Tổng quan

Để Web 3 phát triển và mở rộng dần theo thời gian không phải là câu chuyện một sớm một chiều của bất kì một dự án riêng lẻ hay bất kì một cá nhân, tổ chức nào. Để đưa Web3 dần đi vào thực tiễn và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày cần có những giải pháp và dự án được tạo ra song hành cùng nhau để hỗ trợ nhau từng bước vươn lên theo thời gian.

Chúng ta hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu một số dự án nổi bật mang giải pháp hữu ích cho Web3 thông qua bài viết sau đây nhé.

**** Xem thêm bài phân tích Bản chất của Web 3 -> Xem thêm tại đây

Các mảng hoạt động của Web 3

Ở bài viết trước về Web 3, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bản chất của Web 3 là một ứng dụng khác của công nghệ Blockchain ngoài tiền điện tử (Crypto). Ở thế giới nơi Web3 vận hành, các thông tin là bình đẳng và ngang hàng, không chịu sự kiểm soát của bất kì cá nhân hay tổ chức nào như các nền tảng Web truyền thống.

Web3 cho phép nâng cao quyền riêng tư, tăng cường tính minh bạch, loại bỏ các bên trung gian, tạo điều kiện cho quyền sở hữu dữ liệu và các giải pháp nhận dạng kỹ thuật số.

Chính vì những đặc điểm đó Web 3 không phải là trend như các trend trước đây như dạng Trend Meme coin, Trend NFT, Trend P2E…v.v. mà bao hàm rất rộng nhiều mảng, có thể kể đến trong số đó như: Data Management, File Storage, Smart Contract Platforms, Oracles, Defi, Social Media, Assets DeFi, Decentralized Exchanges, Lending & borrowing…v.v

Vì bản thân của Web 3 là một ứng dụng của công nghệ Blockchain, tương tự như Crypto, Web3 sẽ có các lớp layer đảm nhiệm từng vai trò khác nhau trong toàn bộ một hệ sinh thái rộng lớn của mình. Cùng tham khảo bảng thống thế Web 3 Tech Stack theo bảng dưới đây nhé. (Nguồn: Web3 Foundation)

 

Web3 tech stack
Web 3 tech stack. Nguồn ảnh: Web3 foundation

Hãy cùng điểm qua một số dự án, giao thức nổi bật, tạo tiền để cho nền tảng Web3 phát triển trong tương lai nhé.

Filecoin (FIL)

Filecoin (FIL) là mạng lưu trữ dữ liệu phi tập trung do Protocol Labs xây dựng cho phép người dùng bán dung lượng lưu trữ dư thừa của họ trên một nền tảng mở. Nó hoạt động như lớp khuyến khích và bảo mật cho IPFS (Hệ thống tệp liên hành tinh), một mạng ngang hàng để lưu trữ và chia sẻ các tệp dữ liệu. Filecoin biến hệ thống lưu trữ của IPFS thành một “thị trường thuật toán”, nơi người dùng trả tiền cho các nhà cung cấp lưu trữ bằng mã thông báo gốc của Filecoin là FIL để lưu trữ và phân phối dữ liệu trên mạng.

FILE COIN
FILE COIN

Filecoin giống như một tủ đựng hồ sơ cho Web 3.0. Nó một mạng lưu trữ phi tập trung được xây dựng để vừa đóng vai trò là một giải pháp thay thế an toàn cho lưu trữ đám mây tập trung vừa là một cách kiếm tiền thụ động.

Dự án Filecoin cung cấp một giải pháp lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên mạng lưới Filecoin. Hiện nay Filecoin đã trở thành một mạng lưới lưu trữ phi tập trung lớn nhất hỗ trợ nhiều nền tảng lưu trữ dữ liệu an toàn, giảm thiểu chi phí lưu trữ và khả năng bảo mật cao.

*** Tổng quan về dự án Filecoin => Xem tại đây

ChainLink (LINK)

Oracle là cầu nối các nguồn cấp dữ liệu cho phép các Hợp đồng thông minh, cung cấp những thông tin ở thế giới bên ngoài (Off-chain) vào thế giới Blockchain (On-chain). Oracle cung cấp hệ sinh thái Web 3.0 dưới mạng lưới DONs – Oracle Phi tập trung cho phép tạo ra các Hợp đồng thông minh hỗn hợp. Và dự án nổi bật trong mảng Oracles đó chính là ChainLink.

 

Chainlink
Chainlink

Để mang lại tính xác định cho lớp Oracle, Chainlink đã phát triển một mạng lưới các Decentralized Oracle Networks – Mạng Oracle phi tập trung (DON), với mỗi DON bao gồm sự kết hợp của nhiều kỹ thuật bảo mật cần thiết để phục vụ một trường hợp sử dụng cụ thể.

  • Mã nguồn mở – là một công nghệ mã nguồn mở cho phép cộng đồng blockchain rộng lớn hơn xác minh độc lập tính bảo mật và độ tin cậy của mã nguồn và các chức năng của Chainlink, cũng như đóng góp vào việc cải tiến nó.
  • Bộ điều hợp bên ngoài – cho phép các nút lưu trữ an toàn các khóa API và quản lý thông tin đăng nhập tài khoản cho phép các hợp đồng thông minh truy xuất dữ liệu từ bất kỳ hệ thống và API bên ngoài nào, bao gồm cả những hệ thống được bảo vệ bằng mật khẩu / thông tin xác thực.
  • Phi tập trung – sử dụng phân quyền ở cấp độ nút và nguồn dữ liệu đảm bảo không có một nút hoặc nguồn dữ liệu nào là điểm lỗi duy nhất, cung cấp cho người dùng sự đảm bảo chắc chắn rằng dữ liệu sẽ có sẵn, được phân phối đúng thời gian và không bị thao túng.
  • Ký dữ liệu – việc các nút ký mã hóa dữ liệu mà họ cung cấp cho các hợp đồng thông minh cho phép người dùng xác định các nút nào đã gửi dữ liệu và xem xét lịch sử trước đây của họ để xác định chất lượng hiệu suất của họ.
  • Thỏa thuận dịch vụ – sử dụng các thỏa thuận ràng buộc trên chuỗi giữa hợp đồng thông minh yêu cầu và nhà cung cấp oracle, phác thảo các điều khoản của dịch vụ oracle và hình phạt / phần thưởng cho hiệu suất cung cấp cho người dùng sự đảm bảo có thể thực thi về chất lượng của các yêu cầu dữ liệu ngoài chuỗi của họ.
  • Hệ thống danh tiếng – cung cấp dữ liệu trên chuỗi đã ký vào hệ thống danh tiếng cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt về nút nào tốt và nút nào không dựa trên nhiều chỉ số như công việc thành công được thực hiện, danh sách khách hàng được phục vụ, thời gian phản hồi trung bình, v.v.
  • Dịch vụ chứng nhận – cho phép các nút tăng cường bảo mật và độ tin cậy bằng cách đạt được bất kỳ số lượng chứng nhận nào có thể cung cấp cho người dùng các đảm bảo bổ sung như KYC, vị trí địa lý của nút, đánh giá bảo mật cơ sở hạ tầng của họ, v.v.
  • Mật mã và phần cứng nâng cao – cung cấp tính linh hoạt cho mật mã nâng cao hơn (như bằng chứng không có kiến ​​thức) và phần cứng (chẳng hạn như môi trường thực thi đáng tin cậy) cho phép các oracles thực hiện các chức năng bổ sung như chứng minh nguồn gốc của dữ liệu (ví dụ dữ liệu cụ thể đến từ một máy chủ cụ thể), giữ bí mật dữ liệu, thực hiện tính toán ngoài chuỗi và hơn thế nữa.

*** Tổng quan về dự án Chain Link => Xem tại đây

*** Tổng hợp các bài viết của Oracle Workspace –> Xem tại đây

The Graph (GRT)

The Graph (GRT) là một giao thức phi tập trung cho phép lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liêu từ Blockchain. The Graph cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập để xây dựng và publish các API gọi là Subgraph. Subgraph giúp việc truy cập Data từ Blockchain nhanh chóng, dễ dàng, tin cậy và bảo mật hơn.

Chính vì tinh năng index và truy vấn dữ liệu đó mà người ta ví von rằng The Graph là Google trong Blockchain Network.

The Graph
The Graph

The Graph xây dựng một giao thức cho phép người sử dụng có thể truy cập để xây dựng các API (còn được gọi là các Sub-Graph). The Graph sẽ lấy dữ liệu từ Network Blockchain (bước đầu với Ethereum) và tổ chức lại theo một cấu trúc riêng.

