GFS Talk Show – Thị trường và những góc khuất

GFS Talk Show là chuyên đề tương tác trực tiếp được tổ chức bởi GFS Blockchain với mục đích chia sẻ về tư duy đầu tư, các thông tin, kiến thức và tầm nhìn về thị trường Blockchain. Các chủ đề sẽ được GFS sắp xếp theo hướng từ tư duy căn bản tới những vấn đề nâng cao để người mới bước vào thị trường cũng hiểu và nắm bắt được; bên cạnh đó sẽ dựa theo ý kiến và mong muốn của các thành viên trong cộng đồng GFS Blockchain để lựa chọn những vấn đề được các thành viên quan tâm nhất.

GFS Talk Show sẽ được dẫn dắt bởi Host Mrs. May với sự chia sẻ kiến thức bởi các thành viên của GFS Group:

  • Mr. Jackie Pham – Founder của GFS
  • Mrs. Riley Tran.. – Director Country – NEAR Protocol
  • Mr. Đinh Ngọc Thạnh – Giáo sư tại đại học Soongsil – Hàn Quốc

Ngoài ra, trong quá trình chuyên đề diễn ra hàng tuần, GFS Talk Show sẽ có các khách mời là thành viên các dự án Blockchain nổi bật, các nhà đại diện của các cộng đồng tại Việt Nam. Từ đó chương trình sẽ có được nhiều góc nhìn thực tế mang tính chất khách quan hơn.

Thời gian và địa điểm:

GFS Talk Show #7: Đầu Tư Crypto Theo Lĩnh Vực – Cách Đón Đầu Dòng Tiền

Talkshow #3: Quy luật dòng tiền, Mr Hưởng đã chia sẻ một chút về sự luân chuyển dòng tiền giữa các lĩnh vực trong Crypto. Vậy những dự án trong thị trường Crypto có thể chia ra thành những lĩnh vực nào? Mức độ quan trọng của từng lĩnh vực đối với hệ sinh thái nói riêng và đối với thị trường Crypto nói chung như thế nào? Làm thế nào chúng ta tìm ra “vùng trũng” để đón đầu dòng tiền ở thị trường Crypto này? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được Mr. Hưởng giải đáp trong Talk Show #7 – “ĐẦU TƯ CRYPTO THEO LĨNH VỰC – CÁCH ĐÓN ĐẦU DÒNG TIỀN”

 

GFS Talk Show 7: Đầu tư Crypto theo lĩnh vực - Cách đón đầu dòng tiền
GFS Talk Show 7: Đầu tư Crypto theo lĩnh vực – Cách đón đầu dòng tiền

Trong thị trường Crypto có những lĩnh vực nào? Mức độ ưu tiên của từng lĩnh vực?

Hôm nay, Mr Hưởng chia sẻ trước 5 lĩnh vực hàng đầu mà các bạn nên có trong danh mục đầu tư của mình, theo thứ tự ưu tiên như sau:

Cơ sở hạ tầng:

Nếu xem mỗi hệ sinh thái là một thành phố, thì lĩnh vực cơ sở hạ tầng của hệ sinh thái giống như cơ sở hạ tầng của một thành phố. Một thành phố cần phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện-nước-internet, chính sách thuế, bệnh viện, trường học,…để giúp thu hút người dân về sinh sống và doanh nghiệp phát triển. Nếu so sánh một hệ sinh thái như một thành phố thì nhà lãnh đạo của thành phố có thể xem như các bạn developer (nhà phát triển dự án); cơ sở giao thông xem như tốc độ giao dịch của nền tảng; hệ thống điện-nước có thể xem như là cơ chế đồng thuận, smart-contract; internet có thể xem như việc cung cấp dữ liệu on-chain cho hệ sinh thái; bệnh viện có thể xem như đội ngũ hỗ trợ, support cho dự án; trường học có thể xem như hệ thống hỗ trợ xây dựng các ứng dụng và thu hút developer trên nền tảng đó; an ninh có thể xem như vấn đề bảo mật của một hệ sinh thái; chính sách thuế nói về phí giao dịch và chi phí xây dựng ứng dụng trên hệ sinh thái; khu công nghiệp có thể xem như các công cụ giúp developer xây dựng ứng dụng trên hệ sinh thái; người dân chính là users (người dùng) của hệ sinh thái.

Các dự án cơ sở hạ tầng là những dự án cốt lõi của một hệ sinh thái, phục vụ trực tiếp hoặc hỗ trợ cho việc xây dựng ứng dụng trên hệ sinh thái. Vì vậy, lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực cần quan tâm đầu tiên trong một hệ sinh thái nói riêng hay trong thị trường Crypto nói chung.

Nếu nói riêng về hệ sinh thái, ví dụ trong hệ sinh thái NEAR, thì dự án OCTOPUS, AURORA có thể xem là dự án cơ sở hạ tầng. Còn nếu nói về cả thị trường Crypto, thì bản thân mỗi hệ sinh thái như NEAR, POLKADOT, SOLANA,… chính là một dự án về cơ sở hạ tầng vì những dự án này là nền tảng để các ứng dụng xây dựng trên đó.

Vì vậy, chúng ta cần có những dự án thuộc lĩnh vực này trong danh mục đầu tư. Để chọn dự án nào thì tùy chúng ta nên ưu tiên giữ những dự án chất lượng, vị thế tốt (giá còn thấp), những hệ sinh thái mới có công nghệ cải tiến, các dự án cơ sở hạ tầng trong hệ sinh thái mới đó.

Những dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng có độ an toàn cao và lợi nhuận cũng tốt. Vì một hệ sinh thái để phát triển thì cần cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Và khi hệ sinh thái bùng nổ rồi thì cơ sở hạ tầng cũng sẽ phát triển theo.

Lĩnh vực Oracle

Oracle làm nhiệm vụ cung cấp dữ liệu từ bên ngoài đưa lên on-chain để các smart-contract có thể thực thi được. Nếu không có Oracle thì các smart-contract không thể thực thi được vì không có dữ liệu để đối chiếu.

Thật ra, Oracle có thể thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhưng tầm quan trọng của Oracle rất lớn và có thể phục vụ các nền tảng khác nhau nên Mr Hưởng xếp lĩnh vực Oracle là một lĩnh vực riêng. Tầm quan trọng của Oracle xếp thứ 2, chỉ sau lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Trong danh mục đầu tư của GFS có rất nhiều dự án thuộc lĩnh vực này như: LINK (đã được Mr Hưởng kêu gọi mọi người đầu tư từ năm 2018), BAND, API3, DIA, UMA. Sắp tới có một số dự án làm về Oracle khác cũng khá tiềm năng như Flux, Supra.

Lĩnh vực này luôn đồng hành với thị trường Crypto và có vai trò rất quan trọng, bạn nên lựa chọn những dự án chất lượng và giá trị còn thấp đưa vào danh mục đầu tư của mình. Những dự án thuộc lĩnh vực Oracle thuộc giỏ an toàn và lợi nhuận tốt.

Lĩnh vực sàn giao dịch

Sàn giao dịch là phần không thể thiếu để tạo thanh khoản trong thị trường Crypto, là nơi để người mua và người bán gặp nhau để mua bán. Việc mua bán càng sôi động càng thu hút dòng tiền chảy vào thị trường.

Sàn CEX

Trước đây, sàn giao dịch trong thị trường Crypto chỉ là sàn giao dịch tập trung (CEX). Đánh giá tiềm năng của sàn CEX trên khối lượng giao dịch, số lượng người dùng, doanh thụ, số lượng dự án được niêm yết trên sàn. Một số sàn nổi tiếng hiện nay: Coinbase, Binance, FTX. Rất khó để các sàn mới có thể cạnh tranh và vươn lên chiếm thị phần nên việc đầu tư vào token những sàn CEX mới hiện nay không còn hấp dẫn.

Sàn DEX

Xu hướng hiện nay người dùng chuyển qua giao dịch trên sàn DEX ngày càng nhiều hơn. Mỗi hệ sinh thái thường có 1-2 sàn DEX chủ đạo. Việc đầu tư sàn DEX từ sớm sẽ mang lại lợi nhuận khá tốt, nhất là đối với những hệ sinh thái mới. Ví dụ, trên ETH có sàn Uniswap, Solana có sàn Raydium, BSC có sàn Pancakeswap, Near có sàn Ref Finance. Những token của các sàn này đều tăng trưởng tốt từ khi ra mắt và xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn trong tương lai. Các bạn nên chú ý các dự án này, đặc biệt là các sàn DEX trên hệ sinh thái mới.

Sàn phái sinh

Sàn phái sinh có vốn hóa lớn nhất ở thị trường tài chính. Sàn phái sinh sẽ phát triển mạnh khi thị trường Crypto đủ lớn hoặc khi thị trường đang trong giai đoạn sideway hoặc downtrend. Các bạn nên chú ý điều này để có chiến lược đầu tư phù hợp.

Các bạn nên nghiên cứu những sàn phái sinh có chức năng vượt trội, có backer mạnh để đưa vào danh mục đầu tư.

Lĩnh vực Vay và Cho vay

Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ nền kinh tế nào: thu hút dòng tiền nhàn rỗi để chuyển qua người cần để đem lại quyền lợi cho cả 2 bên.

Đó cũng là vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực Vay và Cho vay trong thị trường Crypto.

Hiện tại, vay và cho vay trong thị trường Crypto chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân. Có dự án Maple trong danh mục đầu tư của GFS đang hướng về vay – cho vay mức độ doanh nghiệp.

Khi vấn đề pháp lý được thông qua trong tương lai, thì những nền tảng vay-cho vay này sẽ cực kỳ tiềm năng. Những dự án này có thể xem như ngân hàng trung ương của một hệ sinh thái. Bạn nên chú ý những dự án thuộc lĩnh vực này.

Lĩnh vực Audit

Audit là kiểm định những vấn đề bảo mật, lập trình của dự án. Lĩnh vực này không thể thiếu trong Crypto và sẽ lớn mạnh theo quy mô thị trường. Vai trò của những dự án Audit là giúp dự án hoàn thiện hơn và mang lại sự tín nhiệm cho dự án mới, tạo sự tin tưởng cho người dùng.

Các dự án làm về Audit không nhiều, không tạo thành trend vì yêu cầu các chuyên gia có năng lực cao trong ngành. Thị phần của lĩnh vực này sẽ tập trung vào một số ông lớn như Certik.

Trên đây là 5 lĩnh vực quan trọng nhất trong một hệ sinh thái mà các bạn nên có trong danh mục đầu tư của mình. Bạn có thể nghiên cứu từng hệ sinh thái để tìm từng dự án của mỗi lĩnh vực và xem xét nên đầu tư vào dự án nào dựa vào: chất lượng, vốn hóa, … 

Lời kết

Có quá nhiều dự án trong thị trường Crypto. Mỗi dự án làm về một lĩnh vực khác nhau. Điều này làm cho những người mới bước chân vào thị trường Crypto không biết bắt đầu từ đâu. Hi vọng với sự chia sẻ của Mr Hưởng về từng lĩnh vực quan trọng trong thị trường Crypto, bạn có thể hệ thống lại từng dự án và xem xét lại danh mục đầu tư của mình hiệu quả hơn.

Trong Talk Show 7, có rất nhiều bạn đặt những câu hỏi thú vị về cách đầu tư theo lĩnh vực trong thị trường Crypto và được Mr Hưởng giải đáp cặn kẽ.

Bạn có thể xem lại ngay tại đây:

Mr Hưởng sẽ tiếp tục chia sẻ về 5 lĩnh vực quan trọng còn lại trong Talk Show 8 trên kênh Youtube của GFS. Các bạn hãy bấm “Subcribe” và đón xem những video mới nhất về các buổi Talk Show chia sẻ, các video review dự án, các video hướng dẫn cơ bản cho người mới trên kênh GFS Blockchain Insights nhé! Và đừng quên tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain để thảo luận trao đổi về thị trường nhiều hơn nhé.

 

0 0 đánh giá
Article Rating