Tổng quan

Cách mạng công nghệ 4.0 ra đời và len lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống của con người trong đó có ngành tài chính. Tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa lần lượt ra đời đã làm thay đổi cách thức con người sử dụng, quản lý và đầu tư tiền của mình. Các khái niệm tài chính truyền thống (TradFi), tài chính tập chung (CeFi), tài chính phi tập trung (DeFi) vì thế cũng ra đời và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc phân biệt các khái niệm này còn khá bối rối với nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những người mới tham gia vào không gian tiền mã hóa.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu rõ thêm về các khái niệm này cũng như những khác biệt và tiềm năng của chúng.

Tài chính truyền thống (TradFi)

Tài chính truyền thống (TradFi) là gì?

Tài chính truyền thống hay còn gọi là TraFi (viết tắt của Traditional finance) là một khái niệm để chỉ các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của các tổ chức, định chế tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty kinh doanh sản phẩm phái sinh… được quản lý tập trung, tuân thủ theo các quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ và xoay quanh tiền pháp định.

Hầu hết các dịch vụ tài chính mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày là tài chính truyền thống. Ví dụ như chúng ta gửi tiền vào ngân hàng Vietcombankk, đi vay từ ngân hàng BIDV, mua chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán như BSC, VCBS, mua bảo hiểm từ công ty Bảo Việt… Tất cả đây là các hoạt động trên thị trường tài chính truyền thống và các ngân hàng, các công ty này hoạt động theo cơ chế tập trung. Tức là hoạt động của họ được tập quản lý bởi một số nhà lãnh, các cán bộ quản lý được công ty bổ nhiệm. Chúng ta muốn sử dụng dịch vụ thì cần được thẩm định, xét duyệt, cấp quyền.
Tài chính truyền thống hoạt động dựa trên sự tin tưởng, ủy quyền và lưu ký. Chúng ta gửi tiền vào ngân hàng là do chúng ta tin tưởng ngân hàng được quản lý tốt bởi những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, được các tổ chức có thẩm quyền của nhà nước kiểm tra giám sát nên có thể khiến tiền của chúng ta sinh lời và có thể rút ra bất cứ lúc nào. Chúng ta không cho người lạ vay tiền trực tiếp vì chúng ta thiếu niềm tin với họ, chúng ta không biết họ có thể trả tiền cho mình đúng hạn không, lúc cần ta không biết kiếm họ ở đâu để đòi lại tiền, hoặc giả nếu ta cần tiền đột suất họ có thể không có khả năng hoàn trả… Khi chúng ta gửi tiền vào ngân hàng tức là chúng ta đã lưu ký tiền tại kho của ngân hàng, ủy quyền cho ngân hàng được sử dụng tiền của mình để cho vay và trả lãi cho chúng ta từ phần lãi cho vay mà họ kiếm được.

Các hạn chế của tài chính truyền thống (TradFi)

Tài chính chuyền thống trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó đã giúp khai thông dòng vốn, đem lại sự hưng thịnh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:

Sự thiếu minh bạch

Hầu như chúng ta được biết rất ít thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính nếu có được cung cấp cũng rất hạn chế về thông tin. Đa phần những gì chúng ta đọc được là những gì họ muốn chúng ta đọc, còn những thông tin thực sự phía sau những con số vẫn được buông một tấm màn bí mật. Chính vì vậy mà đã có những ngân hàng lớn, những công ty lớn phá sản trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người.

Sự lạm quyền

Chắc các bạn cũng không còn lạ gì với việc đôi khi chúng ta phải nhờ cậy các mối quan hệ hoặc dịch vụ để có thể được vay vốn, được tham gia một cuộc đấu thầu hay sử dụng thông tin nội bộ để kiếm tiền…

Khó tiếp cận đối với những người yếu thế

Nếu như đối với chúng ta, việc có một tài khoản ở ngân hàng là điều bình thường hiển nhiên nhưng nó lại là điều không thể đối với rất nhiều người sinh ra ở những nước nghèo đói lạc hậu hay những người do hoàn cảnh buộc phải vượt biên, tỵ nạn. Họ dường như không tồn tại đối với thế giới, không giấy tờ tùy thân, không quyền công dân, thậm trí cả không có giấy khai sinh… Và vì vậy, họ không thể vượt qua vòng KYC (xác thực khách hàng) của ngân hàng và việc mở một tài khoản để giao dịch đối với họ là điều không tưởng. Không thể vay vốn, không thể giao dịch… cái nghèo, cái đói cứ bám đuổi họ một cách dai dẳng. Thế giới cần một hệ thống tài chính cởi mở hơn để những người yếu thế này cũng được tiếp cận với vốn vay hay gửi tiền nhàn rỗi và tham gia các hoạt động tài chính khác.

Lạm phát

Hệ thống tài chính truyền thống giao dịch bằng tiền pháp định nên chịu ảnh hưởng của lạm phát. Kể từ năm 1971, khi Tổng thống Mỹ Nixon bãi bỏ chế độ bản vị vàng thì lượng cung tiền đã không còn gắn với vàng (tiền thật) mà trở thành phương tiện thanh toán, được chính phủ, ngân hàng Trung ương hay Cục dự trữ liên bang in ra tương đối thoải mái để đáp ứng nhu cầu chi công và là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Chỉ trong hai năm trở lại đây khi Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, chúng ta đã chứng kiến các nước tung ra các gói cứu trợ hàng ngàn tỷ đô la Mỹ gây ra lạm phát khắp nơi. Nếu chưa nhìn thấy rõ tác động của lạm phát, các bạn hãy thử nhìn vào giá nhà đất. Giá đất tăng chóng mặt vì quỹ đất không tăng lên nhiều nhưng tiền lại quá nhiều. Lạm phát làm sức mua của đồng tiền ngày càng yếu đi.

Phí giao dịch cao

Do phải nuôi cả bộ máy trung gian là các ngân hàng, công ty tài chính… nên chi phí giao dịch của tài chính truyền thống là khá cao. Chi phí giao dịch không chi đủ để duy trì hoạt động của cả hệ thống mà còn phải có lãi.

Thời gian giao dịch lâu

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ nên ngày nay thời gian giao dịch đã được rút ngắn khá nhiều so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn khá lâu. Nếu bạn chuyển tiền ra nước ngoài có thể phải mất 1 tuần đến 10 ngày để hoàn thành các thủ tục. Bạn không chi gửi lệnh thanh toán ra ngân hàng mà còn phải gửi cá chứng từ giao dịch của các bên để chứng minh giao dịch là hợp lý, hợp pháp và còn phải trải qua cả một chu trình kiêm soát nhiều cấp của ngân hàng.

Tài chính tập trung CeFi

Tài chính tập trung CeFi là gì?

Bitcoin đã giới thiệu cho thế giới một bộ ứng dụng tài chính dựa trên blockchain hoàn toàn mới. CeFi (Tài chính tập trung) đã xuất hiện kể từ thời điểm Bitcoin lần đầu tiên xuất hiện. Tài chính tập trung (CeFi) ra đời như một cầu nối giữa tài chính truyền thống dựa trên tiền pháp định và thị trường tài chính dựa trên tiền mã hóa. Nó bắt đầu với sự ra đời của các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung như Binance, Coinbase… sau đó mở rộng ra các hoạt động tài chính khác như gửi và cho vay tiền mã hóa, các sản phẩm tài chính phái sinh như future, các hoạt động huy độn vốn như launchpad, các sản phẩm đầu tư như duo investment… CeFi chính là cánh cửa để mọi người bước vào thị trường tiền mã hóa bằng cách mua bán tiền mã hóa bằng tiền pháp định.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ CeFi có xu hướng tuân thủ các quy định do chính quyền địa phương nơi họ hoạt động. Các quy định này khiến các tổ chức tài chính tập trung như sàn giao dịch và sàn giao dịch bắt buộc phải thực hiện các thông lệ Biết khách hàng (KYC) và Chống rửa tiền (AML).

Ưu – nhược điểm của CeFi

Ưu điểm:

• Cổng kết nối với tiền pháp định.
• Đơn giản để sử dụng.
• Không có nguy cơ mất khóa riêng.
• Quy định cao.
• Tuyệt vời để giới thiệu người dùng mới.
• Đã được kiểm tra và chạy thử.
• Tiếp xúc với nhiều loại tài sản tiền điện tử.
• Phí giao dịch thấp hơn cho các giao dịch nhỏ hơn.
• Các CEX có uy tín thường thực hiện thẩm định kỹ lưỡng trước khi niêm yết đồng tiền, điều này khiến các nhà đầu tư yên tâm.
• Sự chấp nhận từ cộng đồng tài chính rộng lớn hơn.

Nhược điểm:

• Điểm lỗi duy nhất. Nếu một Giám đốc điều hành hoặc người giữ chìa khóa mất tích, tiền có thể bị khóa và việc rút tiền bị đình chỉ mà không cần thông báo.
• Người dùng không sở hữu tài sản tiền mã hóa của họ (không phải khóa của bạn, không phải tiền của bạn!).
• Một số CEX tạo ra sự chênh lệch giá trong các giao dịch, nghĩa là bạn phải trả nhiều hơn một chút so với giá thị trường.
• Nhiều CEX đang ngày càng được giám sát chặt chẽ theo quy định.

Tài chính phi tập trung (DeFi)

DeFi là gì?

DeFi, viết tắt của tài chính phi tập trung (decentralized finance), là bước tiến mới nhất trong cuộc cách mạng công nghệ tài chính. DeFi được cung cấp bởi công nghệ blockchain và về cơ bản chạy trên một mạng lưới toàn cầu gồm các nút. Các nút này có thể xác minh toán học các giao dịch và ghi lại chúng trên blockchain.
Kể từ năm 2015, với sự ra đời của Ethereum, các nhà phát triển đã có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh trên các blockchain.
Vì các ứng dụng phi tập trung (dApps) được xây dựng trên nền tảng của các blockchain, không có điểm lỗi duy nhất cũng như không có sự kiểm soát của bên thứ ba hoặc bên trung gian. Hơn nữa, điều đó có nghĩa là người dùng các nền tảng phi tập trung sẽ cần lưu ký và truy cập vào tiền của họ. Nhiều ứng dụng DeFi hiện có ví riêng của họ được xây dựng trong một ứng dụng phi tập trung (dApp). Thông thường, việc nắm giữ mã thông báo gốc của nền tảng trong ví dApp cho phép người dùng nhận được phần thưởng hoặc đặc quyền.
DeFi đề cập đến mọi khía cạnh phi tập trung của tài chính. Từ chính mã thông báo DeFi đến vay và cho vay, đến đặt cược, cho vay nhanh và tiền ổn định. Ngay cả trong thế giới hiện đại ngày nay, cứ 3 người thì có khoảng 1 người không sử dụng ngân hàng. Hơn nữa, khoảng 2/3 nhóm này có quyền truy cập vào điện thoại thông minh và Internet. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên hàng triệu triệu người sẽ có quyền truy cập vào các công cụ và công cụ tài chính từ các thiết bị cầm tay của họ. DeFi có thể giúp đỡ các nền kinh tế đang gặp khó khăn và bảo vệ mọi người khỏi các đồng tiền lạm phát tại địa phương của họ.

Các thành phần của của DeFi

• Stablecoin
• Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
• Vay/cho vay phi tập trung
• Khai thác thanh khoản
• Oracle phi tập trung
• Sản phẩm phái sinh phi tập trung
• Bảo hiểm phi tập trung

Ưu và nhược điểm của DeFi

Ưu điểm:

• Chống kiểm duyệt và không cần sự cho phép thúc đẩy bao gồm tài chính.
• Hoạt động nhanh hơn, không biên giới 24/7/365.
• Giao dịch rẻ hơn TradFi.
• Stablecoin hoạt động như một hàng rào chống lại sự sụt giá của đồng nội tệ.
• Năng suất cao.
• Ngành trẻ – nhiều cơ hội.
• Ít giám sát quy định hơn so với CeFi hoặc tài chính truyền thống (TradFi).

Nhược điểm:

• Có thể phức tạp.
• Trách nhiệm của khóa cá nhân riêng.
• Rủi ro cao do vì có nhiều dự án lừa đảo.
• Không có dịch vụ khách hàng.
• Thiếu quy định có thể gây cản trở và cản trở việc áp dụng.
• Phí gas Ethereum tương đối cao.

So sánh CeFi và DeFi

So sánh DeFi và CeFi
So sánh DeFi và CeFi

Tương lai của TradFi, CeFi và DeFi

Những hạn chế của tài chính truyền thống đã khiến cho con người mơ ước về một hệ thống giao dịch tài chính công bằng hơn trên toàn cầu, một hệ thống hoạt động Không cần ngân hàng và các thể chế tài chính trung gian khác. Một hệ thống mà ở đó con người có thể giao dịch với nhau mà Không cần đặt niềm tin vào nhau. Và Bitcoin bắt đầu được Satoshi thiết kế từ 2007 khi ông tin rằng có thể thiết kế được một hệ thống giao dịch mà các thành viên không cần tin tưởng nhau. Giao dịch Bitcoin đầu tiên được thực hiện khi Satoshi Nakamoto gửi 10 bitcoin cho nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12 tháng 1 năm 2009, ngay khi phần mềm Bitcoin được phát hành lần đầu. Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Bitcoin đã giúp giải quyết được vấn đề muôn thuở về niềm tin và tạo điều kiện cho công đồng có thể theo dõi giao dịch mà không cần dựa vào một bên trung gian.

Bitcoin đã mở đường cho sự phát triển của các thế hệ Altcoin tiếp theo và đặc biệt khi Ethereum cho ra đời smart contract (hợp đồng thông minh) với những tính năng ứng dụng tuyệt vời thì công nghệ blockchain và tiền mã hóa đã chuyển sang một kỷ nguyên mới.

Sự dịch chuyển từ TradFi sang CeFi

Việc sử dụng tiền mã hóa như một phương tiện thanh toán, lưu trữ giá trị và đầu tư đã ngày càng trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới. Mặc dù pháp luật hầu hết các nước đều chưa công nhận tiền mã hóa là một loại tiền tệ hợp pháp nhưng nó được xem là một tiến bộ công nghệ và cần được xem xét để phát triển. Các nhà lập pháp đã trở nên cởi mở hơn với tiền mã hóa. Trong hai năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự tham gia ngày càng lớn của các quỹ đầu tư tiền mã hóa cũng như các ngân hàng thậm chí cả các chính phủ cũng đang tìm đường bước vào thế giới Crypto để dành lợi thế cạnh tranh. Đây là một sự dịch chuyển mạnh mẽ từ TradFi sang CeFi.

Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn

Tuy chưa có một hệ thống pháp lý rõ rang nhưng tiền mã hóa đã được xem như một loại tài sản đầu tư ở rất nhiều nước. Đã có rất nhiều quỹ tiên phong trong lĩnh vực đầu tư tiền mã hóa và sự biến động giá của nó đã đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các quỹ và nhà đầu tư. Vì vậy, không có gì lạ khi ngày càng có nhiều quỹ đổ các khoản tiền lớn vào tiền mã hóa. Điển hình như Grayscale một công ty con của công ty đầu tư Digital Currency Group đã đầu tư hàng chục tỷ đô là vào crypto. Theo số liệu của Grayscale tại thời điểm 1/9/2021 thì tổng tài sản đầu tư vào tiền mã hóa của quỹ này đã lên tới 44.1 tỷ đô la Mỹ, quá nửa trong số này là đầu tư vào Bitcoin.

Digital Finance Group (DFG) là một công ty đầu tư tiền điện tử và blockchain toàn cầu. Digital Finance Group được thành lập vào năm 2015 và có tài sản được quản lý hơn 1 tỷ USD. Hay AU21 Capital được thành lập năm 2017 với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp blockchain triển vọng nhất cũng đầu tư tới 875 triệu đô la Mỹ vào tiền mã hóa và các dự án blockchain…

Sự tham gia của các ngân hàng lớn

Theo số liệu của Blockdata.tech, hầu hết các ngân hàng lớn đang đầu tư vào các công ty liên quan đến tiền điện tử và blockchain vào năm 2021.

Trong số 100 ngân hàng hàng đầu theo tài sản được quản lý, 55 ngân hàng đã đầu tư vào tiền điện tử và / hoặc các công ty liên quan đến blockchain. Trực tiếp hoặc thông qua các công ty con.

Các nhà đầu tư tích cực nhất dựa trên số lượng đầu tư vào các công ty blockchain là Barclays (19), Citigroup (9), Goldman Sachs (8), J.P. Morgan Chase (7) và BNP Paribas (6).

Dịch vụ các ngân hàng đang đầu tư nhiều nhất: Lưu ký tiền điện tử

Mặc dù lên tiếng rất nhiều về việc Bitcoin được cho là tồi tệ như thế nào, nhưng nhiều ngân hàng không thể bỏ qua các nguồn doanh thu tiềm năng và tầm quan trọng của việc có một vị trí chiến lược mạnh mẽ trong nền kinh tế tiền mã hóa.

Cũng theo số liệu của Blockdat.tech, 23 trong số 100 ngân hàng hàng đầu theo giá trị tài sản được quản lý đang xây dựng các giải pháp lưu ký hoặc đầu tư vào các công ty cung cấp chúng.

Dịch vụ thanh toán

Tháng 7 vừa qua, Visa đã thông báo rằng họ đang hợp tác với hơn 50 công ty tiền điện tử bao gồm FTX và Coinbase để cho phép khách hàng chi tiêu và chuyển đổi các loại tiền kỹ thuật số thông qua chương trình thẻ của mình.

Sự hợp tác sẽ giúp khách hàng dễ dàng chuyển đổi và chi tiêu tiền kỹ thuật số tại 70 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới, ngay cả những người không chấp nhận tài sản kỹ thuật số. Visa đã phát hành kế hoạch cho Kênh thanh toán toàn cầu, theo đó, “hoạt động như một trung tâm, kết nối nhiều mạng blockchain với nhau và cho phép chuyển tiền kỹ thuật số một cách an toàn.”

Với sự tham gia của các định chế tài chính, CeFi càng trở nên phát triển hơn và đi vào các ngóc ngách cuộc sống của người dân.

 Sự tham gia của các chính phủ

Mặc dù hầu hết chính phủ các nước vẫn đang rất thận trọng với tiền mã hóa, tuy nhiên cũng có những chính phủ tiên phong, đi trước đón đầu những lợi thế mà tiền mã hóa đem lại để chiếm lợi thế cạnh tranh. Đối với các nước này thì việc sớm tham gia vào thị trường tiền mã hóa và ứng dụng công nghệ blockchain là cơ hội để họ thay đổi vị thế của mình trên trường quốc tế. Điển hình nhất là El Salvador, quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp bất chấp sự can ngăn của các tổ chức quốc tế và các nước lớn. El Salvador còn mở cửa cho các nhà đầu tư tới nước mình để khai thác Bitcoin. Hay Thái Lan cũng đang dự thảo việc cho phép sử dụng tiền mã hóa để khuyến khích khách quốc tế tới du lịch tại nước này…

Sự tham gia của các công ty truyền thống

Với sự ra đời của các giải pháp blockchain doanh  nghiệp và NFT, Metaverse, các công ty truyền thống cũng đang từng bước tham gia vào công nghệ blockchain và tiền mã hóa. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu một cách tự do, Không cần xin phép.

Cũng đã có khá nhiều doanh nghệp chọn đầu tư, thanh toán và chi trả thu nhập cho nhân viên bằng tiền mã hóa như Tesla, Twitter…

Sự hoàn thiện dẫn về hệ thống luật pháp

Với hệ thống pháp luật hầu như còn chưa có gì thì việc đầu tư vào tiền mã hóa vẫn còn khá rủi ro với nhiều công ty nên số lượng các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường còn hạn chế. Khi pháp luật các nước chính thức đưa ra các chính sách quản lý tiền mã hóa thì việc đầu tư và sử dụng tiền mã hóa sẽ tăng trưởng một cách rất nhanh chóng.

Sự tăng trưởng của thị trường tiền mã hóa

Sự dịch chuyển dòng vốn từ thị trường truyền thống sang thị trường tiền mã hóa thể hiện rất rõ ở tổng vốn hóa thị trường. Chỉ từ đầu năm 2020 vốn hóa thị trường tiền mã hóa mới chỉ đạt sấp xỉ 187 tỷ đô la Mỹ thì đến tháng 11/2021 thị trường đã đạt ATH với 3005 tỷ đô la Mỹ, tăng 16 lần chỉ trong 2 năm.

Total Marketcap
Tổng vốn hóa của thị trường tiền mã hóa (nguồn Tradingview)

Sự phát triển của CeFi trong thời gian tới là kết quả tất yếu của việc ứng dụng các thành tựu của Blockchain trong đời sống, sự hợp pháp hóa từng bước của hệ thống pháp luật đối với thị trường tiền mã hóa và sự tham gia ngày càng mạnh mẽ vào thị trường tiền mã hóa của các định chế tài chính truyền thống.

Sự phát triển các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng của các sàn CEX cũng đem lại cơ hội kiếm tiền ngày càng nhiều cho các cá nhân và tổ chức cũng là một động lực mạnh mẽ để hút dòng  tiền mới vào thị trường.

