Tổng quan

Blockchain được xem là một thị trường tiềm năng và đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, các dự án được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain ngày càng nhiều, để các dự án có thể tồn tại và phát triển một cách tốt nhất thì nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Hiện nay, ngày càng có nhiều quỹ đầu tư đổ tiền vào các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain, cụ thể là năm 2021 được xem là một năm bùng nổ mạnh mẽ của lĩnh vực này khi tổng số tiền mà các dự án huy động được vượt qua con số 15 tỷ đô la chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2021 gấp khoảng 5 lần so với năm 2020. Đây được xem là những tín hiệu tích cực về thị trường, vậy còn trong năm 2022 thì như thế nào?.

Hôm nay, hãy cùng GFS điểm qua một số thương vụ gọi vốn khủng trên thị trường crypto trong những tháng đầu năm 2022 nhé!

Một số thương vụ huy động vốn nổi bật

Electric Capital – 1 tỷ đô la (01/03/2022)

Electric Capital là một quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập vào năm 2018 bởi Spencer và Avichal Garg, có trụ sở tại Palo Alto. Đây là quỹ đầu tư chủ yếu tập trung vào những giai đoạn đầu của các dự án làm về lĩnh vực blockchain, fintech. Electric Capital có Portfolio khá đa dạng điểm hình như NEAR, Aurora, Celo, Dfinity, Octopus Network, DYDX, Mina, Magic Eden,… Nền tảng chủ yếu tập trung đầu tư vào các dự án về cơ sở hạ tầng web3, giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) và các nền tảng được cung cấp bởi NFT và DAO.

Vào ngày 01/03/2022, Electric Capital đã huy động được 1 tỷ đô la và sẽ được chia thành hai quỹ mới bao gồm quỹ mạo hiểm trị giá 400 triệu đô la và quỹ mã thông báo 600 triệu đô la. Số vốn huy động được chủ yếu sẽ được sử dụng để tiếp tục đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiền mã hoá.

Dragonfly Capital – 650 triệu đô la (27/04/2022)

Dragonfly Capital là một quỹ đầu tư tiền mã hoá được thành lập vào năm 2018 và có trụ sở chính đặt tại San Francisco, California. Danh mục đầu tư của Dragonfly Capital bao gồm hàng loạt những dự án có tên tuổi bậc nhất trên  thị trường crypto hiện nay có thể kể đến như NEAR Protocol (NEAR), Avalanche (AVAX), 1inch (1INCH), Opyn, Cosmos (ATOM), Celo (CELO),… Bên cạnh đó còn có Dune Analytics – Công ty phân tích dữ liệu blockchain. Mục tiêu chính của Dragonfly Capital là đầu tư và hỗ trợ những dự án hàng đầu trong nền kinh tế phi tập trung. Dragonfly Capital chủ yếu sẽ tập trung nguồn vốn mới đổ vào những giao thức chủ yếu thuộc Web3, DeFi, DAOMetaverse.

Vào ngày 27/04/2022, Dragonfly Capital đã huy động được 650 triệu đô cho quỹ đầu tư crypto thứ ba của mình đó là Dragonfly Fund III, vòng huy động này có sự góp mặt của của Tiger Global, KKR, Sequoia China và Invesco, Ivy League endowments, , Top Tier Capital Partners và một công ty đầu tư nhà nước thuộc sở hữu nhà nước Đông Nam Á,… Dragonfly Fund III ra đời với mục đích hỗ trợ tài chính cho các dự án ở cấp độ đầu tư đến cấp vốn Series B trong các lĩnh vực tài chính phi tập trung, trò chơi tiền mã hoá, Metaverse và những lĩnh vực khác.

Dragonfly Capital - 650 triệu đô la (27/04/2022)
Dragonfly Capital – 650 triệu đô la (27/04/2022)

Cross River – 620 triệu đô la (30/03/2022)

Cross River là một tổ chức dịch vụ tài chính được thành lập vào năm 2008 có trụ sở tại New Jersey. Cross River là một nền tảng được xây dựng dưới sự kết hợp giữa một ngân hàng với sự đổi mới, cung cấp một nền tảng về công nghệ cho vay và thanh toán cho các công ty về công nghệ trong đó có cả Coinbase. Cross River cung cấp các sản phẩm thanh toán, thẻ, cho vay,…

Các sản phẩm của nền tảng có thể mở rộng cho hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cross River được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư hàng đầu và phục vụ các công ty công nghệ và fintech thiết yếu nhất trên thế giới.

Vào ngày 30/03/2022, Cross River chính thức thông báo thúc vòng tài trợ trị giá 620 triệu đô la. Do Eldridge Andreessen Horowitz (a16z) dẫn đầu, bên cạnh đó còn có sự tham gia của của T. Rowe Price Investment Management, Whale Rock và Hanaco Ventures. C,… Nguồn vốn từ vòng huy động này sẽ được sử dụng để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng của Cross River, bao gồm mở rộng vị trí dẫn đầu của công ty trong các giải pháp thanh toán, đầu tư vào con người và cộng đồng của nền tảng, mở rộng quốc tế và các mối quan hệ đối tác chiến lược.

