Smart Contracts – Hợp đồng thông minh là gì?
Smart Contracts – Hợp đồng thông minh là các hợp đồng kỹ thuật số tự động thực thi khi đáp ứng đủ các điều kiện xác định và được lưu trữ trên Blockchain. Quá trình thực hiện thỏa thuận hoàn toàn tự động, minh bạch, có thể truy xuất, đảo chiều và không cần thông qua bên thứ ba.
Các điều khoản của Smart contracts – Hợp đồng thông minh cũng tương tự như Hợp đồng pháp lí nhưng được ghi dưới dạng ngôn ngữ lập trình.
Các yếu tố hình thành Smart Contracts:
Để tạo nên một Smart Contracts cần có:
1. Chủ thể sở hữu: Smart Contracts phải được cấp khả năng truy cập đến sản phẩm/dịch vụ liệt kê trong hợp đồng để có thể tự động khóa hay mở khóa chúng.
2. Chữ kí điện tử của các bên: Sự đồng thuận giữa các bên liên quan trong hợp đồng
3. Điều khoản hợp đồng: Dưới dạng chuỗi các hoạt động được liệt kê cho các bên xét duyệt.
4. Ngôn ngữ lập trình chính xác, đầy đủ: Nếu mã để lại lỗ hổng về Code – Ngôn ngữ lập trình, bạn có thể gặp rủi ro không đáng có
5. Nền tảng trên Blockchain: Smart Contracts sau khi hoàn tất sẽ được tải lên Blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng và được phân phối về cho nền tảng ấy.
Smart Contracts hoạt động như thế nào?
- Bước 1 – Lập trình sẵn hợp đồng: Các câu điều kiện của thỏa thuận trong hợp đồng như: “If / When…” được đưa vào Blockchain thành mã Code – ngôn ngữ lập trình
- Bước 2 – Chuỗi hoạt động: Nếu điều kiện thỏa mãn, Smart Contract sẽ được thực hiện
- Bước 3 – Thực hiện & chuyển giao giá trị: Một khi thực hiện chuyển giao, các điều khoản của hợp đồng sẽ tự động mã hóa và chuyển giao cho các bên liên quan
- Bước 4 – Hoàn tất: Giao dịch hoàn tất sẽ được cập nhật trên blockchain và không thể thay đổi. Chỉ các bên đã được cấp quyền mới có thể xem kết quả.
So sánh giữa Smart contracts và Traditional Contracts -Hợp đồng thông minh và Hợp đồng truyền thống?
Chúng ta hãy so sánh và đánh giá hợp đồng thông minh tốt hơn hợp đồng truyền thống như thế nào nhé:
Ưu điểm và Nhược điểm của Smart Contracts
Ưu điểm
• Tự do: Hợp đồng thông minh không bị quản lí bởi cơ quan nào.
• Sao chép dữ liệu: Smart Contracts được sao chép và phân phối trong nền tảng Blockchain
• Chống giả mạo: Smart Contracts chỉ hoạt động dựa trên các điều kiện đã được xác định, sau khi triển khai thì không thể sửa đổi. Chỉ có thể “xóa” chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước.
• Đáng tin cậy: Nhờ vào tính minh bạch của Blockchain mà các bên của hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau mà không cần quen biết từ trước.
• An toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí môi giới: Hợp đồng thông minh tự động thực thi tất cả quá trình mà không cần sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.
Nhược điểm
• Không được bảo vệ quyền lợi: Pháp luật nhà nước vẫn chưa công nhận tính pháp lí của Smart Contracts.
• Mất nhiều chi phí triển khai: Khoản chi cho hệ thống cơ sở hạ tầng, máy tính, và các lập trình viên có trình đô cao khá lớn.
• Rủi ro từ internet: Hacker có thể tấn công nếu bạn để lộ một thông tin quan trọng từ Smart Contracts.
Smart Contracts ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng của nó:
- Bầu cử: Smart Contracts có thể ngăn chặn gian lận bỏ phiếu hiệu quả. Những phiếu vote đã được thêm vào Blockchain không thể sửa đổi.
- Quản lí: Blockchain giúp loại bỏ những rủi ro nhờ vào một hệ thống tự động, minh bạch và chính xác. Nhờ đó, nội bộ công ty và bên ngoài có thể đạt được sự đồng thuận nhanh chóng.
- Logistics: Nhờ có Smart Contracts mà mỗi bộ phận trong chuỗi cung ứng đều có thể theo dõi tiến trình công việc từ đó hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Đồng thời đảo đảm tính minh bạch trong điều khoản hợp đồng.
- Dịch vụ y tế: Việc chia sẻ thông tin bệnh nhân giữa các cơ sở y tế là một khó khăn lớn. Blockchain sẽ giúp ghi lại đầy đủ dữ liệu của mỗi bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đó điều trị ở 1 cơ sở y tế khác vẫn có đủ dữ liệu để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp
Bên cạnh đó Smart contracts còn có vô vàn ứng dụng khác trong quản lí, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,…
*** Tham khảo thêm các ứng dụng của Smart Contract cũng như Blockchain -> Tại đây
Công cụ để viết Smart Contracts – Hợp đồng thông minh
- Mist Browser – Nó là một công cụ để duyệt và sử dụng dApps. Nó là một trình duyệt riêng biệt có thể được sử dụng để duyệt các dApp và tương tác với chúng.
- Truffle Framework – Truffle là một khung phát triển phổ biến cho Ethereum. Nó có tích hợp biên dịch hợp đồng thông minh, liên kết, triển khai và quản lý nhị phân.
- Metamask – MetaMask là cầu nối cho phép một người truy cập trang web được phân phối của ngày mai trong trình duyệt của họ ngay hôm nay. Nó cho phép người dùng chạy các dApp Ethereum ngay trong trình duyệt của họ mà không cần chạy một node – nút Ethereum đầy đủ.
Lời kết
Trên đây là thông tin về Smart contracts – Hợp đồng thông minh cũng như cách thức hoạt động của nó.
Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo cho “Newbie” tại chuyên mục Dành Cho Người Mới của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây