Tổng quan

Gần đây, từ khóa “CLMM” được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian qua cùng với nhiều dấu hiệu cho thấy sự lạc quan của thị trường đã quay trở lại khi BTC đạt $30.000. Tuy mô hình này không mới nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy đây là mảng mà bạn cần quan tâm trong thời gian sắp tới, hãy cùng GFI tìm hiểu Concentrated Liquidity là gì? Những gì bạn cần biết và đâu là cơ hội đầu tư?

Bối cảnh

Việc cung cấp thanh khoản là một việc cần thiết để giúp mọi thị trường phát triển và thu hút dòng tiền. Thanh khoản ở đây được định nghĩa là khi bạn muốn bán tài sản của bạn ra tiền mặt thì giá trị tiền mặt bạn nhận được có sự chênh lệch quá lớn và khi bạn muốn bán sẽ có người mua ngay lập tức.

Tuy nhiên, xét trong thị trường mô hình cung cấp thanh khoản cũ, tức là mô hình đang được sử dụng ở Uniswap v2 lại không có độ hiệu quả sử dụng vốn cao.

Vì vậy, đội ngũ của Uniswap đã cho ra mắt phiên bản V3 với mô hình cung cấp thanh khoản tập trung có hiệu suất tốt hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về:

  • Tại sao cần phải cải tiến lên mô hình mới ?
  • Thanh khoản tập trung (CLMM) là gì?
  • Lợi ích & Hạn chế của thanh khoản tập trung
  • Một dự án sử dụng mô hình CLMM

Tại sao cần cải tiến lên mô hình mới?

Mô hình AMM Basic

Để biết được vì sao cần cải tiến lên mô hình mới, trước hết cần tìm hiểu về mô hình AMM cơ bản là gì và những nhược điểm của nó ra sao? Mô hình AMM có dạng phổ biến nhất và đơn giản nhất là

x * y = k

Trong đó

x: số lượng token A

y: số lượng token B

k: hằng số (không đổi và có thể di chuyển từ 0 đến ∞) hay có thể được hiểu như là số dư tài sản trong pool để xác định được giá thị trường của các token trong pool.

Nhìn vào công thức trên có thể thấy được rằng đây là mô hình tỷ lệ ngược hay nói cách khác X có thể tăng nhưng vì K vĩnh viễn không thay đổi nên do đó Y bắt buộc phải giảm để thỏa điều kiện, và ngược lại đối với Y cũng vậy.

Image
X và Y có thể là bất kì số nào nhưng tích của nó phải bằng K, K không đổi

Mô hình AMM được biểu thị bằng biểu đồ đường cong bên dưới, mô hình này được xây dựng cho các giao dịch đa dụng và hỗ trợ hầu hết các tài sản và duy trì ở mức 50%/50% (tỉ lệ 1:1)

Mô hình AMM này còn được áp dụng cho nhiều DEX hàng đầu hiện nay như Uniswap V2, Curve V1 và Balancer V2.

Mô hình AMM cơ bản
Mô hình AMM cơ bản

Để giải thích rõ hơn về cách hoạt động của mô hình này như sau, nếu chúng ta có pool gồm cặp ETH/USDT. Nếu bạn mua 1 ETH thông qua việc bán USDT, lúc này số lượng ETH trong pool bị giảm trong khi số USDT lại tăng lên, từ đó làm tăng giá ETH để đảm bảo hiệu ứng cân bằng của x*y=k và ngược lại.

Quay lại với mô hình x*y=K

Nếu x là số lượng 20 ETH với giá $3000

Lúc này y = 3000*20 = 60000

=> K = x*y = 20*60000 = 1200000

Giả sử add thêm vô pool với số lượng là 5 ETH với cũng với giá $3000 thì ta sẽ tính xem giá ETH trong pool sẽ thay đổi như thế nào.

x mới mình sẽ đặt là X’= 20+5 = 25

y là giá ETH thay đổi trong pool nên mới mình sẽ đặt là Y’

Bởi vì K là hằng số dương không đổi, vì vậy ta có X’*Y’=K

<=> 25*Y’=1200000 => Y’= 1200000/25 = 48000

Như vậy giá chênh lệnh giữa giá của ETH ở ngoài thị trường và trong Pool khi add thêm ETH vào pool là: y-Y’= 60000-48000 = 12000.

Vậy rút ra kết luận rằng khi đặt các lệnh lớn vào AMMs và một lượng lớn token được add thêm hoặc rút khỏi pool, điều này sẽ dẫn đến sự trượt giá đáng kể giữa giá tài sản trong pool và giá trị của nó ngoài thị trường.

Đây cũng là cơ hội đối với các AMMs khi họ mua các tài sản đang được giao dịch với giá trị thấp hơn thị trường ở trong poolvaf mua chúng cho đến khi giá của tài sản quay trở lại với giá thị trường của nó.

Những điểm yếu của mô hình AMM này

Hiệu quả sử dụng vốn thấp

Có thể thấy thực tế giá không hề chạy trong toàn bộ phạm vi từ 0 đến ∞, mà chỉ chạy trong 1 khoảng biến động giá nhất định mà thôi. Vì thế những phần giá không sử dụng tới sẽ gây ra việc lãng phí thanh khoản, thanh khoản nhàn rỗi -> hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Ngoài ra, khi nhìn thấy ví dụ cho thêm 5 ETH vào trong pool ở trên, có thể thấy các giao dịch sẽ bị trượt giá sẽ khiến cho các nhà cung cấp thanh khoản không nhận được lợi nhuận một cách tốt nhất.

Impermanent Loss

Impermanent là tạm thời, có thể định nghĩa là khoản tổn thất tạm thời, ám chỉ việc bạn sẽ bị lỗ khi cung cấp thanh khoản vào trong pool. Đây là khoản tổn thất chênh lệch giữa việc bạn mang token đó đi cung cấp thanh khoản so với việc bạn chỉ cần hold nó ở trong ví.

Nếu bạn quyết định tiếp tục để tiền của mình trong pools mà không rút ra trong khoảng thời gian dài, trong trường hợp các giao dịch làm cho pools cân bằng lại, quay trở lại trạng thái lúc Liquidity Provider cung cấp thanh khoản thì phần loss này sẽ mất đi. Lúc này bạn sẽ thu về khoản tiền đúng với số tiền/token ban đầu của mình.

Nhận thấy được những điểm yếu đó, đã có những mô hình AMM cải tiến khác ra rời có thể kể đến như:

  • Curve StableSwap AMMs – được thiết kế cho tài sản ổn định
  • Dynamic AMM (DAMM) của Sigmadex
  • Proactive MM (PAMM) của DODO
  • Virtual AMM (vAMM) của Perpetual Protocol

Nhưng trong số mô hình AMM cải tiến đó, chưa có mô hình sử dụng vốn hiệu quả và tiết kiệm chi phi như mô hình của Uniswap V3 (CLMM). Cùng tìm hiểu về mô hình Concentrated Liquidity này bên dưới.

Thanh khoản tập trung (Concentrated Liquidity) là gì?

Concentrated Liquidity Market Making – CLMM là mô hình thanh khoản tập trung, mô hình này cho phép các Liquidity Providers thêm tính thanh khoản của các cặp token trong các phạm vi giá cụ thể. Có thể hiểu mô hình này như việc cá nhân hóa việc cung cấp thanh khoản, có nghĩa là những người cung cấp thanh khoản có thể quyết định hay sử dụng khoảng thanh khoản của họ sẽ được sử dụng ở khoản giá nào.

Nếu trong các mô hình AMM cũ x*y=k thì giá nào tôi cũng cấp thanh khoản, nhưng với mô hình mới thì tôi chỉ cấp thanh khoản cho một khung giá giới hạn nhất định.

Mô hình AMM của Uniswap v2 và v3
Mô hình AMM của Uniswap v2 và v3

Trong mô hình cải tiến này, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ cung cấp thanh khoản với chiến lược sâu hơn, cá nhân hóa hơn vì khi đó các LPs sẽ dự đoán cho phạm vi mà giao dịch thực sự xảy ra, thay vì cung cấp cho toàn bộ phạm vi giá từ 0 đến dương vô cực. Vì phần lớn thanh khoản nhàn rỗi nằm trong những khoảng đó. Về sau các dự án có thể tăng incentives cho một vùng nào đó mà dự án muốn nhằm thu hút thanh khoản cho vùng đó.

CLMM cá nhân hóa việc chọn vùng giá để cung cấp thanh khoản
CLMM cá nhân hóa việc chọn vùng giá để cung cấp thanh khoản

Vì vậy, CLMM trao cho các LP quyền quyết định thời gian nào phân bổ vốn tại vùng nào để tăng tính hiệu quả cho việc sử dụng vốn. Sau này các dự án có thể tăng incentives cho một vùng nào đó để thu hút thanh khoản cho vùng đó.

Khi cung cấp thanh khoản trên các nền tảng AMM basic theo dạng x*y=k thì việc cung cấp thanh khoản theo tỉ lệ 50/50 từ khoảng giá 0 đến dương vô cực, LPs sẽ nhận được LP tokens và nó sẽ đồng giá trị.

Tuy nhiên đối với CLMM, khi phân bổ thanh khoản là $1000 cho cặp ETH/USDT ở phạm vi giá từ  $1000 đến $3000 thì LPs sẽ nhận lại NFT đại diện cho đại diện cho cặp token, khối lượng và phạm vi giá mà người dùng cung cấp thanh khoản. Điều này sẽ khiến NFTs có giá trị hơn so với việc những đồng LP tokens có đồng giá trị.

Và ở mô hình mới này, phí giao dịch không còn được tự động tái đầu tư trở lại vào nhóm thay mặt cho LPs, tuy có thể giảm mức độ hiệu quả vốn. Tuy nhiên đổi lại các LPs bây giờ có thể claim phí giao dịch của mình bất cứ lúc nào, không cần chờ đến lúc rút thanh khoản.

Lợi ích & Hạn chế của thanh khoản tập trung

Lợi ích

Mô hình Concentrated Liquidity giúp:

  • Tăng tính thanh khoản cho cặp giao dịch.
  • Giảm thiểu mức độ trượt giá cho các Trader.
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn cho LP.
  • Mở ra các chiến lược cung cấp thanh khoản riêng phù hợp với mỗi LP.
  • Thanh khoản lớn là tiền đề để khai thác các sản phẩm DeFi khác như các tài sản phái sinh, quyền chọn một cách hiệu quả hơn.

Hạn chế

Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại những hạn chế với mô hình này:

  • Tổn thất tạm thời vẫn còn tồn tại. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn (> 4 lần tổn thất tạm thời) nếu giá rơi ra khỏi phạm vi của cho phép)
  • Không phù hợp với những dự án có độ biến động giá lớn trong thời gian ngắn.
  • Yêu cầu các LP phải có chiến lược cụ thể hơn.
  • Gây thiếu thanh khoản cho những vùng giá ít được cung cấp.

Một số dự án sử dụng mô hình CLMM

Như các bạn đã biết, Uniswap đã đăng kí giấy phép kinh doanh vào năm 2021 để ngăn các dự án khác fork Uniswap V3. Thế nhưng giấy phép này đã hết hạn và đầu tháng 4 vừa rồi (1/4/2023), từ đó cho phép các dự án khác có thể fork được phiên bản mới nhất này. Ngoài ra, Pancakeswap cũng đã công bố ra mắt phiên bản V3 vào ngày 3 tháng 4 năm nay. Có thể thấy Concentrated Liquidity là cải tiến đáng chú ý cho thị trường DeFi, dẫn đầu bởi Uniswap v3 và được các DEX lớn tiếp bước như PancakeSwap v3, SushiSwap v3, Camelot v3 và những dự án mới fork mô hình này.

Nhưng với những hạn chế mà mình đã trình bày ở trên thì mô hình mới này có thực sự hữu dụng khi vẫn đang còn tồn tại khá nhiều nhược điểm. Để giải quyết những vấn đề trên, người dùng phải theo dõi giá của LP, có chiến lược cụ thể hơn… rất mất thời gian và công sức. Để bù lại cho những nhược điểm đó của mô hình CLMM, cần thêm giao thức trung gian để quản lí thanh khoản. Vì thế, sự phát triển của Concentrated Liquidity cũng sẽ kéo theo sự phát triển của các dự án thuộc mảng quản lý thanh khoản – Liquidity Manager.

Defilama mới đây cũng đã có cập nhật thêm Liquidity Manager này trong categories của họ. Các dự án đang nắm giữ lượng TVL cao hiện tại là Arraris Finance, Gamma, Bunni, Kamino…

Tổng kết

Mặc dù cũng tồn tại một vài khuyết điểm như cần theo dõi, tính toán phức tạp cũng như khó áp dụng với các token có độ trượt giá cao nhưng Concentrated Liquidity Market Making – CLMM đã mang đến 1 luồng gió mới và mở ra nhiều tiềm năng phát triển Defi trong tương lai. GFI sẽ tiếp tục phân tích và nghiên cứu xem đâu là những dự án tiềm năng trong mảng này, mời các bạn đón đọc