Tổng quan
Internet đã thay đổi rất nhiều từ khi ra đời vào năm 1990 bởi nhà khoa học Tim Berners-Lee và đã trở thành một phần quan trọng trong cho sự phát triển của con người.
Web 3.0 là thế hệ công nghệ Internet tiếp theo chủ yếu dựa vào việc sử dụng máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nó nhằm mục đích tạo ra các trang web và ứng dụng web mở, được kết nối và thông minh hơn.
Thông qua việc sử dụng AI và các kỹ thuật học máy tiên tiến, Web 3.0 nhằm mục đích cung cấp nhiều thông tin được cá nhân hóa, có liên quan với nhau cùng tốc độ nhanh hơn. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng các thuật toán tìm kiếm thông minh hơn và sự phát triển trong phân tích Dữ liệu lớn (Big Data).
Các trang web hiện tại thường có thông tin tĩnh và nội dung hướng đến người dùng, chẳng hạn như diễn đàn và các mạng xã hội. Mặc dù điều này cho phép thông tin được xuất bản cho nhiều nhóm người, nhưng nó có thể không phục vụ cho nhu cầu của một số người dùng cụ thể.
Nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web, đã giải thích ý tưởng về Semantic Web này vào năm 1999:
“Tôi có ước mơ về Web [có thể coi lời dịch ở đây là máy tính] trở nên có khả năng phân tích tất cả dữ liệu trên Web – nội dung, các liên kết và giao tương tác giữa con người và máy tính. Một “Semantic Web”, giúp điều này có thể thực hiện được vẫn chưa xuất hiện, nhưng khi nó xuất hiện, các cơ chế hàng ngày của thương mại, các quy trình và cả cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ được xử lý tự động bởi máy móc.”
Tại Web 3.0, một lượng lớn thông tin sẽ có sẵn cho các trang web và ứng dụng, đồng thời chúng sẽ có thể hiểu và sử dụng dữ liệu đó theo cách có ý nghĩa đối với từng người dùng.
Lược sử về sự phát triển của Internet
Web và ứng dụng web đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Chúng đã phát triển từ các trang web tĩnh thành các trang theo hướng dữ liệu mà người dùng có thể tùy biến và tương tác.
Web 1.0
Web 1.0 là Internet đầu tiên. Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1999 bởi tác giả và nhà thiết kế web Darci DiNucci, khi phân biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0. Cùng trở lại đầu những năm 1990, các trang web được xây dựng bằng cách sử dụng các trang HTML tĩnh chỉ có khả năng hiển thị thông tin – không có cách nào để người dùng thay đổi dữ liệu.
Web 2.0
Tất cả đã thay đổi vào cuối những năm 1990 khi sự chuyển hướng sang một Internet tương tác hơn bắt đầu hình thành. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web một cách “động” hơn, những công nghệ này dựa trên sử dụng database, biểu mẫu, video trực tuyến, các yêu cầu được xử lý dữ liệu từ phía máy chủ.
Điều này dẫn đến sự thay đổi từ một trang web tĩnh sang một trang web động. Web 2.0 tập trung nhiều hơn vào nội dung do người dùng tạo và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng khác nhau.
Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã chuyển sang Web 2.0.
Sự phát triển của Web 3.0
Sau bước tiến của Web 2.0 sẽ là bước tiến tới Web 3.0, mặc dù chưa có định nghĩa đầy đủ, nhưng Web 3.0 hướng tới sử dụng công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm mã nguồn mở, công nghệ thực tế ảo, Internet of Things (IoT), v.v.
Hiện tại, nhiều ứng dụng bị giới hạn chỉ chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 có thể cho phép các ứng dụng trở nên không phụ thuộc vào một hệ điều hành cụ thể nào, có nghĩa là chúng có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không mất công phải tùy biến cho riêng hệ điều hành đó.
Web 3.0 được tạo ra nhằm mục đích làm cho Internet trở nên mở và phi tập trung. Hiện nay đối, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và di động và để cho thông tin của mình tại hệ thống của họ. Với sự ra đời của công nghệ blockchain, điều đó có thể sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ đối với dữ liệu quý báu của mình, vì trong kỷ nguyên 4.0 này, thông tin chính là tiền!
Tại sao Web 3.0 được coi là kỷ nguyên mới của thế hệ Internet tiếp theo?
Phi tập trung, Không bị nắm quyền bởi một tổ chức duy nhất
Dữ liệu người dùng được lưu trữ phi tập trung nên dữ liệu sẽ không còn được bị kiểm soát nữa. Điều này làm giảm nguy cơ kiểm duyệt của các chính phủ hoặc tập đoàn, tránh lạm quyền. Hãy tưởng tượng tài khoản Facebook của bạn bị xóa, thì toàn bộ dữ liệu cá nhân của bạn sẽ mất hết. Điều này không xảy ra với web 3.0 vì dữ liệu cá nhân là tài sản của bạn và được lưu trữ trên hệ thống blockchain.
Tăng khả năng kết nối thông tin
Khi nhiều sản phẩm được kết nối với Internet hơn, các tập dữ liệu lớn hơn cung cấp các thuật toán với nhiều thông tin hơn để phân tích. Điều này có thể giúp website cung cấp thông tin chính xác hơn đáp ứng các nhu cầu cụ thể của người dùng cá nhân.
Duyệt, tìm kiếm hiệu quả hơn
Khi sử dụng các công cụ tìm kiếm, việc tìm kiếm kết quả tốt nhất từng là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc tìm kiếm đã trở nên tốt hơn trong tìm kết quả có liên quan đến ngữ nghĩa dựa trên bối cảnh tìm kiếm, như Google. Điều này dẫn đến trải nghiệm duyệt web thuận tiện hơn có thể giúp mọi người tìm thấy thông tin chính xác họ cần một cách tương đối dễ dàng.
Web 2.0 cũng giới thiệu hệ thống gắn thẻ xã hội, nhưng chúng có thể bị thao túng vì tính tập trung, bị quản lý bởi tổ chức. Với các thuật toán thông minh hơn, kết quả được thao tác có thể được lọc bằng AI.
Cải thiện quảng cáo và tiếp thị
Không ai thích bị tấn công bởi các quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, nếu quảng cáo có liên quan đến sở thích và nhu cầu của một người, chúng có thể hữu ích thay vì gây khó chịu. Web 3.0 nhằm mục đích cải thiện quảng cáo bằng cách tận dụng các hệ thống AI thông minh hơn và bằng cách nhắm mục tiêu các đối tượng cụ thể dựa trên dữ liệu người dùng.
Hỗ trợ khách hàng tốt hơn
Khi nói đến trang web và ứng dụng web, dịch vụ khách hàng là chìa khóa để có trải nghiệm người dùng mượt mà. Tuy nhiên, do chi phí lớn, nhiều dịch vụ web trở nên thành công không thể mở rộng quy mô hoạt động dịch vụ khách hàng của họ cho phù hợp. Thông qua việc sử dụng các chatbot thông minh hơn có thể nói chuyện với nhiều khách hàng đồng thời, người dùng có thể tận hưởng trải nghiệm vượt trội khi giao dịch với các đại lý hỗ trợ.
Chia sẻ lợi nhuận với người sử dụng
Web 3.0 phi tập trung tạo nên một nền kinh tế chia sẻ, vì dữ liệu cá nhân là của bạn, nên bất kỳ hệ thống web 3.0 nào muốn truy cập, sử dụng sẽ cần hỏi quyền cấp phép của bạn và cần chia sẻ lợi nhuận với bạn. Tương tự như cách Defi hoạt động hiện nay, khi bạn là nhà cung cấp thanh khoản cho một cặp giao dịch, bạn sẽ được sàn DEX chia chiết khấu lợi nhuận.
*** Tìm hiểu về tài chính phi tập trung – DeFi -> tại đây
Tổng kết
Sự phát triển của Internet là một hành trình dài và chắc chắn sẽ tiếp tục hướng tới những phát triển vĩ đại hơn. Với sự bùng nổ của dữ Big data, các trang web và ứng dụng có khả năng chuyển đổi sang một web cung cấp trải nghiệm tốt hơn đáng kể cho số lượng ngày càng tăng của người dùng trên khắp thế giới.
Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể cho Web 3.0, nhưng nó đã được khởi động bởi những đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ khác, và blockchain sẽ là nền tảng cho Web 3.0 – cung cấp một nền tảng chung cho phép dữ liệu được chia sẻ và sử dụng lại trên các ranh giới ứng dụng, doanh nghiệp và cộng đồng.
Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo tại chuyên mục Blockchain của đội ngũ GFS. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS Blockchain để thảo luận với các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây