Tổng quan

Gần đây, sự kiện stablecoin $aUSD của Acala Network bị rơi khỏi mức neo 1 USD, giảm tới 99% giá trị trong một ngày đã gây sự chú ý thu hút cộng đồng. Mặc dù nguyên nhân được quy cho lỗi trong hợp đồng thông minh vừa mới triển khai nhưng sau sự cố UST Depeg, lo ngại về mô hình hoạt động không bền vững vẫn dấy lên mối băn khoăn trong tiềm thức nhiều nhà đầu tư.

Với tầm nhìn là trung tâm tài chính phi tập trung cho hệ sinh thái Polkadot, mô hình hoạt động của Acala Network xây dựng có bền vững và thực hiện được tầm nhìn đó hay không, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mô hình hoạt động Acala Network
Mô hình hoạt động Acala Network

Giới thiệu về Acala Network

Acala là một blockchain chuyên dụng về stablecoin và thanh khoản được xây dựng dựa trên Substrate và nền tảng Polkadot. Acala Network bao gồm một giao thức stablecoin Honzon, sàn giao dịch cơ chế AMM, và một giao thức Homa cho phép gửi tài sản kiếm lãi.

Mô hình hoạt động xoay quanh một stablecoin $aUSD phi tập trung được tạo ra nhờ khả năng thế chấp đa dạng tài sản tới từ đa chuỗi.

Acala Network
Acala Network

Mô hình hoạt động

Thiết kế mạng lưới Acala giúp người dùng có thể mang tài sản gửi vào giao thức nhận lãi trong khi vẫn nhận lại 1 tài sản đối ứng tương đương có thể mang tham gia vào các dịch vụ tài chính khác với giao thức Homa.

Quan trọng hơn hết, các tài sản (bao gồm cả tài sản đối ứng nói trên) có thể sử dụng để thế chấp trong giao thức Honzon, vay đồng stablecoin $aUSD tiếp tục tham gia vào các giao thức tài chính khác, giúp gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng.

Sàn giao dịch trên Acala giúp dễ dàng trong việc chuyển đổi qua lại giữa các token sử dụng trong mạng lưới, đồng thời người dùng có thể cung cấp thanh khoản để nhận thêm lãi từ phí giao dịch. Cầu nối tích hợp bên trong Acala Network cũng hỗ trợ người dùng mang tài sản từ các chuỗi khác về Acala Network.

Giao thức HONZON

Là giao thức cốt lõi của Acala Network. Honzon là một hệ thống stablecoin chuỗi chéo cho phép người dùng thế chấp đa dạng tài sản từ nhiều chuỗi để tạo ra stablecoin $aUSD dưới dạng 1 khoản vay.

Giao thức Honzon
Giao thức Honzon

$aUSD được neo giá trị với USD theo tỷ lệ 1:1. Về cơ bản, người dùng sẽ vay $aUSD bằng cách khóa các tài sản được hỗ trợ làm tài sản thế chấp. Người dùng sẽ cần phải trả lãi để duy trì khoản vay này. Honzon có một tập hợp các cơ chế để duy trì sự ổn định và quản lý rủi ro từ sự biến động giá của tài sản thế chấp.

Tại sao cần $aUSD

  • Lợi tức và thanh khoản cho tài sản thế chấp: trong khi giữ nguyên quyền sở hữu, người dùng vẫn có thể vay $aUSD để  phòng ngừa sự biến động giá, trao đổi mua bán dịch vụ, ví dụ như cung cấp thanh khoản vào pool stablecoin, ….
  • Tăng tính thanh khoản cho tài sản: người dùng có thể xoay vòng quá trình thế chấp rồi vay $aUSD mang mua tài sản rồi tiếp tục thế chấp và vay. Việc này tăng sự ảnh hưởng của việc biến động giá tài sản thế chấp lên vị thế người dùng. Người dùng có thể nhận nhiều lãi hơn hoặc cũng có thể sẽ mất nhiều tiền hơn cho việc làm này. Bên cạnh đó, cũng có thể thực hiện sự xoay vòng trên với quá trình gửi tài sản kiếm lãi ở giao thức Homa được trình bày ở phần sau
  • Phương tiện giao dịch: $aUSD dùng để trả phí giao dịch trên Acala Network, dự án xây dựng trên Acala dùng để trả phí tham gia mạng lưới, phương tiện thanh toán với đối tác.

Collateralized Debt Positions (CDP)

Lấy cảm hứng từ Maker DAO, Honzon thiết kế cơ chế CDP – vị thế nợ của tài sản người dùng thế chấp để thực hiện quá trình quản lí tài sản thế chấp, khoản vay cũng như các cơ chế quản trị khác của giao thức. Một người dùng có thể sở hữu nhiều CDP tương ứng nhiều vị thế nợ với nhiều tài sản khác nhau.

Cơ chế hoạt động giao thức Honzon
Cơ chế hoạt động giao thức Honzon

Cơ chế mint/redeem $aUSD

  • Gửi tài sản thế chấp: Người dùng gửi yêu cầu đến giao thức Honzon và ký quỹ tài sản thế chấp. Nhiều loại tài sản tiền mã hóa được hỗ trợ bởi giao thức, mỗi loại tài sản được thế chấp sẽ có sự khác nhau về tỉ suất lãi, tỉ lệ cho vay và tỉ lệ thanh lý khi biến động giá.
  • Vay $aUSD và mở vị thế CDP: Người dùng sẽ vay số lượng $aUSD mong muốn, được giới hạn bởi giá trị tài sản thế chấp và tỉ lệ cho vay tương ứng của tài sản đó. Giao thức Honzon sẽ khóa tài sản được ký gửi, sau đó đúc ra lượng $aUSD tương ứng và ghi lại số tiền nợ $aUSD đó trong CDP. Tài sản thế chấp bị khóa sẽ không rút ra được cho đến khi khoản nợ bằng $aUSD được thanh toán.
  • Hoàn trả khoản vay $aUSD và lãi: Nếu người dùng muốn đóng một CDP thì phải trả nợ số lượng $aUSD đã vay, cũng như khoản lãi khi vay $aUSD đó. Khoản lãi này có thể được trả bằng  $ACA hoặc $aUSD – sẽ được tự động đổi sang $ACA.
  • Đóng CDP: Sau khi hệ thống nhận được số $aUSD và tiền lãi vay mà người dùng trả, CDP sau đó có thể được đóng và người dùng có thể lấy lại tài sản thế chấp của mình.
Cơ chế Mint/Redeem $aUSD
Cơ chế Mint/Redeem $aUSD

Cơ chế quản trị rủi ro và ổn định giá trị $aUSD

  • Dựa trên thuật toán quản lý rủi ro tự động bên trong giao thức và quản trị của cộng đồng.
  • Cộng đồng ra quyết định thông qua biểu quyết về loại tài sản được chấp nhận sử dụng làm tài sản thế chấp, điều chỉnh thông số CDP, thêm bớt dịch vụ Oracle hoặc nâng cấp mạng lưới thành một chuỗi độc lập với Polkadot theo tầm nhìn 6 năm là một Polkadot parachain trước khi tách ra thành 1 mạng lưới riêng biệt.
  • Thuật toán quản lý rủi ro tự động bao gồm: cơ chế thanh lý tự động các vị thế vay, các thông số của CDP  có thể điều chỉnh được, Oracle để xác định giá trị tài sản thế chấp, cơ chế Tắt hệ thống khẩn cấp.

Cơ chế điều chỉnh các thông số của CDP

Mỗi tài sản thế chấp có một bộ các thông số khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của loại tài sản thế chấp đó, bao gồm: lãi, tỉ lệ thanh lý, phí phạt khi tài sản bị thanh lý và tỉ lệ thế chấp, hạn mức nợ và mức trượt giá cho phép.

Các thông số này có thể được điều chỉnh thông qua biểu quyết cộng đồng, mục tiêu để đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống đối với việc quản lí các khoản vay của người dùng.

Cơ chế thanh lý tự động

Đây là 1 điểm nổi bật của Acala Network. Các giao thức DeFi khác sử dụng cơ chế thanh lý dựa trên dịch vụ mà mọi người thường nghe là “Keepers” đến từ các Oracle để theo dõi giá rồi thực hiện việc thanh lý.

Acala sử dụng cơ chế thanh lý vị thế nợ tự động, nhờ vào 1 cơ chế on-chain (sử dụng Off-Chain Worker – một dịch vụ lập biểu tự động độc quyền của Substrate) để theo dõi các vị thế liên tục theo từng block của mạng lưới và thanh lý các vị thế rủi ro.

Vì sao nói cơ chế này là điểm tiến bộ? Bởi vì, nó an toàn và hiệu quả, không tiêu tốn tài nguyên để kích hoạt việc thanh lý, không phụ thuộc vào bên thứ ba để thanh lý như các phương pháp thông thường đang sử dụng; đồng thời bảo mật do được tích hợp sâu và đảm bảo bởi đồng thuận mức độ mạng lưới Polkadot.

Khi minted $aUSD/Collateral Market Price > Liquidation Ratio thì CDP đó an toàn, nếu không nó sẽ bị cơ chế thanh lý tự động kích hoạt.

Quá trình thanh lý tài sản

Mục tiêu là giải phóng nợ xấu từ vị thế CDP, thu lợi nhuận cho giao thức từ phí phạt và trả lại khoản dư tài sản thế chấp (nếu có) cho người dùng. Nếu không thể thanh lý để thu hồi nợ, tài sản thế chấp tạm thời được giữ lại để thanh lý sau. Nếu sau đó việc thanh lý vẫn không trả được hết số $aUSD vay, giao thức sẽ ghi nhận khoản chưa trả được này là nợ xấu.

Quá trình thanh lý tài sản
Quá trình thanh lý tài sản

Tài sản được thanh lý thông qua sàn giao dịch của Acala, khi tài sản được swap với điều kiện giá trị sau thanh lý đủ chi trả cho khoản tiền nợ $aUSD và phí phạt kèm theo mức trượt giá nằm trong khoảng cho phép.

Tài sản có mức trượt giá lớn trên sàn giao dịch sẽ được thanh lý thông qua đấu giá. Việc đấu giá sẽ chọn ra người chịu trả hết số nợ và phí phạt trong khi nhận lại số tài sản thế chấp mang đấu giá ít nhất.

Nếu giá đạt được khi đấu giá không đủ chi trả khoản nợ và phí phạt, quá trình đấu giá sẽ ngừng lại. Tài sản thế chấp mang lên sàn giao dịch để kiểm tra giá. Khi bán trên sàn giao dịch đủ trả nợ và phí phạt thì việc thanh lý xảy ra trên sàn giao dịch, nếu không, khoản nợ được ghi lại để thanh lý sau.

Oracle ở Acala Network được khuyến khích nhiều bên chất lượng tham gia, đảm bảo tính tin cậy và chính xác cũng như phi tập trung hóa trong quá trình theo dõi vị thế nợ người dùng theo thời gian thực.

Cơ chế ngừng khẩn cấp

Là biện pháp cuối cùng để bảo vệ giao thức khỏi các nguy cơ nghiêm trọng. Việc ngừng hoạt động này có thể ở phạm vi từng tài sản thế chấp riêng biệt hoặc trên phạm vi toàn giao thức.

Cơ chế này được kích hoạt thông qua quản trị cộng đồng. Khi được kích hoạt, toàn bộ tài sản thế chấp có giá trị tương đương khoản nợ được khóa lại, phần dư của tài sản thế chấp có thể được rút về. Sau đó hệ thống xử lý các vị thế nợ CDP đang tồn tại. Phần tài sản thế chấp dư được người dùng lấy về, sau khi hoàn trả khoản vay $aUSD.

Cơ hội giao dịch chênh lệch giá

Người dùng có thể tham gia quá trình đấu giá để mua được các tài sản thế chấp với mức giá rẻ hơn thông thường, hoặc giao dịch chênh lệch giá trên sàn giao dịch của Acala ngay sau khi một quá trình thanh lý lượng lớn tài sản diễn ra. Cơ chế này giúp bảo vệ giao thức và mang lại trạng thái cân bằng cho đồng $aUSD.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, $aUSD được giữ mức neo với 1 USD khá lành mạnh. Khi giá vượt trên mức 1 USD, người dùng có thể giao dịch chênh lệch giá để thu lợi nhuận thông qua sàn giao dịch trên Acala Network hoặc sàn CEX niêm yết $aUSD (KuCoin). Khi mức giá có nguy cơ xuống dưới 1 USD do tài sản thế chấp bị giảm giá, giao thức sẽ thanh lý tức thì tài sản thế chấp để trả nợ vay và phí phạt.

Trong trường hợp nghiêm trọng, mức giá của tài sản thế chấp giảm biên độ lớn bất thường trong 1 thời gian ngắn khiến giao thức không kịp thanh lý trên sàn giao dịch, các tài sản này sẽ được mang ra đấu giá theo quá trình thanh lý tài sản thế chấp nói trên để thu hồi khoản vay aUSD của người dùng kèm theo phí phạt tương ứng. Điều này được thực hiện thông qua quản trị trên chuỗi của cộng đồng, kèm theo cả khả năng ngừng hệ thống khẩn cấp.

Quay trở lại với vụ việc lỗ hổng trong hợp đồng iBTC/aUSD làm $aUSD được tạo ra trái phép không cần tài sản thế chấp, làm mất neo mức 1 USD của $aUSD, quản trị cộng đồng đã thể hiện sức mạnh và sự hỗ trợ lớn với dự án để biểu quyết dừng các tính năng giao thức, giúp dự án điều tra nhanh chóng và có biện pháp xử lý được biểu quyết đồng thuận như đốt phần lớn số $aUSD được tạo ra trái phép, dừng pool thanh khoản bị sai giá trên sàn giao dịch Acala (do cơ chế AMM, hacker swap lượng lớn $aUSD gây ra tình trạng này).

Giá $aUSD sau đó đã phục hồi khá nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình truy vết và lấy lại số tiền bị lấy trái phép vẫn đang diễn ra, nhiều tính năng trên giao thức vẫn đang bị tạm dừng. Giá $aUSD tiếp tục giảm xuống mức 0.64 USD. Diễn biến tiếp theo của sự việc sẽ được GFS theo dõi và cập nhật.

Giao thức HOMA

Với giao thức Homa, Acala Network cho phép người dùng có thể mang tài sản ký gửi vừa nhận lãi vừa nhận lại tài sản đối ứng dưới dạng L-Asset (ví dụ: $LDOT cho $DOT bị khóa), khi đó người dùng có thể đầu tư hoặc sử dụng trong các ứng dụng khác. Ví dụ: cho vay $LDOT để kiếm lãi hoặc sử dụng $LDOT làm tài sản thế chấp cho stablecoin $aUSD.

Giao thức Homa
Giao thức Homa

Lợi ích của việc sử dụng Homa

Giao thức Homa gửi $DOT nhận lãi và $LDOT, trong đó:

  • $LDOT có thể giao dịch và thanh khoản trong toàn mạng Polkadot
  • $LDOT có thể đổi lấy các $DOT bất kỳ lúc nào, với tùy chọn đổi tức thì hoặc sớm so với thời gian 28 ngày thông thường.
  • Quản trị phi tập trung Homa giữa những người nắm giữ $LDOT và $ACA.
  • Dùng để làm tài sản thế chấp trên Honzon, cung cấp thanh khoản nhận phí giao dịch trên Acala DEX.
  • Gia tăng tính bảo mật cho hệ thống Polkadot, trong khi vẫn đạt được hiệu quả sử dụng vốn.

Homa giống như là 1 pool thanh khoản phi tập trung, ở đó người dùng có thể khóa $DOT của họ để nhận lãi đồng thời nhận $LDOT như một hóa đơn có tính thanh khoản và có thể giao dịch được. Giao thức quản lý việc phát hành cũng như thu lại $LDOT khi người dùng muốn lấy lại tài sản thế chấp. Các tài sản bị khóa sẽ được Homa mang đi tham gia vào việc gửi lãi theo các chiến lược khác nhau (như lựa chọn validator để gửi, dựa trên thời gian hoạt động chẳng hạn), quản lý các khoản thưởng cũng như phạt từ mạng lưới Polkadot.

Giao thức Homa tạo ra một pool thanh khoản cho các tài sản thế chấp của người dùng

  • Cung cấp tính thanh khoản cho các tài sản gửi để nhận lãi (thông thường sẽ bị khóa mà không thể sử dụng thêm khi mang gửi trực tiếp vào các validator của Polkadot)
  • Cho phép sử dụng ở các thị trường về tài sản ký gửi trong tương lai
  • Có thể giao dịch và thanh khoản ở tất cả các chuỗi trên mạng Polkadot

Cơ chế hoạt động

  • Gửi: Giao thức Homa sẽ tổng hợp tài sản đại diện cho người dùng để mang đi gửi nhận lãi. Sau đó trả lại cho người dùng 1 hóa đơn ghi nhận việc gửi tài sản. Hóa đơn này có thể tham gia được vào các dịch vụ tài chính khác, giúp tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng tài sản tăng cao.
  • Rút: Khi người dùng đổi $LDOT lấy $DOT, giao thức sẽ mở khóa các tài sản đặt cọc; người dùng thông thường sẽ phải đợi 28 ngày để nhận lại $DOT. Giao thức thường dự trữ 1 lượng $DOT nhất định cho phép người dùng có thể mở khóa ngay lập tức hoặc trong 1 khoảng thời gian ngắn hơn thông thường. Khi đó, người dùng phải trả 1 khoản phí bằng $DOT để bù lại phần lợi nhuận bị mất cũng như khoảng thời gian chênh lệch.
  • Thông qua Homa, $DOT được gửi để nhận lãi, đồng thời nhận lại cả $LDOT như một hóa đơn xác thực. $LDOT này có thể được dùng trong các ứng dụng tài chính mà không hy sinh tính bảo mật của toàn mạng.

Người dùng có thể gửi $DOT vào Homa để nhận $LDOT. Tỉ giá hối đoái giữa $LDOT và $DOT tăng theo thời gian, do phần thưởng gửi lãi được tích lũy, tính bằng công thức

1 1

Tuy nhiên, lãi/lỗ không cố định và được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể tới:

  • Tỷ lệ lạm phát $DOT.
  • Chiến lược Homa lựa chọn để gửi tài sản kiếm lãi.
  • Hiệu suất của node validator được chọn để gửi tài sản.

Người nằm giữ $LDOT và $ACA sẽ cùng nhau quản trị giao thức Homa thông qua biểu quyết về các vấn đề như cập nhật mô hình tỷ giá hối đoái, cơ cấu phí, chiến lược gửi tài sản kiếm lãi… để đảm bảo phúc lợi chung của cả mạng lưới Acala.

Sàn giao dịch và cầu nối

Để thuận tiện cho người dùng, Acala Network tích hợp Wormhole Bridge vào sâu trong mạng lưới giúp mang các tài sản từ chuỗi bên ngoài tới hệ sinh thái Polkadot.

Sàn giao dịch cơ chế AMM hỗ trợ việc trao đổi nhanh chóng giữa các token được hỗ trợ. Đồng thời, cung cấp thêm một giải pháp gia tăng lợi nhuận thông qua việc cung cấp thanh khoản. Với sự hợp tác từ Tapio Protocol, người dùng hoàn toàn thoải mái với việc kiếm lãi bằng tài sản tổng hợp $tDOT có được từ việc kết hợp $DOT và $LDOT.

Tài sản tổng hợp $tDOT
Tài sản tổng hợp $tDOT

Những người ủng hộ dự án đấu giá parachain, đóng góp $DOT cũng nhận được phần thưởng $ACA kèm theo $lcDOT có thể sử dụng nâng cao tính thanh khoản của tài sản bị khóa lại trong thời gian thuê parachain.

DEX and Bridge
DEX and Bridge

Đánh giá

Acala thiết kế mạng lưới để trở thành trung tâm tài chính của hệ sinh thái Polkadot với 3 sản phẩm để bảo mật mạng lưới parachain thông qua gửi tài sản vào validator nhận lãi, tạo ra thanh khoản chuỗi chéo và một stablecoin được bảo đảm bởi nhiều loại tài sản.

Cơ chế tạo ra $aUSD như một khoản vay được bảo đảm nhờ một lượng lớn tài sản thế chấp được khóa lại cùng cơ chế thanh lí khi biến động giá của tài sản thế chấp giảm dưới mức cho phép có sự tương đồng với cơ chế của các giao thức lending. Cơ chế này khác hoàn toàn khi so sánh với cơ chế để đúc ra $UST. Nó đảm bảo cho giá trị của $aUSD luôn được neo với 1 USD dựa trên giá trị của tài sản thế chấp theo thời gian thực.

Các tài sản trên đa chuỗi có thể mang tới Acala tạo thanh khoản cũng như tham gia đa dạng các hoạt động kiếm lãi, thu hút và kích cầu tạo điều kiện giao thương nhộn nhịp và mở rộng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, việc ra mắt ‘Quỹ hệ sinh thái aUSD’ trị giá $250M hứa hẹn sẽ thu hút dự án và mở rộng hệ sinh thái. Các dự án thông thường có thể nhận được khoản tài trợ $50k và nhiều hơn nếu có chất lượng nổi bật.

Kết luận

Thiết kế mô hình hoạt động của Acala Network ổn định và nhiều giải pháp tăng tính thanh khoản cho tài sản người dùng, tương xứng với tầm nhìn là trung tâm tài chính của hệ sinh thái Polkadot. Sự kiện $aUSD depeg tới từ lỗi trong hợp đồng thông minh iBTC dùng làm tài sản thế chấp để vay $aUSD đang được dự án điều tra và có phương án khắc phục khá nhanh chóng, nhưng vẫn chưa kết thúc và giá $aUSD bị giảm trở lại, đang là một điểm trừ gây lo lắng trong cộng đồng.

Phân tích về mô hình hoạt động của dự án được trình bày ở trên có giải tỏa được mối băn khoăn của bạn hay không? Cùng chia sẻ cảm nghĩ của bạn với GFS nhé.