua Lens va cac Dapps khac
Open actions có thể tăng tương tác giữa Lens và các Dapps khác

Improved Profile Manager 

Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn ERC-6551, người dùng có thể giao dịch/ lưu trữ Profile Lens của họ trên bất kì địa chỉ blockchain nào, từ ví nóng, ví lạnh, cho đến cả trên một NFT khác, giúp NFTs có thể “sở hữu” các mối quan hệ xã hội, tiếng nói và cơ hội kiếm tiền của riêng chúng. 

Ví dụ: khi một NFT CryptoKitty sở hữu một Profile Lens, nó có thể “theo dõi” những CrytoKitty khác, sáng tạo nội dung và phát triển những giá trị on-chain. 

Ngoài ra, một Profile Lens có thể được đồng sở hữu bởi nhiều địa chỉ ví khác nhau, tạo thêm nhiều trường hợp sử dụng cho sản phẩm này (vd DAO).

Profile Manager tren Lens duoc cai thien dang ke trong V2
Profile Manager trên Lens có nhiều trường hợp sử dụng hơn sau khi tích hợp chuẩn ERC-6551

Có thể nói, đây là 2 tính năng nổi bật nhất của Lens Protocol V2. Vẫn còn nhiều tính năng khác, tuy nhiên mình sẽ phân tích kỹ hơn ở bài viết sau.  

—–> Xem thêm: Mô hình hoạt động của Lens Protocol – mạng xã hội phi tập trung. 

Gnosis Pay  

Gnosis đã ra mắt giải pháp thanh toán mới của mình, Gnonis Pay, tại sự kiện EthCC và thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng crypto. Đây là thẻ Visa Debit đầu tiên có liên kết trực tiếp với ví tự quản (self-custodial wallet, vd Metamask, Ledger) trên blockchain, thay vì phải nạp stablecoin từ ví lên thẻ như trước đó.  

“Gnosis card đem lại sự tiện lợi chưa từng có cho việc chi tiêu tài sản crypto trong thế giới thực” (Dr. Friederike Ernst, co-founder Gnosis) 

Khi được hỏi vì sao hệ thống tài chính cần đến sự tham gia của tiền mã hóa, Ernst cho rằng: 

“So với những gì chúng ta đang có, sự tin tưởng ngang hàng (peer-to-peer trust) có thể đem lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời hơn ở mọi mặt” 

Các bước hoạt động của thẻ Gnosis có thể được giải thích như sau:  

B1. Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đến tài khoản IBAN (International Bank Account Number) liên kết với ví.  

B2. Lượng stablecoin tương ứng sẽ được mint ra trên blockchain (Ethereum, Gnosis…) và hiển thị trong số dư ví (yêu cầu sử dụng ví Safe wallet).  

B3. Nếu bạn muốn sử dụng khoản tiền này, bạn sẽ phải chuyển tiền từ Gnosis Chain Layer 1 (user saving account) lên Gnosis Pay Layer 2 (user spending account) 

B4. Sử dụng thẻ Visa-Gnosis debit các để thanh toán cho các khoản chi tiêu hằng ngày.  

B5. Ngược lại, nếu muốn rút tiền mặt, bạn chỉ cần chuyển token EUR vào lại IBAN (để burn EUR) và sau đó ngân hàng chuyển lại tiền fiat vào tài khoản của bạn.  

Cach hoat dong cua Gnosis Pay
Cách hoạt động của Gnosis Pay – Layer 2 của Gnosis

Để có thể hiện thực hóa việc thanh toán bằng crypto, bên cạnh Visa Gnosis Pay cũng đã hợp tác với rất nhiều đối tác truyền thống tuân thủ pháp luật khác, điển hình như:  

  • Monerium: công ty cung cấp stablecoin EURe bảo chứng bằng Euro, và được Liên minh Châu Âu công nhận. Monerium cho phép người dùng kết nối ví của họ với IBAN, một hệ thống xác định tài khoản ngân hàng xuyên biên giới, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. 
  • Fractal: xác thực thông tin người dùng on-chain khi họ đăng ký thẻ Gnosis. 

Ngoài ra nó còn dự kiến hợp tác với Maker DAO để cung cấp stablecoin DAI như một tùy chọn thanh toán trong thẻ tín dụng. 

Theo kế hoạch, thẻ Gnosis sẽ được ra mắt ban đầu tại Anh và Liên minh Châu Âu, sau đó đến Brazil, Mexico, Singapore và Hong Kong, trước khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ vào cuối Q3/2023. 

Mantle và Linea Alpha mainnet  

Mantle (14/07) và Linea (12/07), 2 Layer 2 mới trên Ethereum, đều ra mắt Alpha mainnet trước khi sự kiện EthCC 6 (17-20/07) diễn ra vài ngày và nghiễm nhiên trở thành điểm sáng được nhiều người quan tâm. Để minh chứng cho độ “hot” này, ta có thể nhìn vào sự phát triển của lượng tài sản trên chuỗi, nơi mà Mantle và Linea đang bỏ xa 2 đối thủ là Base và Zora, mặc dù ra mắt cùng thời điểm. 

Mantle va Linea dang but pha tren bang xep hang cac L2 pho bien nhat sau khi ra mat tai EthCC 6
Mantle và Linea nhanh chóng bứt phá trên bảng xếp hạng các Layer 2 phổ biến nhất sau khi ra mắt tại EthCC 6

Mantle là Layer 2 được xây dựng bằng OP Stack và là “con đẻ” của cộng đồng BitDAO. Nó có nhiều cải tiến đáng kể để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của Layer 2, có thể kể đến như:  

  • Xây dựng hệ thống Decentralized Sequencer (hoặc có thể gọi là Shared Sequencer), gia tăng tính phi tập trung và tính trung thực của Layer 2 
  • Kết hợp với EigenLayer Data Availability, để xây dựng lớp lưu trữ lưu trữ thông tin phi tập trung đáng tin cậy mà không cần phụ thuộc vào Ethereum, từ đó có thể nâng cao tốc độ và giảm phí giao dịch.  
  • Thay vì kiếm lợi nhuận từ hoạt động của Sequencer như các Layer 2 khác (làm ảnh hưởng đến người dùng), Mantle kiếm lợi nhuận từ ETH staking khi yêu cầu người dùng sử dụng ETH liquid staking token để thanh toán phí gas trên mạng lưới. Có thể nói đây là một cách thức vô cùng thông minh, vừa hạn chế ảnh hưởng đến người dùng, vừa giúp Mantle tiếp cận thị trường ETH liquid staking trị giá hơn 30 tỷ đô.  

Ngoài ra, BitDAO còn cam kết sẽ trích 200 triệu đô từ quỹ của mình để phát triển hệ sinh thái Mantle.  

—–> Xem thêm: Cơ hội từ các khiếm khuyết của Ethereum Layer 2. 

Trong khi đó Linea là Layer 2 ZkEVM của Consensys, công ty chủ quản của Metamask đã từng gọi vốn được hơn 715 triệu đô. Mặc dù không có điểm nổi trội nào so với những Layer 2 ZkEVM khác, tuy nhiên tên tuổi của Consensys, sự hỗ trợ của Metamask (biết rằng Metamask đã thêm Linea thành mạng “mặc định và không thể xóa”, tương tự như Ethereum, trên nền tảng của mình), cũng như các mối quan hệ với cộng đồng developer, có thể sẽ là bệ phóng quan trọng của hệ sinh thái này trong tương lai.   

Tổng kết 

 Như vậy qua bài viết này, GFI đã liệt kê ra 8 dự án được nhiều người quan tâm nhất sau sự kiện EthCC 6. Đồng thời, đây có thể cũng là những công nghệ tiêu biểu sẽ dẫn dắt nền công nghiệp web3 trong tương lai. Là một nhà một nhà đầu tư, chắc chắn chúng ta cần nắm rõ những tiến bộ trên và củng cố hơn niềm tin của mình vào sự phát triển chung của thị trường tiền mã hóa.  

Nếu bạn thích bài viết này hay còn những suy nghĩ nào khác, hãy comment xuống dưới cho chúng mình biết nhé!