Tổng quan
Có ai đó đã nói rằng “Dòng tiền chảy trong doanh nghiệp như máu chảy trong cơ thể đang sống”. Chúng ta có thể hiểu rộng ra thêm một chút thì tiền lưu thông trong một doanh nghiệp, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay cả nền kinh tế thế giới cũng vậy. Để máu có thể chảy trong cơ thể thì cần có Tim bơm máu đi và thu máu về. Trong lĩnh vực tài chính, Lending & Borrowing cũng đang đưa vốn đi luân chuyển trong thị trường. Tim có quan trọng với cơ thể đang sống không? Lending & Borrowing có quan trọng với một hệ sinh thái không? Lending & Borrowing có quan trọng với thị trường tiền mã hoá không? Chúng ta cùng GFS tìm hiểu, nghiên cứu thêm các thông tin về lĩnh vực này qua những thông tin bên dưới nhé.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series Lending & Borrowing Workspace của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Lending & Borrowing – Một mảnh ghép không thể thiếu của bất kỳ Hệ sinh thái DeFi nào.
- Tổng hợp các bài viết của Lending & Borrowing Workspace –> Xem tại đây
- Tìm hiểu định nghĩa Hệ sinh thái trong DeFi là gì? Các mảnh ghép trong một Hệ sinh thái gồm những gì? -> Tại đây
Lending & Borrowing là gì?
Lending là hoạt động cho vay tiền hoặc cho vay tài sản để người khác được vay với một thoả thuận lãi suất nào đó. Theo thoả thuận đó, Người cho vay hoặc tổ chức cho vay sẽ nhận lại được tiền hoặc tài sản gốc và khoản lãi suất như thoả thuận ban đầu.
Lending là hoạt động cho vay, người cho vay còn được gọi là Lender. Thị trường luôn tồn tại song song giữa người cho vay và người được vay. Vì vậy mà tồn tại song song là khái niệm Borrowing nhắc đến hoạt động người được vay, người được vay còn gọi là Borrower.
Trong hoạt động đi vay và cho vay sẽ có 2 bên tham gia:
- Bên cho vay để nhận về tài sản gốc và lãi suất.
- Bên đi vay thì trả lãi suất cho bên cho vay.
Lending & Borrowing là các hoạt động luôn tồn tại song song và gần như không tách rời, nên trong nội dung bên dưới, chúng ta chỉ cần dùng thuật ngữ Lending để nhắc đến các hoạt động cho vay và đi vay.
Nhu cầu về nguồn vốn, cũng như nhu cầu về việc gia tăng tài sản bằng cách cho vay là những hoạt động rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính ở bất kỳ thị trường nào, vì hoạt động này làm cho dòng tiền lưu thông và tạo động lực để phát triển.
Quy mô của thị trường vay và cho vay (Lending & Borrowing)
Khi nhắc đến lĩnh vực tài chính thì vay và cho vay (Lending & Borrowing) gần như luôn được nhắc đến đầu tiên
Tại thời điểm viết bài, Vay và cho vay là một trong những hoạt động tài chính quan trọng nền kinh tế. Vay và cho vay trong thị trường truyền thống với nhiều cấp độ khác nhau. Chúng ta cùng xét một vài ví dụ:
- Vay và cho vay giữa các cá nhân với cá nhân
- Vay và cho vay giữa ngân hàng và cá nhân
- Vay và cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp
- Vay và cho vay giữa các quốc gia
- Vay và cho vay giữa các tổ chức tài chính trên thế giới với các quốc gia
Trong kinh doanh truyền thống
Tạm thời chúng ta chỉ xét trong phạm vi nhỏ thông qua các số liệu về tài chính của các báo cáo từ ngân hàng nhà nước như sau:
THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN (đến 31/03/2021) (Xem thêm chi tiết tại báo cáo của ngân hàng nhà nước tại đây)
THÁNG 03/2021 (KỲ SỐ LIỆU: HÀNG THÁNG)
Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (đến 31/03/2021, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước liền kề)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Ghi chú: Nguồn số liệu dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê tháng 03/2021 của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Không bao gồm Tổ chức tài chính vi mô)
- Khối NHTM Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương;
- Số liệu cột (6), (7) không bao gồm ngân hàng Chính sách xã hội (không thuộc đối tượng báo cáo) và Quỹ tín dụng nhân dân;
- Chỉ tiêu Tổng tài sản có tính theo Thông tư 49/2014/TT-NHNN.
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Khối ngân hàng Liên doanh, nước ngoài không có giá trị do khối này không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 22/2019/TT-NHNN)
Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đến tháng 03/2021, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước liền kề)
Đơn vị: tỷ đồng, %
Ghi chú: Nguồn số liệu dựa trên Báo cáo thống kê tháng 03/2021 của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Không bao gồm Tổ chức tài chính vi mô).
- Vốn tự có của khối NHTM Nhà nước trong kỳ công bố có sự biến động lớn tại Nhóm ngân hàng áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN (Thông tư 41) và Nhóm ngân hàng áp dụng thông tư 22/2019/TT-NHNN (Thông tư 22). Nguyên nhân của sự biến động do NHTMCP Công Thương Việt Nam bắt đầu áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN từ tháng 01/2021 nên chuyển từ nhóm áp dụng Thông tư 22 sang nhóm áp dụng Thông tư 41;
- Khối NHTM Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương;
- Vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các TCTD có Vốn tự có âm.
Trong thị trường tiền mã hoá
Tại thời điểm viết bài ta có tổng vốn hoá thị trường tiền mã hoá là:
Giá trị vốn hóa thị trường: 2.697.594.127.182 US$
Khối lượng giao dịch trong 24 giờ: 156.083.063.746 US$
Riêng thị trường vay và cho vay là:
Giá trị vốn hóa thị trường: 13.072.636.728 US$
Khối lượng giao dịch trong 24 giờ: 774.673.522 US$
Vai trò của vay và cho vay (Lending & Borrowing)
Để dễ hình dung vai trò của vay và cho vay (Lending & Borrowing) tại sao lại quan trọng và phổ biết trong nền kinh tế chúng ta có thể cùng xét qua vài khía cạnh như: Trong kinh doanh mọi người hầu như ai cũng cần vốn hoặc cần thêm vốn để mở rộng và phát triển. Các nhà đầu tư có tài sản thì luôn muốn tối ưu hay gia tăng tài sản của mình. Nên luôn tồn tại như cầu vay và cho vay trong nền kinh tế.
Người có tài sản cho vay (Lender)
Những cá nhân hoặc các tổ chức tài chính có nhiều tài sản, có vốn lớn, thường sẽ không để tài sản hoặc vốn của họ dưới dạng tiền pháp định vì sự lạm phát và mất giá sẽ làm “hao mòn” tài sản của họ. Dễ thấy điều đó thông qua quy mô của các tổ chức tài chính, các quỹ rất lớn trong nền kinh tế.
Trước khi tìm được tài sản để đầu tư, các cá nhân hoặc tổ chức thường sẽ cho vay để gia tăng tài sản vì:
- Lãi suất từ hoạt động cho vay sẽ giảm bớt gánh nặng của lạm phát
- Luôn có sẵn nguồn vốn dự trữ để sẵn sàng đầu tư khi có cơ hội tốt
- Hoạt động cho vay của các cá nhân và tổ chức phần nào giúp các ngân hàng có thêm nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoặc tổ chức cần vay để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển của mình
Người đi vay (Borrower)
Chúng ta cùng xét ví dụ sau:
Chúng ta đang nắm giữ 10.000 Near với trị giá $100,000 (với 1 near có giá $10).
Chúng ta muốn mua thêm đồng coin Aurora (vì chúng ta biết dự án Aurora là hiddengem và sẽ tăng trưởng trong thời gian tới nhưng hiện tại chúng ta không có tiền để mua Aurora)
Và Chúng ta cũng không muốn bán Near vì Near cũng sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Vậy Chúng ta sẽ làm sao để không bỏ lỡ cơ hội tăng giá của cả Near và Aurora?
Đây chính là lúc (Lending & Borrowing) phát huy tác dụng. Với nguồn vốn 10.000 Near với trị giá $100,000. Chúng ta có thể làm như sau:
Chúng ta thế chấp 10.000 Near với trị giá $100,000 để vay $50,000.
Chúng ta lấy $50,000 mua Aurora và kỳ vọng Aurora sẽ tăng trưởng trong thời gian tới.
Aurora tăng trưởng gần với nhận định của chúng ta, và lúc này chúng ta sẽ bán Aurora để thu về $50,000 tiền vốn và một khoản tiền lời từ việc tận dụng công cụ cho vay này.
Sau đó chúng ta trả nợ $50.000 cho nền tảng cho vay và rút 10.000 Near ban đầu khi thế chấp về ví. và kết quả quá trình đó là chúng ta có 10.000 Near và một khoản lợi nhuận.
Qua ví dụ trên cho chúng ta thấy nếu biết cách tận dụng sức mạnh của vốn thì có thể gia tăng tài sản và lợi nhuận.
Tuy nhiên trong tài chính truyền thống hay trong thị trường tiền mã hoá thì việc vay và cho vay sẽ là công cụ tốt khi ta làm đúng và mang lại giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng nếu làm sai thì sẽ gây hậu quả.
Kết luận
Khi nhắc đến lĩnh vực tài chính thì vay và cho vay (Lending & Borrowing) gần như luôn được nhắc đến đầu tiên. Hiệu quả của việc sử dụng công cụ vay và cho vay phụ thuộc vào chính người sử dụng. Sẽ còn nhiều thông tin hữu ích và thú vị ở những bài viết tiếp theo về mảng (Lending & Borrowing).
*** Hãy cùng theo dõi sự phát triển của lĩnh vực (Lending & Borrowing) trong thị trường Crypto qua các bài viết cập nhật sau này cùng GFS Blockchain thông qua chuyên đề Lending & Borrowing Workspace -> Tại đây
Trên đây là những thông tin chính của mảng vay và cho vay (Lending & Borrowing), nếu bạn muốn trao đổi nhiều hơn thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh Twitter của GFS Blockchain –> Click tại đây
Hy vọng bài viết tổng quan về Stablecoin sẽ giúp mọi người có thêm thông tin, dữ liệu, góc nhìn mới. Và đừng quên theo dõi thường xuyên các bài viết chia sẻ thông tin và kiến thức trên website GFS Blockchain hàng ngày.