Việc truy xuất dữ liệu được áp dụng theo phương thức GraphQL, một phương thức phổ biến được rất nhiều ông lớn sử dụng như Facebook, Pinterest, Shopify…

*** Tổng quan về dự án The Graph => Xem tại đây

Theta Network (THETA)

Theta network (THETA) là một mạng lưới chuyên về phân phối các video được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain cho phép các nhà cung cấp và người dùng sử dụng nó để thực hiện các dịch vụ liên quan đến video như truyền hình trực tiếp các chương trình thể thao, Esport, các video liên quan đến giáo dục, các hội nghị hay các video do người dùng đăng lên để chia sẻ cho bạn bè họ cùng xem video đó với chất lượng video tốt nhất, độ lan truyền rộng nhất đi kèm với chi phí tốt nhất nhờ các thuật toán riêng của nền tảng.

THETA Network giải quyết vấn đề gì?

  • Chất lượng kém: Các mạng phân phối nội dung (CDN) ngày nay thiếu phạm vi tiếp cận tới người dùng và thời gian tải video quá lâu ở nhiều nơi trên thế giới.
  • Nhu cầu sử dụng dữ liệu cao: Người dùng yêu cầu các luồng 4k, 8k và chất lượng cao hơn tạo ra nút thắt cơ sở hạ tầng. Khiến cho mạng lưới có thể bị tắc nghẽn và gián đoạn khi có nhiều người cùng truy cập và sử dụng cùng lúc.
  • Hệ thống tập trung và kém hiệu quả: Bản chất của tập trung có nghĩa là sẽ có ít doanh thu được trả cho những người làm video hơn và lợi nhuận sẽ tập trung về một nhóm người kiểm soát nền tảng đó.
Theta giải quyết vấn đề gì ?
Theta giải quyết vấn đề gì ?

Theta Network thuộc sector (phân khúc) về Content Creation and Distribution (khởi tạo và phân phối nội dung), một số đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc như: AIOZ Netwrok, D.tube, Flixxo, Audius…v.v.

*** Tổng quan về dự án THETA => Xem tại đây

Polkadot (DOT)

Polkadot
Polkadot
  • Polkadot là một giao thức blockchain thế hệ tiếp theo hợp nhất toàn bộ mạng lưới các blockchain được xây dựng với mục đích, cho phép các mạng hoạt động liền mạch với nhau trên quy mô lớn. Vì Polkadot cho phép gửi bất kỳ loại dữ liệu nào giữa bất kỳ loại blockchain nào, nên nó mở ra một loạt các trường hợp sử dụng trong thế giới thực.
  • Bằng cách tập hợp các tính năng tốt nhất từ ​​nhiều Blockchain chuyên biệt, Polkadot mở đường cho các thị trường phi tập trung mới xuất hiện, cung cấp các cách thức công bằng hơn để truy cập dịch vụ thông qua nhiều ứng dụng và nhà cung cấp khác nhau.
  • Điều này có nghĩa là Polkadot là một môi trường ứng dụng đa chuỗi thực sự, nơi có thể thực hiện được những thứ như đăng ký chuỗi chéo và tính toán chuỗi chéo. Polkadot có thể chuyển dữ liệu này qua các blockchain công khai, mở, không được phép cũng như các blockchains riêng tư, được phép.

*** Tổng quan về dự án Polkadot => Xem tại đây

Kết Luận

Để Web 3 dần đi sâu vào thực tiễn đời sống, không phải là câu chuyện ngắn hạn, sẽ có những khó khăn, những vấn đề cần khắc phục và sửa chữa. Điều đó đòi hỏi thời gian phát triển và nguồn lực là vô cùng lớn tới từ các dự án hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng ta hãy cùng chờ xem trong tương lai Web 3 sẽ lớn mạnh và chiếm lĩnh thị phần từ Web 2 như thế nào nhé.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có những đánh giá riêng của mình về các dự án cung cấp những giải pháp hữu ích cho Web 3 để có thêm một lựa chọn trong quyết định đầu tư của mình.  Mọi người có góc nhìn hay sự phân tích nào về Web 3 thì thảo luận ở dưới cùng GFS Blockchain nhé!
0 0 đánh giá
Article Rating