Tổng quan
Trong vài năm trở lại đây, DeFi (Decentralized Finance) luôn là cụm từ được nhắc đến rất nhiều, bởi sự phát triển và tính ứng dụng trong thực tế của nó. Trong số các dự án phát triển trên DeFi, Uniswap nổi lên như là một hiện tượng và nhanh chóng soán ngôi đầu bảng trong mảng DEX.
Vậy Uniswap là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Uniswap là gì?
Uniswap được ra đời từ năm 2018 bởi Uniswap Laps – một công ty phát triển giao thức và giao diện web được điều hành bởi nhà sáng lập Hayden Adams, dựa trên cảm hứng từ bài đăng của Vitalik Buterin – Founder của Ethereum. Ông đã cho ra đời một giao thức hoàn toàn mới – giao thức tạo lập thị trường tự động (AMM) và đồng thời cũng là sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nơi mà người dùng có thể trao đổi token ngay trên Ethereum, mà hoàn toàn không phải trả bất cứ phí sàn hay phí trung gian nào.
Giống như các sàn phi tập trung khác, Uniswap giúp loại bỏ quyền lực và quyền kiểm soát đã được tích lũy bởi các sàn giao dịch lớn như Binance, Coinbase, Houbi Global,… Bên cạnh đó, Uniswap cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho các doanh nghiệp mới khả năng tiếp cận với thanh khoản quốc tế.
Sự khác biệt của Uniswap so với các sàn giao dịch phi tập trung khác ở các điểm sau:
Về cách thức giao dịch: chỉ cần cung cấp một nguồn vốn bằng ETH và token ERC20 đang được giao dịch, thì bất cứ token nào cũng có thể được list trên Uniswap.
Về phương thức giao dịch: trong khi các sàn phi tập trung khác kết nối người mua – người bán để định giá coin, thì Uniswap lại hoạt động theo cách sử dụng phương trình không đổi: x * y = k.
Trong đó:
- x: số lượng token ETH
- y: số lượng ERC20 có sẵn trong pool thanh khoản
- k: là giá trị không đổi.
Phương trình này sử dụng cân bằng giữa token ETH – ERC20 và cung – cầu để xác định giá của token đó.
Về cơ chế giao dịch: bằng việc sử dụng cơ chế AMM, việc giao dịch trên sàn Uniswap không cần phải sử dụng đến sổ lệnh. Các smart contract sẽ đóng vai trò thay thế chúng giúp người bán bỏ tài sản vào một nơi gọi là liquidity pool (pool thanh khoản), sau đó người mua sẽ swap tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract.
Đội ngũ phát triển
Nhà đầu tư kiêm CEO của Uniswap Protocol là Hayden Adams – một kỹ sư dày dặn kinh nghiệm. Tại Siemens, anh đã thực hiện mô phỏng kỹ thuật và khám phá thiết kế cho nhiều khách hàng trong ngành công nghiệp ô tô và hàng không vũ trụ, cung cấp phân tích nhiệt động lực học cho xe Daimler AG (Mercedes-Benz), cải tiến các kỹ thuật mới để tự động hóa quá trình mô phỏng bằng phần mềm STAR-CCM +. Anh cũng viết macro Java, làm việc trên cụm đám mây hơn 100 nút và học UNIX. Khi còn là một thực tập sinh cơ khí tại Vista Wearables, anh chịu trách nhiệm thiết kế, mô hình hóa và tạo mẫu nhanh một thiết bị đeo được hỗ trợ những người khiếm thị. Tất cả các mô hình đều được xây dựng bằng SolidWorks và tuân theo các phương pháp hay nhất. Anh cũng có kinh nghiệm in 3D trên nhiều máy bao gồm Makerbot 2, Ultimaker 2 và Stratasys Object500 Connex3, và chịu trách nhiệm sửa đổi các mô hình CAD hiện có để ép phun.
Trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014, anh làm việc với vai trò là một nhà nghiên cứu tại trung tâm y tế đại học Columbia. Tại đây, anh đã có cơ hội làm việc với các giáo sư hàng đầu như Tiến sĩ Carol Friedman – Giáo sư, Khoa Tin học Y sinh tại Đại học Columbia và Tiến sĩ Joseph Finkelstein – Phó Giáo sư Y học và Khoa học Y tế tại Đại học Johns Hopkins. Anh đã phân tích cơ sở dữ liệu về các bài báo phản ứng có hại của thuốc bằng cách sử dụng công cụ khai thác QDA, một công cụ phân tích dữ liệu định tính. Anh cũng đã phát triển truy vấn tìm kiếm bằng cách sử dụng kết hợp các thuật ngữ văn bản và Tiêu đề Chủ đề Y tế (MeSH).
Ngoài Hayden Adams, đội ngũ phát triển của Uniswap còn có Noah Zinsmeister – Trưởng nhóm Kỹ thuật và Matteo Leibowitz – Trưởng nhóm Chiến lược.
Công nghệ
Giao thức được thực hiện dưới dạng một tập hợp các hợp đồng thông minh bền vững, không thể nâng cấp; được thiết kế để ưu tiên khả năng chống kiểm duyệt, bảo mật, tự quản lý và hoạt động mà không có bất kỳ trung gian đáng tin cậy nào có thể hạn chế quyền truy cập một cách có chọn lọc.
Hiện tại V3 là mã nguồn mở với các sửa đổi nhỏ, như mỗi phiên bản Uniswap, sau khi được triển khai, sẽ hoạt động vĩnh viễn, với 100% thời gian hoạt động, miễn là sự tồn tại liên tục của chuỗi khối Ethereum. Ý tưởng xác định của Uniswap v3 là tính thanh khoản tập trung: tính thanh khoản được phân bổ trong phạm vi giá tùy chỉnh. Trong các phiên bản trước, tính thanh khoản được phân phối đồng nhất dọc theo đường giá từ 0 đến vô cùng.
Việc phân phối thống nhất trước đây cho phép giao dịch trong toàn bộ khoảng giá (0, ∞) mà không bị mất tính thanh khoản. Tuy nhiên, trong nhiều nhóm, phần lớn thanh khoản không bao giờ được sử dụng.
Chúng ta có thể xem xét ví dụ sau đây:
Cặp v2 DAI / USDC sử dụng ~ 0,50% tổng vốn khả dụng để giao dịch trong khoảng từ 0,99 đô la đến 1,01 đô la, phạm vi giá mà LP sẽ mong đợi thấy khối lượng nhiều nhất – và do đó kiếm được nhiều phí nhất. Với v3, các nhà cung cấp thanh khoản có thể tập trung vốn của họ vào các khoảng giá nhỏ hơn (0, ∞). Ví dụ: trong một cặp stablecoin / stablecoin, LP có thể chọn chỉ phân bổ vốn trong phạm vi 0,99 – 1,01. Do đó, các nhà giao dịch được cung cấp thanh khoản cao hơn xung quanh mức giá trung bình và các LP kiếm được nhiều phí giao dịch hơn với số vốn của họ.
Tài chính
Đang cập nhật…
Lộ trình phát triển
Trải qua các phiên bản phát triển như Uniswap V1, Uniswap V2, hiện nay Uniswap đang dừng lại tại phiên bản Uniswap V3.
Nếu như trong phiên bản Uniswap V1, người dùng luôn phải trả phí hai lần để có thể giao dịch qua hai bước: bước 1 là swap token ERC20 để lấy ETH, bước 2 là swap ETH trở lại token ERC20 mong muốn, gây nên một số hạn chế như: fee cao, Uniswap gắn chặt với việc sử dụng ETH, không thể swap trực tiếp token ERC20 với các token ERC20 khác, thì ở Uniswap V2, người dùng đã có thể thực hiện: swap trực tiếp giữa hai token ERC20 cặp, swap truyền thống thông qua ETH, hoặc là swap custom path (hoán đổi đường dẫn tùy chỉnh) trong đó họ có thể xây dựng một đường dẫn phức tạp hơn như ETH/BAT, DAI/ETH, BAT/USDT và USDT/USDC để swap DAI sang USDC. Chính điều này đã cung cấp cho các nhà giao dịch những cơ hội chênh lệch giá.
