Tổng quan
Uniswap là một trong những sàn AMM Dex lớn nhất thị trường, và là nơi gần như được phần lớn thanh khoản yên tâm giao dịch trên đó. Từ lúc thị trường bắt đầu bùng nổ vào cuối 2020 đến nay, Uniswap cũng đã trải qua nhiều cải tiến lớn không chỉ ảnh hưởng đến dự án, mà còn là xu hướng phát triển chung của các AMM DEX khác, hãy cùng mình xem lại các mô hình Uniswap phát triển theo năm tháng nhé!
Uniswap và quá trình phát triển
Uniswap và cú huých tăng trưởng trong mùa hè DeFi 2020
Uniswap là một trong những dự án Bluechip AMM Dex đã xuất hiện từ lúc DeFi còn sơ khai (2018), dự án đã có cú tác động mạnh mẽ đến thị trường lúc bấy giờ cũng như chống lại TVL Vampire từ Sushiswap khi bất ngờ phát thưởng Airdrop cho cộng đồng vào tháng 9/2020.
Kể từ đó, tên tuổi của Uniswap càng thêm nổi bật trong giới DeFi cho đến nay, hiện tại Uniswap đang đứng top đầu TVL so với các dự án Bluechip khác như Curve, Balancer, Pancake…
Đọc thêm giải mã mô hình hoạt động của Uniswap tại đây.
4 giai đoạn hóa kì lân của Uniswap
Trong con đường phát triển trở thành nền tảng AMM dẫn đầu thị trường về cả giá trị vốn hóa thị trường, lượng thanh khoản lẫn công nghệ áp dụng, Uniswap đã trải qua nhiều lần đổi mới và phát triển. 4 bản nâng cấp giá trị dưới đây đã giúp dự án củng cố được vai trò và vị thế của mình đối với thị trường crypto.
Version 1 – Swap giữa $ETH và ERC20
Version 1 là bản ra mắt đầu tiên của Uniswap bao gồm nhiều contract swap ETH-ERC20, mỗi token ERC20 có một Contract trao đổi riêng.
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản (LPs) trên một sàn giao dịch và đóng góp tài sản của họ vào Pool thanh khoản. Mỗi giao dịch được tính phí nhỏ, phần thưởng này được thêm vào dự trữ để thưởng cho nhà cung cấp thanh khoản.
Ở phiên bản Version 1, người dùng không thể swap ERC20 qua ERC20 mà họ phải swap qua $ETH sau đó qua token khác, ví dụ khi bạn có $DAI và muốn swap qua $USDC, bạn phải swap $DAI qua $ETH, rồi từ $ETH qua $USDC.
Version 2 – Swap giữa ERC20 với ERC20
Uniswap 1 là một trong những dự án tiên phong trong lĩnh vực DeFi, nhưng nó chứa nhiều nhược điểm quan trọng, một trong những điểm đáng lưu ý chính là chỉ cho phép swap ERC20 sang $ETH, điều này tạo nên thanh khoản bị rời rạc và không thân thiện với người dùng. Uniswap v2 ra mắt vào tháng 5/2020 để giải quyết điều đó cho phép tạo cặp ERC20/ERC20 tùy ý, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản (LPs).
Hơn nữa, Uniswap cũng cải thiện Oracle cho phép bảo vệ giá tốt hơn của hai tài sản trong Pool hạn chế rủi ro bị thao túng, và đảm bảo tính an toàn khi sử dụng như một nguồn giá trên chuỗi. Oracle của phiên bản này sẽ sử dụng Time Weighted Average Price (TWAP), cơ chế hoạt động của Oracle phiên bản V2 dựa trên việc lưu trữ tổng tích lũy giá của các cặp Uniswap theo từng giây. Việc kiểm tra tổng giá trị này vào đầu và cuối mỗi khoảng thời gian cho phép tính toán chính xác giá trung bình theo thời gian trong khoảng thời gian đó.
Cùng với đó, tính năng Flash Swaps của Uniswap v2 cho phép người dùng nhận và sử dụng tài sản trước khi thanh toán, mở ra những tiện ích mới cho việc giao dịch trên chuỗi Ethereum.
Version 3 – Cải thiện thanh khoản thông qua cơ chế CLMM
Version 3 ra mắt vào tháng 3/2021 nhằm giải quyết các vấn đề của Version 2. Uniswap v3 mang đến những cải tiến đáng kể như:
Tính thanh khoản tập trung (CLMM): cho phép các Liquidity Providers thêm tính thanh khoản của các cặp token trong các phạm vi giá cụ thể. Có thể hiểu mô hình này như việc cá nhân hóa việc cung cấp thanh khoản, có nghĩa là những người cung cấp thanh khoản có thể quyết định hay sử dụng khoảng thanh khoản của họ sẽ được sử dụng ở khoản giá nào.
Đọc thêm về CLMM tại đây.
Đa dạng mức phí phù hợp cho các Pool thanh khoản: Uniswap v3 mang đến ba cấp bậc phí riêng biệt cho LPs trong mỗi cặp giao dịch: 0.05%, 0.30% và 1.00%. Nhờ những tùy chọn này, LPs có thể tùy chỉnh biên lợi nhuận dựa trên sự biến động dự kiến của cặp giao dịch. Các cặp không tương quan như ETH/DAI mang lại nhiều rủi ro hơn thì sẽ có mức phí cao hơn, trong khi phí thấp sẽ ở các cặp tương quan như USDC/DAI ít rủi ro hơn.
Mặc dù có nhiều cấp bậc phí, dự kiến hầu hết các cặp sẽ chọn một cấp phí cụ thể để tập trung thanh khoản. Các cặp tài sản có độ tương quan thấp (an toàn hơn) có thể chọn cấp phí 0.05%, trong khi cặp như ETH/DAI có thể sử dụng 0.30%. Các tài sản khác nhau có thể chọn cấp phí 1.00%. Governance cũng có thể thêm các cấp bậc phí mới nếu cần thiết.
NFT: Các LP token sẽ được chuyển đổi thành NFT, cho phép người dùng có thể mang lên các NFT Marketplace bán, thay vì không thể chuyển nhượng như Version 2, cho phép tối ưu nguồn vốn của các LPs hơn.
Oracle: Uniswap v3 mang đến những cải tiến đáng kể cho Oracle TWAP từ Version 2 thông qua việc lưu trữ mảng các tổng tích lũy giá trị lịch sử, giúp tính toán TWAP dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Mặc dù có những cải tiến lớn, nhưng chi phí gas cho giao dịch Uniswap và tính toán TWAP trong các Smart Contract đều giảm mạnh.
Thêm vào đó, ở phiên bản Version 3 này, Uniswap có bản quyền bảo về Source Code của mình và hết hạn vào tháng 4/2023. Điều này đã gây nên cuộc chiến giữa các Bridge lớn xoay quanh giữa LayerZero -Stargate với Wormhole khi dự án gấp rút triển khai trên BNB Chain trước khi tháng 4 đến gần.
Có thể thấy rằng, sức hút của Version 3 khá lớn, chỉ sau vài tháng public Source Code của mình đã có rất nhiều dự án Hard Fork từ nó, điển hình là AMM nổi tiếng nhất trong hệ BNB Chain là Pancake Swap.
Đọc thêm Pancakeswap là gì tại đây.
Đọc thêm cách giao dịch trên Uniswap tại đây.
Version 4 – trao quyền cho cộng đồng
Version 4 là phiên bản được đội ngũ dự án công bố vào tháng 6/2023, với những tính năng quan trọng như:
Hooks và Custom Pools
Uniswap Version 4 cho ra mắt khái niệm Hooks là những đoạn mã thực thi tại các điểm cụ thể trong chu kỳ hoạt động của một pool. Điều đáng chú ý về Hooks chính là chúng cho phép tùy chỉnh Pool một cách toàn diện hơn so với các phiên bản trước đây của Uniswap.
Ví dụ, nhờ vào Hooks, người dùng có thể tạo ra các pool có phí swap linh hoạt, thay đổi dựa trên điều kiện thị trường thay vì cố định và không thay đổi.
Không chỉ vậy, Hooks còn mở ra khả năng đặt các lệnh giao dịch phức tạp như lệnh giới hạn (limit orders) hoặc lệnh TWAP (Time-weighted Average Price) – tức là mua/bán một lượng token trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều thú vị hơn nữa, Hooks cung cấp khả năng sử dụng thanh khoản Uniswap một cách linh hoạt. Ví dụ, như việc gửi thanh khoản nằm ngoài phạm vi của pool vào các giao thức khác (ví dụ cho phép mang đi cho vay), để thêm nhiều lợi nhuận cho người dùng như cách các Balancer’s Boosted Pools hoạt động.
Với Version 4, mọi ý tưởng không chỉ giới hạn bởi đội ngũ Uniswap, bất kỳ ai đều có thể xây dựng và triển khai Hooks riêng mà không cần sự cho phép, tạo ra nhiều cơ hội sáng tạo và tùy chỉnh cho cộng đồng Uniswap.
Cải thiện cấu trúc và tiết kiệm gas thêm
Trong Uniswap Version 4, thay đổi quan trọng tiếp theo là việc giới thiệu Singleton. Singleton là một Contract duy nhất chứa toàn bộ các Pool khác nhau trong Uniswap Version 4. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các phiên bản trước, nơi mỗi pool đều được lưu trữ trong các Contract cô lập riêng biệt.
Mô hình này có lợi thế rõ rệt về hiệu suất gas của Version 4, vì các giao dịch phức tạp sẽ được định tuyến thông qua một Contract duy nhất, giảm bớt sự tốn kém về gas so với việc sử dụng nhiều Contract khác nhau. Sử dụng Singleton cũng giảm đáng kể chi phí triển khai một Pool mới lên đến 99%.