Sự dịch chuyển từ CeFi sang DeFi

DeFi với những ưu điểm vượt trội về sự tư do, minh bạch, không giới hạn về không gian, thời gian đang được nhiều người nhận định sẽ thay thế cho CeFi trong tương lai. Tuy nhiên, điều này còn được xem là quá sớm để kết luận bởi lẽ mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Trong tương lai, DeFi sẽ phát triển mạnh mẽ và bổ trợ cho CeFi bởi những yếu tố như:

Sự nâng cấp về công nghệ

Các giải pháp công nghệ giúp tăng cường bảo mật, nâng cao khả năng tương tác, khả năng mở rộng của Blockchain ngày càng được cải thiện. Cùng với đó là sự kết hợp với AI, Oracle… khiến cho tính ứng dụng của Blockchain ngày càng được mở rộng. DeFi 2.0 ra đời với những cải thiện mạnh mẽ về tính thanh khoản càng làm cho tài chính phi tập trung ngày càng phát triển hơn.

Sự hoàn thiện về hệ thống pháp luật

Hiện nay các tổ chức lớn mới chỉ tham gia chủ yếu vào CeFi mà chưa quan tâm nhiều tới sử dụng DeFi chủ yếu là do hệ thống pháp luật chưa hỗ trợ. Trong tương lai không xa, khi hệ thống pháp luật về tiền mã hóa đã hình thành, xu hướng doanh nghiệp tham gia vào DeFi sẽ được thúc đẩy. Họ có thể tham gia cung cấp thanh khoản, huy động vốn ngắn hạn, vay và cho vay… hoặc tham gia các hoạt động đầu tư với DeFi.

Số liệu cho thấy sự gia tăng của DeFi

Các dự án DeFi đã tăng chóng mặt chỉ trong 2 năm trở lại đây. Tổng vốn hóa thị trường của DeFi đầu năm 2020 dường như vẫn là con số 0 nhưng đến nay chúng đã đạt 180 tỷ đô la Mỹ, một sự gia tăng nhanh đến kinh ngạc.

Total Defi
Tổng vốn hóa thị trường của DeFI (nguồn Tradingview)

Giá trị tài sản khóa trên chuỗi cũng bắt đầu tăng từ giữa năm 2020 với con số gần như bằng 0 đến nay đã đạt xấp xỉ 255 tỷ đô la Mỹ.

TVL
Tổng giá trị tài sản khóa trên chuỗi (nguồn Defilama)

Tài sản khóa theo loại chủ yếu là cho vay, sàn giao dịch phi tập trung DEX, AMM, quản lý tài sản và các tài sản khác

Value lock by catagory
Giá trị tài sản khóa trên chuỗi theo loại (nguồn Theblock)

Tỉ lệ giao dich giao ngày trên sàn DEX so với sàn CEX đã tăng từ 0% lên khoảng 12% cho thấy người dùng đã dần quen và tin dùng sàn DEX.

Dex to Cex spot trade volume
Tỷ lệ giao dich giao ngay của DEX so với CEX (nguồn TheBlock)

Kết luận

Tiền mã hóa đã dần khẳng định được vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội. Các tổ chức tài chính truyền thống đã dẫn dịch chuyển các khoản đầu tư của mình sang CeFi như một bước chuyển mình để đón đầu làn sóng mới. DeFi dù mới phát triển được 2 năm nhưng cũng đã phần nào cạnh tranh được với CeFi. Các tiến bộ khoa hoc công nghệ liên tục ra đời, các dự án DeFi 2.0 đag từng bước hoàn thiện và hệ thống pháp lý đang dần hình thành sẽ mở ra con đường phát triển mạnh mẽ cho DeFi trong tương lai. Có lẽ DeFi khó có thể hoàn toàn thay thế được cho CeFi nhưng trong tương lai, hai mảnh ghép này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Có một điều chắc chắn đó là DeFi sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện nay.  Để biết thêm nhiều điều mới mẻ về Blockchain, CeFi và DeFi và những tiến bộ công nghệ đồng thời được trao đổi nhiều hơn với những người có cùng mối quan tâm thì mời bạn hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé!

Các kênh truyền thông chính thức của GFS Blockchain:

Và đừng quên theo dõi các bài viết trên website của GFS Blockchain hàng ngày.

0 0 đánh giá
Article Rating