Cross River - 620 triệu đô la (30/03/2022)
Cross River – 620 triệu đô la (30/03/2022)

Binance Labs – 500 triệu đô la (01/06/2022)

Binance Labs là một quỹ đầu tư thuộc sở hữu của Binance được thành lập vào năm 2017 có trụ sở tại Hồng Kông. Binance Labs ra đời với sứ mệnh  hỗ trợ, đầu tư và trao quyền cho các doanh nhân, công ty khởi nghiệp và cộng đồng blockchain, cung cấp tài chính cho các dự án trong ngành giúp phát triển các hệ sinh thái trên blockchain. Binance Labs cam kết hỗ trợ giai đoạn ươm mầm cho các dự án tiềm năng và có tính ứng dụng thực tế cao trong tương lai. Binance Labs đã đầu tư và ươm tạo hơn 170 dự án từ hơn 25 quốc gia.

Vào ngày 01/06/2022, Binance Labs đã thông báo đóng Quỹ đầu tư 500 triệu đô la, số vốn này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư và tổ chức hàng đầu như DST Global Partners Breyer Capital,… Theo thông tin chính thức từ Quỹ thì số vốn này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các dự án có thể mở rộng các trường hợp sử dụng tiền mã hoá, bên cạnh đó còn thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ Web3 và blockchain. Quỹ mới sẽ đầu tư vào các dự án và được chia thành ba giai đoạn khác nhau: ươm tạo, liên doanh giai đoạn đầu và tăng trưởng giai đoạn cuối.

Binance Labs - 500 triệu đô la (01/06/2022)
Binance Labs – 500 triệu đô la (01/06/2022)

Polygon (MATIC) – 450 triệu đô la (07/02/2022)

Polygon (MATIC) là một nền tảng blockchain Layer 2 được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Binance Coinbase nhằm mục đích giải quyết các vấn đề mà Ethereum gặp phải như tốc độ giao dịch, phí gas,… đồng thời còn có khả năng mở rộng mà không gây ảnh hưởng đến sự phân cấp.

Vào ngày 07/02/2022, Polygon công bố đã nhận thêm 450 triệu đô la trong vòng huy động vốn được dẫn đầu bởi Sequoia Capital India. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số nhà đầu tư khác bao gồm Sequoia Capital India, SoftBank, Galaxy Digital, Tiger Global, Alameda Research, Animoca Brands, Spartan Fund, Dragonfly Capital, Variant Fund,… Nguồn vốn huy động được sẽ được sử dụng để mở rộng các giải pháp trên nền tảng của mình bao gồm Polygon PoS, Polygon Edge Polygon Avail.

Polygon (MATIC) - 450 triệu đô la (07/02/2022)
Polygon (MATIC) – 450 triệu đô la (07/02/2022)

Circle Internet Financial – 400 triệu đô la (12/04/2022)

Circle Internet Financial được thành lập vào năm 2013 bởi các doanh nhân internet Jeremy Allaire và Sean Neville, đây là một công ty tài chính internet toàn cầu được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain chuyên về lĩnh vực công nghệ thanh toán Peer-to-Peer. Circle là nền tảng đã kết hợp với sàn giao dịch Coinbase để tạo ra USD Coin (USDC) stablecoin lớn thứ hai trên thị trường crypto (2018), USDC là một stablecoin được chứng từ bởi đồng Đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Theo thống kê mới nhất tại thời điểm viết bài, tổng số USDC trong lưu thông đang ở mức 53.8 tỷ đô la.

Vào ngày 12/04/2022, Circle đã công bố vòng tài trợ 400 triệu đô la, dẫn đầu là BlackRock –  với tư cách là nhà đầu tư chiến lược. Bên cạnh đó, nền tảng còn thu hút được sự tham gia của Fidelity Management and Research, Marshall Wace LLP và Fin Capital. Theo một số thông tin từ nền tảng vong gọi vốn sẽ dự kiến kết thúc vào quý 2 năm 2022.

FTX – 400 triệu đô la (31/01/2022)

FTX là một sàn giao dịch tiền mã hoá chuyên cung cấp các sản phẩm về phái sinh như Futures Contracts (hợp đồng tương lai), Spot (giao dịch tức thì), Leveraged Tokens, Option (giao dịch quyền chọn) và OTC. Được thành lập vào tháng 5/2019 tại Antigua và Barbuda và có trụ sở chính tại Bahamas, dưới sự điều hành của Sam Bankman-Fried. FTX là một sàn giao dịch được thành lập bởi Alameda Research – được biết đến là một trong những nhà tạo lập thị trường (Market Makers) và cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới.

Vào ngày 31/01/2022, FTX thông báo đã đã huy động được 400 triệu đô la trong vòng gọi vốn Series C, với sự tham gia của Temasek, Paradigm, Lightspeed Venture Partners, SoftBank Vision Fund II,… Vòng huy động này đã giúp nâng mức định giá của FTX lên 32 tỷ đô la khiến cho FTX trở thành một trong những công ty tài sản kỹ thuật số lớn nhất trên thế giới về vốn hoá. Bên cạnh đó, số vốn được huy động sẽ góp phần vào việc hỗ trợ sứ mệnh tiếp theo của nền tảng, cung cấp cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cho thị trường cũng như mở rộng phạm vi trên toàn cầu.

NEAR Protocol – 350 triệu đô la (06/04/2022)

NEAR Protocol là một nền tảng hợp đồng thông minh mã nguồn mở được thành lập vào năm 2018. NEAR Protocol được xây dựng như một nền tảng để lưu trữ các ứng dụng phi tập trung có thông lượng cao, nền tảng chủ yếu hoạt động theo cơ chế Proof of Stake và Sharded (phân đoạn) để giúp mở rộng mạng lưới và cải thiện trải nghiệm người dùng. Kể từ khi ra mắt Mainnet vào tháng 10/2020, NEAR đã có tốc độ xử lý hơn 110 triệu giao dịch, có hơn 5 triệu tài khoản, với hơn 450 dApps xây dựng và phát triển trên NEAR. Sau đó, NEAR nhanh chóng trở thành cộng đồng nhà phát triển lớn thứ 6 trong môi trường blockchain. NEAR được biết đến là nền tảng blockchain đầu tiên trên thế giới sở hữu công nghệ Sharding. Hiện nay, NEAR vẫn đang trên đà phát triển cụ thể là vào năm 2022, NEAR đã trao hơn 45 triệu đô để tài trợ cho hơn 800 dự án, đồng thời giúp các founder của Web2 và Web3 định hình lại thế giới.

Vào ngày 06/04/2022, NEAR Protocol đã huy động thành công 350 triệu đô la trong vòng tài trợ mới nhất của mình, dẫn đầu là Tiger Global. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của một số quỹ lớn như FTX Ventures, Republic Capital, Hashed, Dragonfly Capital, ParaFi Capital, Blockchange Ventures và MetaWeb,… Vòng tài trợ này diễn ra với mục đích thúc đẩy sứ mệnh giúp hàng tỷ người học và sử dụng công nghệ blockchain tăng khả năng phi tập trung và đẩy nhanh sự phân cấp của hệ sinh thái NEAR.

NEAR Protocol – 350 triệu đô la (06/04/2022)
NEAR Protocol – 350 triệu đô la (06/04/2022)

Certik – 88 triệu đô la (28/04/2022)

Certik là một dự án blockchain làm về bảo mật được thành lập vào năm 2018 có trụ sở tại New York, nền tảng sử dụng cơ chế đồng thuận biến thể của PoS là DpoS ( Delegated Proof of Stake) với mục đích nâng cao tiêu chuẩn bảo mật của các dApps và blockchain. Hay nói cách khác Certik là một nền tảng dùng để kiểm tra các hợp đồng thông minh mà không cần sự can thiệp của người dùng, giúp cho qua trình trao đổi dữ liệu được diễn ra một cách an toàn. Certik thường xuyên xuất hiện với vai trò là nền tảng audit cho khá nhiều dự án blockchain.

Vào ngày 28/04/2022, Công ty bảo mật blockchain Certik đã huy động được 88 triệu đô la trong vòng tài trợ Series B3. Được dẫn đầu bởi Insight Partrers, Tiger Global, Advent International, bên cạnh đó còn có sự tham gia của một số quỹ đầu tư khác như Goldman Sachs, Sequoia Capital và Lightspeed Venture Partners.

Certik - 88 triệu đô la (28/04/2022)
Certik – 88 triệu đô la (28/04/2022)

Ondo Finance – 20 triệu đô la (27/04/2022)

Ondo Finance là một công ty khởi nghiệp tiền mã hoá cung cấp các sản phẩm có cấu trúc được xây dựng dựa trên 1 sàn giao dịch phi tập trung. Ondo Finance có định hướng trở thành một ngân hàng đầu tư mở (Investment bank) và phi tập trung có thể được truy cập bởi bất kỳ ai và tồn tại để phục vụ những người dùng tham gia DeFi. Hoạt động kinh doanh chính của Ondo là phục vụ và kết nối các bên liên quan trong DeFi, bao gồm các DAO, nhà đầu tư bán lẻ chính thống và các tổ chức thông qua các dịch vụ on – chain.

Gần đây, nền tảng công bố đã huy động được 20 triệu đô la cho vòng tài trợ Series A vào ngày 27/04/2022 để xây dựng ngân hàng đầu tư phi tập trung. Được dẫn đầu bởi Quỹ Founders của Peter Thiel và Pantera Capital. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số nhà đầu tư khác như Coinbase Ventures, Tiger Global, GoldenTree Asset Management, Wintermute,…

Tổng kết

Vậy là GFS vừa tổng hợp sơ lược cho các bạn một số thương vụ huy động vốn nổi bật trong thị trường crypto vào những tháng đầu năm 2022, nhằm giúp các bạn có thêm được cái nhìn về thị trường tiền mã hoá và sự phát triển mở rộng ngày càng lớn của thị trường.