Tổng quan

Trong việc phân tích cơ bản một dự án mới, chúng ta có nhiều tiêu chí để đánh giá, trong đó Tokenomics là một trong những tiêu chí quan trong hàng đầu để góp phần đưa dự án thành công và phát triển. Có rất nhiều dự án ý tưởng rất tốt và đội ngũ cũng không hề tệ, thế nhưng việc thiết kế Tokenomics sai hoặc chưa hợp lý đã dẫn đền nhiều bất cập khiến cho giá trị của token không có sự tăng trưởng theo thời gian.

Thông qua bài viết này, mình muốn phân tích cho anh em một góc nhìn của mình về cách phân bổ và lịch vesting token của các dự án thông qua cách đánh giá Tokenomics của họ. Dựa vào đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan trước khi có quyết định đầu tư nhé. Ở bài viết này, mình sẽ tập trung phân tích về Token AllocationRelease time schedule các vòng mở bán sớm của các dự án theo dạng Pre-Minted (tức là thông qua các vòng gọi vốn Seed, Private, IDO…v.v) thay vì như BTC thuộc dạng Fair-Launch nhé.

*** Bài viết này thuộc chuỗi Series phân tích Tokenomics từ cơ bản tới nâng cao của GFS Blockchain nằm giúp người đọc hiểu rõ bản chất của Tokenomics. Xem thêm các bài viết khác tại đây để có cái nhìn tổng quan về Tokenomics.

Tổng cung của token

Total Supply hay tổng cung của mỗi dự án sẽ khác nhau, không cái nào giống cái nào, nhiều hay ít phụ thuộc vào mô hình hoạt động và mảng hoạt động của dự án đó. Cụ thể con số chính xác là bao nhiêu sẽ thuộc về quyền quyết định từ team dev của dự án lên kế hoạch và thiết kế tổng cung cho phù hợp với các mục đích sau này của mình. Điều này phải lên kế hoạch và tính toán thật kĩ trước khi phát hành, một số dự án thiết kế tổng cung không hợp lý đã phải bỏ và xây dựng lại tokenomics mới.
Ví dụ: Anh em để ý những dự án về P2E sẽ có lượng tổng cung khá lớn, nhiều dự án lên tới con số vài tỷ hoặc vài chục tỷ token. Rất ít hoặc gần như không có dự án GameFi nào mà lại thiết kế Tokenomics có tổng cung chỉ vài triệu token cả. Họ sẽ thiết kế từ vài trăm triệu cho tới hàng tỷ token nhằm phục vụ và vận hành nền kinh tế trong game được mượt mà hơn. Các dự án Meme, Shitcoin thì còn khủng khiếp hơn gấp nhiều lần, một số dự án về lĩnh vực bảo hiểm, audit thì lại có lượng token thấp hơn…v.v. 

Lượng phân bổ của token phải hợp lý

Okay, phần này mình thấy rất quan trọng, nếu Token Allocation ko hợp lý dễ có hiện tượng xả và mất cân bằng cho việc vận hành của dự án. Chúng ta hãy tập trung phân tích vào đối lượng nào tuy chỉ là một nhóm người nhưng lại có thể sở hữu một lượng lớn token với giá rẻ. Đó chính là đội ngũ dự án, các Advisor, backers,… còn những % phân bổ cho hệ sinh thái của dự án hay chiến dịch Airdrop cho cộng đồng thông thường sẽ được chia cho rất nhiều người và mỗi người được nhận một phần khá nhỏ. Hãy cùng đi vào phân tích chi tiết nhé.
  • Team Dev: Số lượng token nắm giữ cho đội ngũ phát triển dự án thông thường từ 15-20% lượng token sẽ là hợp lý. Team nắm giữ nhiều quá sẽ không tốt (áp lực xả lên cộng đồng lớn), nếu anh em thấy một dự án nào đó có Team nắm 30-50% lượng token thì nên đặt một dấu chấm hỏi lớn và đặt một cảnh báo “WARNING” ngay khi phân tích cơ bản nhé. Nếu team nắm giữ ít token quá cũng không hay do mất động lực phát triển. Bởi suy cho cùng, mục đích tạo ra dự án ngoài vấn đề ứng dụng thực tiễn còn phải đem lại lợi nhuận cho đội ngũ phát triển. Nếu dự án tạo ra mà không có lợi gì cho team, họ sẽ mất động lực để cố gắng. Tóm lại, nên phân bổ phần này ở một mức trung bình là ổn đi kèm với thời gian vesting lâu dài để có sự cam kết gắn bó cùng dự án.
  • Advisor: Đội ngũ cố vấn cũng nên được phân bổ ít token và không nên quá nhiều, thông thường từ 3-5% tùy từng dự án có lượng advisor nhiều hay ít. Nếu cao quá, lập tức đặt cảnh báo Warning khi check tokenomics của dự án đó. Bởi ở vòng này, họ cũng được sở hữu Token với giá trị rất thấp. Nếu quá nhiều sẽ làm mất cân bằng dự án.
  • Seed Round: Thường từ 1-3% và bị lock lâu nhất, tương đương với Team tuy nhiên giá cũng rẻ nhất.
  • Private Sale: Thông thường từ 5-10% cho các NĐT sớm của dự án. Và phải bị lock lại trong một thời gian dài, tránh áp lực xả.
  • Public Sale: Vòng bán IDO cho cộng đồng chỉ nên bán ít, chỉ một phần nhỏ để tạo hiệu ứng Marketing cho dự án. Thông thường từ 1-5%, vòng này thường sẽ được unlock cho các nhà đầu tư ngay khi list sàn. Nên nếu bán Public Sale quá nhiều sẽ gây áp lực xả quá lớn. Mất đi động lực tăng giá cho dự án, không có lợi về lâu về dài. Nếu anh em thấy một dự án có bán Public Sale hơn 10% thì nên đặt “Warning” và nghiên cứu xem tại sao họ lại bán Public nhiều như vậy trước khi tham gia nhé. Tương tự cho các phần còn lại, tùy từng dự án làm về mảng gì mà có cách thiết kế Tokenomics hợp lý. Ví dụ: Dự án về AMM Dex sẽ có thêm phần Airdrop cho cộng đồng, dự trữ kho bạc, Liquidity pool…v.v hay dự án về Layer 1 sẽ có phần phát triển hệ sinh thái, Marketing, quỹ dự phòng…v.v.
  • Một điều quan trọng, giá vòng Seed và Private ko được vượt quá xa so với giá Public Sale, thường là nhỏ hơn gấp 5-10 lần là hợp lý, lý do là để sau khi lên sàn sẽ không tốn quá nhiều công sức để đẩy giá cho dự án. Nhiều dự án có giá vòng seed quá thấp, gấp cả trăm lần IDO sẽ ko tốt cho việc đẩy giá và phát triển trong tương lai. Thử tưởng tượng một dự án nào đó có giá Seed x50-100 lần giá IDO thì sẽ rất khó để thu hút các NĐT mới vào do lo ngại việc bị xả lên đầu để tạo thanh khoản.

Thời gian Vesting lâu dài

  • Nếu một dự án chất lượng và đi đường dài thì lượng Token của Team dev và advisor, nên để việc phân bổ tuyến tính kéo dài ít nhất là 3 năm, thậm chí là lâu hơn 4-6 năm nếu có thể, điều này nhằm mục đích phát triển lâu dài và cam kết đồng hành cùng dự án. Khi họ được nắm giữ một lượng lớn token với giá rất rẻ.
  • Ngoại trừ vòng public sale, tất cả các vòng bán sớm không được trả 1 lần mà bắt buộc phải trả tuyến tính trong vài năm, thậm chí có thể lâu hơn. Để tránh áp lực xả khi thiếu tiền vì suy cho cùng, các Advisor, Team Dev hay các Investor cũng chỉ là những con người bình thường. Vẫn cần kinh tế và tiền bạc để lo việc riêng của mình. Nếu thấy lợi nhuận quá lớn ở ngay trước mắt, rất có thể họ sẽ xả hết token và ôm tiền tận hưởng cuộc sống mà không cần phải vất vả phát triển dự án của mình. Hãy xem lịch Vesting như là một cam kết vô hình giữa hai bên dự án và nhà đầu tư, đôi bên cùng có lợi.

Thiết kế chế độ giảm phát

  • Cần thiết kế các cơ chế để giảm sự lạm phát của token, ví dụ, burn định kì, lấy lợi nhuận mua lại rồi Burn tiếp..v.v.
  • Nhiều dự án có cơ chế sẽ burning một phần trăm nào đó phí giao dịch vĩnh viễn, khiến cho tổng cung ngày càng khan hiếm và thúc đẩy việc tăng giá. Nhìn chung, nếu tokenomics có cơ chế Burn coin sẽ là điều rất có lợi cho dự án. Tuy nhiên đây không phải là yếu tốt cốt lõi để đánh giá một Tokenomics chất lượng.

Cần nhiều use case của token

Đây được xem là phần quan trọng nhất của bất kì Tokenomics nào. Cho dù dự án có vẽ vời thế nào đi chăng nữa, có quảng cáo tốt ra sao hay thiết kế hợp lý thế nào. Nhưng nếu như công dụng của token không có thì cũng xem như Tokenomics đã thất bại. Hãy thử đặt ra những câu hỏi hết sức thiết thực này cho dự án mà bạn đang phân tích như sau. Và hãy xem tất cả đã có câu trả lời hợp lý cho những phân tích của mình ?

  • Token này được sinh ra để làm gì ?
  • Tại sao người dùng phải mua token này ?
  • Giữ Token này trong dài hạn có lợi ích gì cho các nhà đầu tư không? Ví dụ: Staking, farming, Tham gia Launchpad..v.v.
  • Token sinh ra cần phải được gắn liền với mô hình hoạt đồng của dự án. Thậm chí vượt ra ngoài hệ sinh thái của dự án đó vẫn có users sử dụng mới được xem là chất lượng. Cần đặt ra câu hỏi: “Có cần thiết phải sử dụng token này không?”. Một số dự án không hề ăn khớp vs nhau đoạn này, token sinh ra nhưng users không cần thiết phải dùng => về lâu dài token trở nên vô dụng sau khi đã kết thúc giai đoạn Fomo theo tin tức ban đầu.

Kết Luận

Trên đây là một số quan điểm của mình về Tokenomics ở hai phần chính đó là phân bổ và Vesting token của một dự án. Tuy nhiên điều quan trọng nhất và quyết định sự thành bại của một dự án đó chính là use case của token. Hãy chú ý để có sự phân tích sâu rộng để có cái nhìn đa chiều trong đầu tư một dự án nào đó nhé.
Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích và muốn trao đổi nhiều hơn với những người có cùng mối quan tâm thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé.Tham gia vào các kênh truyền thông của GFS Blockchain để được cập nhật thông tin sớm nhất.
5 1 đánh giá
Article Rating