Uniswap V3 đã thực hiện một bước tiến mạnh mẽ, khi nó là một hệ thống hợp đồng thông minh nhị phân bao gồm nhiều thư viện, cùng tạo nên Phần lõi và Phần ngoại vi. Trong khi các hợp đồng cốt lõi cung cấp các đảm bảo an toàn cơ bản cho tất cả các bên tương tác với Uniswap, chúng xác định logic của việc tạo nhóm, bản thân các nhóm và các tương tác liên quan đến các tài sản tương ứng trong đó, thì các hợp đồng ngoại vi tương tác với một hoặc nhiều hợp đồng cốt lõi nhưng không phải là một phần của cốt lõi. Chúng được thiết kế để cung cấp các phương pháp tương tác với cốt lõi để tăng độ rõ ràng và an toàn cho người dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Uniswap đang đối mặt với một số đối thủ cạnh tranh như Sushiswap – một DEX tập trung vào sự đa dạng sản phẩm như Lending, IDO platform, Trading,…, hay PancakeSwap – một DEX biểu tượng của Binance Smart Chain khi giải quyết được bài toán về phí giao dịch cao trên Ethereum và nhờ vậy, PancakeSwap hút được dòng tiền qua Binance Smart Chain rất nhiều.
Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới Curve – một DEX chuyên về trao đổi stablecoin. Cũng chính vì đặc tính chuyên môn hóa của Curve như chỉ swap được các stablecoin như USDT sang DAI, USDC sang BUSD,…trong khi đó Uniswap swap được cho rất nhiều token, hơn nữa, Uniswap còn được sử dụng như một sàn giao dịch cho các dự án IDO list token nên trên thực tế sự phát triển của Curve cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sự phát triển của Uniswap và ngược lại.
Nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư
Uniswap được sáng lập và phát triển bởi Uniswap Laps, và sau đó được điều hành bởi cộng đồng phi tập trung gồm những người sở hữu mã thông báo UNI và các đại diện của họ, những người đề xuất và bỏ phiếu về các nâng cấp cho giao thức.
Uniswap cũng nhận được nhiều khoản đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm như ParaFi, Paradigm VC, Andreessen Horowitz,..
Đối tác
Uniswap có nhiều mối quan hệ với các tổ chức lớn và các sàn giao dịch tiền điện tử khác. Đầu tháng 6 năm 2021, Uniswap đã công bố quan hệ đối tác với tổ chức thể thao điện tử Team Secret với giá trị khoản tài trợ là 112.000 đô la Mỹ. Team Secret được biết đến với vai trò là một đội hình Dota 2 thành công, được thành lập vào năm 2014. Team Secret cũng cung cấp các biệt đội trong Rainbow Six Siege và League of Legends, cùng với các trò chơi di động League of Legends Wild Rift và PUBG Mobile. Gần đây, Team Secret đã hợp tác với DMScript – một công ty khởi nghiệp cơ sở hạ tầng trò chơi tập trung vào blockchain.
Tokenomics
Thông tin về token
- Token Name: Uniswap
- Ticker: UNI
- Blockchain: Ethereum
- Smart contract: 0x1f9840a85d5af5bf1d1762f925bdaddc4201f984
- Token type: governance token
- Total Supply:1,000,000,000
Token Allocation
- Cộng đồng: 60%.
- Đội ngũ: 21,51%.
- Nhà đầu tư: 17,8%.
- Cố vấn: 0,69%.
Cộng đồng
Mua Uniswap ở đâu?
Bạn có thể mua Uniswap (UNI) tại các sàn giao dịch như Binance, Houbi Global, Bithumb, Coinbase Exchange.
Kết luận
Cho đến thời điểm viết bài, Uniswap vẫn giữ vị thế ngôi vương của mình trên bảng xếp hạng DEX. Mặc dù có những rủi ro như rủi ro về mặt kỹ thuật của smart contract, hay rủi ro về token do nhiều người tạo token scam; xa hơn nữa là rủi ro về sự nổi lên của nhiều dự án như Sushiswap hay Pancakeswap,… tuy nhiên với sự ra mắt của Uniswap V3 cùng những cải tiến vượt bậc giúp người dùng tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, đội ngũ phát triển của Uniswap chắc chắn vẫn đang tiếp tục trên hành trình đưa Uniswap tiến xa hơn nữa.
GFS hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về dự án. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến Uniswap thì hãy tham gia và để lại câu hỏi trong các group cộng đồng của GFS Blockchain nhé. Đội ngũ Admin của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Và đừng quên ghé thăm GFS Blockchain thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất từ thị trường nhé.