Thêm vào đó, Singleton còn sử dụng Flash Accounting System của đội ngũ Uniswap Labs, giúp giảm chi phí gas khi giao dịch trên DEX bằng cách chỉ chuyển số dư của các token ra khỏi Pool khi hoàn thành một giao dịch swap.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí so với Uniswap Version 3, nơi tất cả các tài sản tham gia trong một giao dịch đều phải được chuyển vào/ra khỏi Pool trong quá trình swap. Ngoài ra Version 4 cũng đưa lại sự hỗ trợ cho Native $ETH, giúp tiết kiệm gas thêm. Hiện tại vẫn chưa có ngày cụ thể Version 4 sẽ ra mắt nhưng dự kiến sẽ ra mắt sau Cancun
UniswapX – Một sản phẩm Agregator Dex khác của Uniswap
UniswapX Protocol là một giao thức Agregator phi tập trung và là một sản phẩm khác của Uniswap, sử dụng cơ chế giao dịch dựa vào đấu giá Hà Lan (Dutch auction-based trading) cho EVM. Giao thức này kết hợp cả thanh khoản trên và ngoài chuỗi, và đồng thời cải thiện giá thông qua quá trình MEV Protection.
Một điểm đáng chú ý là UniswapX cho phép người dùng thực hiện giao dịch không tốn phí gas, mở ra những lợi ích tiềm năng cho người dùng. Đồng thời, nó cũng có thể mở rộng để hỗ trợ giao dịch giữa các chuỗi khác nhau, tạo ra một môi trường giao dịch đa dạng và linh hoạt.
Các thành phần của UniswapX
- Order Reactors là những thành phần xử lý các lệnh UniswapX. Chúng kiểm tra và thực thi các lệnh, đảm bảo lệnh được thực hiện thành công. Quá trình xử lý bao gồm xác thực lệnh, chuyển đổi lệnh thành đầu vào và đầu ra, rút token đầu vào từ người trao đổi, gọi hàm callback, và xác minh việc nhận token đầu ra.
- Permit2 là sự kết hợp giữa hai Contract là SignatureTransfer và AllowanceTransfer. Contract SignatureTransfer xử lý giao dịch dựa trên chữ ký mà không cần sử dụng phép ủy quyền, quyền truy cập chỉ tồn tại trong giao dịch đó. Trong khi đó, Contract AllowanceTransfer quản lý việc thiết lập phép ủy quyền trên token, cho phép cấp quyền sử dụng tài sản trong khoảng thời gian xác định.
Giao dịch thông qua AllowanceTransfer chỉ thành công nếu quyền hợp lệ đã được thiết lập trước. Nhờ tích hợp hai Contract này, Permit2 cung cấp một giải pháp toàn diện và hiệu quả cho việc quản lý việc chuyển đổi tài sản dựa trên chữ ký và quyền ủy quyền trên Blockchain. - Fillers là những người đóng vai trò như các đại lý, thu thập các lệnh đã được ký từ những swaper và cạnh tranh để thực hiện chúng bằng cách sử dụng bất kỳ nguồn thanh khoản nào mà họ có quyền truy cập
Các thông số dự án
Hiện tại TVL dự án đang là $3.831B, với sự ảnh hưởng chung của thị trường và đặc biệt sau cú sụp đổ Luna cho đến nay, TVL DeFi trong Crypto cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi không thể vượt mốc $50B; Thêm vào đó thị trường DeFi hầu như không có sóng gì quá nổi bật khi thiếu các Narratives mới. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới bản thân Uniswap.
Mặc dù vậy, Uniswap vẫn giữ vững việc tạo Fees từ đầu 2023 đến nay. Trong khi đó, Volume giao dịch của Uniswap vẫn giữ vững phong độ so với 2021 và 2022.
Không còn chỉ xuất hiện với vai trò là AMM lớn nhất trên Ethereum như thời gian ban đầu, Uniswap đã liên tục mở rộng và hiện tại đã hỗ trợ trên 4 blockchain lớn: Ethereum, Polygon, Optimism, Arbitrum và phiên bản testnet trên Celo, BNB Chain, Avalanche.
Ngoài ra, Uniswap còn hiện diện trên hầu hết các hệ sinh thái trong thị trường crypto với các dự án fork từ Uniswap.
Tổng kết
Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng về sự phát triển của Uniswap. Liệu dự án này vẫn sẽ trở thành một trong các dự án Bluechip ở DeFi trong giai đoạn sắp tới? Và bạn nghĩ sao về điều này? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!
Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư.
Hi vọng rằng thông tin trên đã giúp các bạn hiểu về tình hình hiện tại của Uniswap. Các thông tin mới nhất sẽ luôn được cập nhật trên website và các kênh chính thức của GFI. Để không bỏ lỡ thông tin, hãy tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI, nơi bạn có thể thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác.