NFT là gì?

NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token – Nghĩa là Token không thể thay thế. Đây là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất.

*** Xem thêm chi tiết NFT là gì trong NFT Workspace #1 -> Tại đây

Một NFT là một mã hóa đặc biệt được sử dụng trong công nghệ blockchain để liên kết với một tài sản kỹ thuật số độc đáo mà không thể được nhân rộng. NFT khác với các cryptocurrencies phổ biến như Ether (ETH) , Bitcoin (BTC) về mặt nắm giữ trong các chuỗi khối. Tuy nhiên, cả NFT và Coin vẫn được thừa hưởng các đặc tính của Blockchain: phi tập trung và ẩn danh.

Để tìm hiểu rõ hơn NFT đã trải qua những giai đoạn phát triển như nào, liệu NFT là tiềm năng hay chỉ là xu hướng nhất thời  trong tương lai ra sao. Hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

*** Bài viết này thuộc chuỗi Series NFT Workspace của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực NFT – Một mảnh ghép không thể thiếu của bất kỳ Hệ tính thái nào. Tổng hợp các bài viết của NFT Workspace –> Xem tại đây  

Lịch sử phát triển của NFT

2012-2013: Colored Coins

Cho đến nay vẫn còn rất nhiều người tranh luận rằng Colored Coins là NFT đầu tiên được tạo ra. Mục đích tạo ra Colored Coins là nó có thể được sử dụng để đại diện cho các tài sản thực tế lúc bấy giờ và có nhiều cách thức sử dụng.

Colored Coins từng được các nhà báo thời bấy giờ gọi là Bitcoin 2.X, Colored Bitcoin, BitcoinX,…

Mặc dù còn rất nhiều thiếu sót nhưng Colored Coins đã mở ra cánh cửa để có thể thử nghiệm sâu hơn về tài sản kỹ thuật số và đặt nền móng cho bước phát triển đầu tiên của NFT.

2014: Counterparty

Sự xuất hiện của Colored Coins đã khiến nhiều người nhận ra tiềm năng to lớn trong việc phát hành tài sản trên các Blockchain. Năm 2014, Robert Dermody, Adam Krellenstein và Evan Wagner thành lập Counterparty : một nền tảng tài chính ngang hàng và giao thức Internet mã nguồn mở phân tán được xây dựng trên nền tảng của Bitcoin. Cho phép tài sản được giao dịch phi tập trung và thậm chí họ còn tạo ra một mã token mới là XCP. Có rất nhiều dự án và các tài sản, bao gồm một trò chơi thẻ bài và giao dịch các thẻ meme hoạt động trên nó tại thời điểm đó.

Tháng 4 – 2015: Spell of Genesis trên Counterparty

Là những người tiên phong phát hành tài sản trong trò chơi lên blockchain thông qua Counterparty, Họ còn là một trong những người đầu tiên khởi chạy ICO (Gọi vốn cộng đồng). Spells of Genesis đã tung ra một mã thông báo có tên là BitCrystals, được sử dụng làm tiền tệ trong trò chơi của mình. Và cho đến tận bây giờ rất nhiều trò chơi vẫn đang sử dụng ý tưởng này.

Spell of Genesis

Tháng 8 năm 2016: Trading Cards trên Counterparty

Vào tháng 8 năm 2016, Counterparty hợp tác với trò chơi thẻ bài phổ biến Force of Will , để ra mắt thẻ bài của họ trên nền tảng Counterparty. Force of Will là trò chơi thẻ bài xếp hạng thứ 4 theo doanh thu ở Bắc Mỹ; chỉ xếp sau Pokemon, Yu-Gi-Oh và Magic: The Gathering. Sự kiện này rất quan trọng vì Force of Will là một công ty chính thống lớn chưa có kinh nghiệm về blockchain hoặc tiền điện tử trước đây. Sự tham gia của họ vào hệ sinh thái báo hiệu giá trị của việc đưa những tài sản bên ngoài vào Blockchain.

Tháng 10 năm 2016: Rare Pepes trên Counterparty

Vào tháng 10 năm 2016, mọi người bắt đầu phát hành ” Rare Pepes ” trên nền tảng Counterparty dưới dạng tài sản.

1 9 1
Rare Pepes NFT

Những meme này ngay lập tức có một lượng fan hùng hậu. Thậm chí còn có một thị trường trao đổi meme được gọi là Rare Pepe Directory.

2 12 2
Rare Pepe Directory

Như thể có mặt trên Blockchain là chưa đủ, Meme này còn được các “chuyên gia” chứng nhận độ hiếm của một pepe. Bỏ qua sự kì quặc về mặt hình ảnh thì meme này đã thúc đẩy sự phát triển của NFT khi mà lần đầu tiên người ta muốn sở hữu các mặt hàng kĩ thuật số độc đáo.

Tháng 3 năm 2017 – Peperium trên Ethereum

Với việc nền tảng Ethereum trở nên nổi bật vào đầu năm 2017, các meme cũng bắt đầu được phát triển trên đó. Vào tháng 3 năm 2017, một dự án có tên Peperium đã được khởi chạy. Tương tự như trên Counterparty, Peperium cũng có một token được liên kết, với kí hiệu là RARE, được sử dụng để khởi tạo meme và thanh toán phí niêm yết.

Tháng 6 năm 2017 – CryptoPunks

John Watkinson và Matt Hall đã quyết định tạo nên một dự án NFT của riêng họ với các hình ảnh kì quái chỉ khác nhau một chút thay đổi nhỏ được tạo trên chuỗi khối Ethereum. Các NFT sẽ được giới hạn ở 10.000 và không có hai NFT nào giống nhau đặt tên là Cryptopunks.

3 8
CryptoPunk NFT

Ngạc nhiên là Watkinson và Hall phát hành nó miễn phí và cho phép bất kỳ ai có ví Ethereum yêu cầu nhận Cryptopunk. Và tất nhiên 10.000 Cryptopunks đã được xác nhận quyền sở hữu nhanh chóng và bắt đầu một thị trường mới, nơi mọi người mua và bán chúng.

Tiêu chuẩn Ethereum (ERC) là gì?

Chuỗi khối Ethereum có nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho các loại mã thông báo khác nhau trên mạng của họ để cho phép các tương tác được hoạt động bình thường và chính xác. “ERC” là viết tắt của “Ethereum Request for Comment.” Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ERC20. Mặc dù các mã thông báo ERC20 hoạt động tốt cho nhiều ứng dụng khác trên Ethereum, nhưng chúng không phải là tốt nhất để tạo và giao dịch NFT do đặc tính không thể tách rời của chúng.

Để cải thiện việc này, ERC721 đã được phát triển. Mặc dù tương tự như ERC20 nhưng ERC721 được xây dựng nhằm mục đích trở thành tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho các NFT không thể thay thế trên Ethereum. Sự khác biệt chính giữa hai tiêu chuẩn là ERC721 theo dõi quyền sở hữu và giao dịch của các mã NFT trong Blockchain. Dự án đầu tiên sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật NFT mới là CryptoKitties nổi tiếng.

Tháng 10 năm 2017 – CryptoKitties

CryptoKitties đã đưa NFTs trở thành xu hướng chủ đạo và bùng nổ mạnh vào thời điểm đó. CryptoKitties là một trò chơi ảo dựa trên blockchain cho phép người chơi nhận nuôi, nuôi dưỡng và buôn bán những chú mèo ảo của họ.

Dự án này trở nên bùng nổ và xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông lúc đó do có nhiều người quan tâm và giao dịch đến mức làm tắc nghẽn mạng giao dịch Ethereum. Một số con mèo ảo thậm chí còn được bán với giá hơn 100.000 đô la.

4 6 4

Sự phát triển của CryptoKitties trùng với thị trường tăng giá của thị trường tiền điện tử năm 2017, điều này càng đổ thêm dầu vào lửa. Mọi người đã mua, nhân giống và buôn bán mèo ảo như điên. Điều này đã mở ra cho nhiều người tầm nhìn về tiềm năng của các NFT. Axiom Zen sau đó đã thành lập một công ty có tên Dapper Labs , công ty này đã nhận được 15 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư hàng đầu bao gồm a16z và Google Ventures. Lúc này mọi người bắt đầu nhận ra sức mạnh thực sự của NFT.

2018–2019 – Kỷ nguyên NFT

Năm 2018 và 2019 đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng lớn trong hệ sinh thái NFT. Đã có hơn 100 dự án và hơn thế nữa đang được thực hiện. Các thị trường NFT đang phát triển mạnh, dẫn đầu là OpenSea và SuperRare. Khối lượng giao dịch vẫn còn nhỏ so với các thị trường tiền mã hóa khác, nhưng chúng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

6 4 3
NFT ecosystem

Hình ảnh trên cho thấy NFT đã bùng nổ và phát triển nhanh, mạnh thế nào chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

2020-2021: NFT trở thành xu hướng

Hiện tại NFT trở thành xu hướng khi mà công nghệ Blockchain và NFT mang đến cho các nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung một cơ hội mới để kiếm tiền từ sản phẩm của họ, nghệ sĩ NFT nổi tiếng nhất cho đến nay là Beeple, người đầu tiên bán 21 tác phẩm nghệ thuật trên thị trường kỹ thuật số Nifty Gateway với tổng số tiền là 3,5 triệu đô la. Sau đó, anh tiếp tục bán kiệt tác của mình “EVERYDAYS: 5000 DAYS” tại Christie’s với giá 6,5 triệu đô la. Và đầu năm nay sản phẩm đã được bán đấu giá lên tới 69 triệu đô la.

 

2021 nyr 20447 0001 001 beeple everydays the first 5000 days034733 4578258e154b4684b1c65778fac25528
EVERYDAYS: 5000 DAYS

Tác phẩm nghệ thuật không phải là thứ duy nhất mà ngày càng có nhiều thẻ NFT được bán đến từ các giao dịch thể thao kỹ thuật số. Trên thực tế, người hâm mộ bóng rổ đã chi 500 triệu đô la để giao dịch thẻ NBA Top Shot. Những thẻ này đại diện cho những khoảnh khắc nhất định của môn thể thao và chỉ có một số lượng hạn chế của mỗi thẻ. Quyền sở hữu và sự khan hiếm của những thẻ này được bảo đảm bởi Blockchain.Một NFT nổi bật của Lebron James đã được bán cho người trả giá cao nhất với giá 200.000 USD vào cuối năm 2019.

nba nft sold out 768x493 1
Các thẻ NBA top shot được bán hết ngay sau khi vừa mở bán

Hiện nay rất nhiều các câu lạc bộ bóng đá lớn cũng bắt đầu liên kết với các nền tảng để nghiên cứu và phát triển các NFT của riêng họ, các người nổi tiếng, các ban nhạc Rock lớn cũng bắt đầu phát hành album của họ bằng NFT.

Tiềm năng phát triển của NFT

Sự ảnh hưởng bởi công nghệ blockchain, đặt biệt là NFT, đã vươn tới tầm cao mới. Ta có thể cảm nhận sự phát triển này rất rõ ràng, khi mà các người nổi tiếng, các ông lớn đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm của họ đối với ngành công nghiệm NFT này.

Nhưng tất cả chỉ mới là khởi đầu, hiện tại NFT mới chỉ dừng lại ở việc phát hành các sản phẩm mang tính nghệ thuật, và một vài sản phẩm khác nhưng tính ứng dụng còn rất nhỏ.

Trong tương lai NFT vẫn còn có thể phát triển rất mạnh nếu có thể đưa các sản phẩm hữu hình từ thế giới thực lên Blockchain. Như là bất động sản, các tài sản vật lý khác sẽ được đại diện bởi tài sản kĩ thuật số giúp bảo mật, hợp lý hóa các hoạt động và loại bỏ các bên trung gian. Thậm chí dung NFT thay cho các giấy tờ tùy thân để quản lý danh tính, mỗi thẻ NFT có đặc điểm riêng biệt và cũng có thể sử dụng để bảo vệ danh tính trong thế giới kỹ thuật số.

Một ngày nào đó, ví kỹ thuật số có thể chứa bằng chứng về mọi chứng chỉ, giấy phép và tài sản mà chúng ta sở hữu. Nhưng ngoài những lĩnh vực này, tiềm năng của NFT còn đi xa hơn nhiều vì chúng thay đổi hoàn toàn các quy tắc sở hữu.  Các giao dịch được ghi lại trên Blockchain là hoàn toàn đáng tin cậy vì thông tin không thể bị thay đổi. Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng thay cho luật sư và tài khoản ký quỹ để tự động đảm bảo rằng tiền và tài sản được đổi chủ và cả hai bên đều tuân thủ các thỏa thuận của họ.Hơn nữa, nếu trong tương lai metaverse thực sự được phát triển, thì những thứ chúng ta mua ở đó cũng có thể được mua và bán dưới dạng NFT.

Những bước phát triển tiếp theo này là không thể tránh khỏi. Khi mà tiềm năng đầy đủ của một nền kinh tế phi tập trung vẫn chưa được hình dung một cách chính xác. Chúng ta có thể nói rằng đây sẽ là một loại thị trường giao dịch trực tiếp và minh bạch hơn nhiều so với những gì chúng ta đã và đang làm.

Hạn chế của NFT

Song song với những tiềm năng phát triển lớn trong tương lai thì đối với hạn chế cũng không thể tùy tiện bỏ qua

  • Tính thanh khoản kém
  • Định giá: Mức giá không rõ ràng và có phần cảm tính do những sản phẩm NFT hiện nay là sưu tầm cho nên định giá sẽ theo cảm quan của từng người
  • Quyền sở hữu: Hiện có rất nhiều các NFT được tạo ra hàng ngày nhưng chưa có gì đảm bảo rằng các tác phẩm đó thực sự là do các tác giả tự tay tạo ra hay lấy hình ảnh từ nơi khác.

Kết luận

Với sự phát triển bùng nổ trong năm 2021, nhiều người cho rằng NFT là một bong bóng trend có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nhưng nhìn về mục tiêu dài hạn thì NFT vẫn là một thị trường cực kì tiềm năng nơi mà các tài sản sẽ được mã hóa thành NFT và đem vào thị trường tài chính phi tập trung để giao dịch.

GFS Blockchain sẽ liên tục cập nhật thông tin mới về thị trường, mọi người hãy theo dõi thường xuyên chuyên mục thông tin dự án tại website và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các  thành viên khác nhé.