Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn anh em sử dụng tool, tức là dùng những website hỗ trợ cho việc xác định contract của một dự án có dấu hiệu gì đáng ngờ hay không. Các phần trước là chúng ta đi tìm tòi để hiểu bản chất, tại sao thế này, tại sao thế nọ theo logic suy luận ra.
Còn trên thực tế để tiết kiệm thời gian và công sức, thì hầu hết anh em có kinh nghiệm sẽ sử dụng tool và các công cụ hỗ trợ, chứ ít người check kĩ từng dòng code vì đa phần anh em đầu tư Crypto đều không phải là dân IT hay Dev nên sẽ khó khăn hơn trong việc check code. Okay, Hãy cùng mình bắt đầu nhé.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series chuyên sâu về Smart contract của GFS Blockchain nhằm theo dõi và nghiên cứu từ cơ bản tới nâng cao về chủ đề này. Xem thêm về các bài viết liên quan tới Smart contract và các series chuyên sâu khác tại đây nhé.
Vì sao cần dùng tool để check
Chắc hẳn một số anh em sẽ có cùng chung 1 câu hỏi và thắc mắc như sau:
· Check contract như bài hướng dẫn #1 có nhiều bước quá (hơn 14 bước chi tiết), dễ bị rối với những anh em mới đặc biệt là anh chị lớn tuổi.
· Chỉ check contract được trên các chain có tương thích EVM như: FTM, Polygon, Bsc, Ethereum…v.v
· Check contract này nếu không có kiến thức nền cơ bản vững chắc thì dễ bị tẩu hoả nhập ma, rối kiến thức, loạn bước này bước kia…v.v.v
· Check contract này nếu team dự án không show code để check mà dấu kín đi thì cũng không biết được, vì mình làm đang thủ công bằng tay.
PHẦN 1: Sử dụng Dextool để check thanh khoản thực sự của dự án trên Dex
Anh em hãy để các dự án mới list sàn hoặc đã list trên sàn Dex thường trên coingecko hoặc coinmartketcap họ chỉ thể hiện các thông số cơ bản như Total supply hay Marketcap. Tuy nhiên, số tiền thực sự mà bạn có thể giao dịch hoặc rút ra thực tế nhỏ hơn con số volume hay marketcap khá nhiều. Vậy, điều này có thể check được ở đâu? Hãy dùng công cụ chuyên đi soi thanh khoản đó là Dextool.io. Về cơ bản hãy làm theo các bước sau nhé.
BƯỚC 1
Bạn copy địa chỉ contract bất kì của dự án nào trên Coingecko hoặc Coinmarketcap. Sau đó truy cập vào trang web dextool.io dán địa chỉ của dự án ở phần search và click vào thanh khoản tại sàn dex.
BƯỚC 2
Dựa vào các thông số cơ bản của Dextool để đưa ra nhận định, đánh giá. Mình sẽ để mô tả chi tiết trong phần hình ảnh. Anh em click vào để xem nhé.
Phần Pool info Total liquidity: Tổng lượng thanh khoản có trong pool tính theo giá trị USD 24h Volume: Khối lượng giao dịch trong vòng 24h Pool USDT : Số lượng USD của pool theo USDT Pool GULF: Số lượng token dự án có trong Pool Total Supply: Tổng cung của token Pool created: Ngày tạo ra cái pool thanh khoản này
Phần Contract details
Có 4 biểu tượng chính đó là: Mint, Tx lock, Proxy, Fees
Nếu biểu tượng nào sáng lên, trong ảnh này là biểu tượng mint có nghĩa là dự án có thể in thêm token nếu muốn. Anh em cần cảnh giác. Tx Lock: Biểu tượng này mà sáng lên thì Dev có thể khoá sell, anh em mua vào không thể bán ra hoặc ngược lại. Proxy: Biểu tượng này mà sáng lên thì Dev có thể chỉnh sửa contract hoặc đại loại là làm mấy thứ không có lợi cho users. Mình nghĩ đây là một biểu tượng không tốt. Fees: Biểu tượng này sáng lên có nghĩa là dự án có quyền điều chỉnh phí mua bán. Kiểu như Tax buy sell 20% thì khi bạn swap, bạn mặc định mất 20% giá trị hoặc số lượng token.
PHẦN 2: Sử dụng Avedex.cc để check nhanh contract của dự án có gì bất thường hay không
Website này dùng để check nhanh và review sơ bộ qua một contract dự án xem có code gì bất thường không, có đoạn nào đáng ngờ không. Họ đã cài và set up phần mềm để có thể check được và việc của chúng ta đó là đọc và hiểu nó. Anh em hãy làm theo các bước sau
Bước 1
Vẫn là lên coingecko hoặc Coinmarketcap để lấy địa chỉ contract của dự án.
Vì sao vậy ? Vì đây là 2 website uy tín nhất hiện nay đã vetify các thông tin cơ bản của dự án. Tránh trường hợp anh em copy nhầm địa chỉ contract của người khác post trong tele hay discord nhằm lừa đảo.
Bước 2
Truy cập vào trang web avedex.cc ở phần check. Dán địa chỉ contract vào phần check. Bắt đầu từ bước này, anh em xem ảnh và phần giải thích trong mô tả của từng ảnh nhé.
Có 4 phần anh em cần lưu ý trong hình.
* Basic info: Tức là những thông tin cơ bản của dự án, như là Token Contract Address, Contract Owner, Total Supply….vv
* Phần Risk check
Anh em thấy dòng chữ màu đỏ cảnh báo:
* Transfer can pause: Nghĩa là chủ dự án có quyền ngưng các hoạt động swap của bạn, cần lưu ý cẩn thận khi mua vào.
=> Điều này có nghĩa là bạn mua vào thì dự án có thể pause lại, ngưng lại nếu muốn. Bạn bán ra có thể không được, hàm “pause” này được xem là một hàm xấu. Không nên xuất hiện, và nếu gặp, các bạn nên cảnh giác.
* Has blacklist, restricted trade: Dự án này có contract nằm trong danh sách đen, giao dịch bị hạn chế.
=> Dự án này nằm trong danh sách đen, contract của dự án này có thể có liên quan tới một hoặc nhiều dự án đã chính thức scam từ trước. Dấu hiệu này được xem là một điểm trừ, các bạn cần tránh xa.
* Can mint, inssuance maliciously: Chủ dự án có thể in thêm token nếu muốn, phát hành một cách lừa đảo.
=> Đây là một trong những cảnh báo rất nghiêm trọng, các dự án uy tín và dự án lớn thường sẽ không có hàm này. Anh em cần cẩn trọng trong việc mua vào những dự án như thế này, vào một ngày đẹp trời team in thêm 1 đống token xả lên đầu NĐT là hoàn toàn có thể xảy ra.
* Has no lp lock: Thanh khoản không bị khoá
=> Về việc thanh khoản không khoá có nhiều lý do, chưa hẳn không khoá là không tốt hay scam, mà có thể team họ còn phân phối cho bên này bên kia, rồi mới khoá sau nhưng nhìn chung điều này anh em có thể hỏi trực tiếp lý do từ dự án. Nếu họ không có câu trả lời thoả đáng, hãy lưu ý, và note lại
=> Còn lại các mục có tích xanh bên dưới được xem là đã được website này vetify ổn và okay. Anh em hãy tự copy lên google dịch ra nếu chưa hiểu tiếng anh và cùng nhau thảo luận nhé.
Một dự án tốt thông thường và có contract ổn sẽ có rất nhiều tích xanh. Thậm chí 100% tích xanh, và nếu có phần nào bị cảnh báo, team dự án có thể đưa ra lời giải thích hợp lý thì okay. Còn lại nếu cá bạn bật lên và xem đó là cảnh báo gì thì nên thận trọng.
* Phần Token holders info
Phần này nói về top 10 địa chỉ ví nắm giữ token của dự án. Và như các bạn đã thấy, 10 địa chỉ ví đầu tiên nằm gần 90% lượng token của dự án. Đa phần các ví này đều của team dev. Và nếu họ xả ra, chắc chắn dự án đi về lòng đất.
* Phần Pool info
Đây là thông in về số lượng ví đang cung cấp thanh khoản trên sàn dex cho dự án này.
Tóm lại, xét về tổng quan dự án này có nhiều dấu hiệu bất thường, anh em hãy tự đánh giá và cảm nhận nhé. Và các bạn không nên mua vào do có quá nhiều cảnh báo bất thường về contract của dự án. Anh em có thể làm tương tự cho các dự án khác và nhớ chọn đúng Chain nhé. Hiện tại website này hỗ trợ rất nhiều chain khác nhau từ Avax, Polygon, Ethereum, Bsc…v.v.
Kết Luận
Đây không phải là “Chén thánh” để tin tưởng 100%, cũng không phải những nhận định của website này là đúng hoàn toàn. Càng ngày tụi Scamer lại càng tinh vi và nghĩ ra đủ chiêu trò để qua mặt các thuật toán làm việc của những website dạng như tool check thế này. Vì vậy, hãy xem đây là công cụ bổ trợ cho anh em có cơ sở để đánh giá trước khi có quyết định đầu tư. Cần thực hành và nghiên cứu thêm để có cái nhìn tổng quan trước khi xuống tiền với bất kì dự án nào.
Tổng quan Những bài viết trước chúng ta đã đọc nhiều về lý thuyết của tokenomics. Trong bái viết hôm nay, các bạn hãy cùng GFS blockchain phân tích tokenomics của dự án Origin Protocol (OGN) - một dự án gần đầy bị fud khá nhiều cũng như có những thông tin...
Tổng quan Sự bùng nổ của LSDFi cùng với giá trị nội tại và cơ chế veToken của Pendle đã dấy lên cuộc chiến tranh giành lượng vePENDLE của các bên tham chiến như: PenPie, Equilibria, Stake DAO. Ở trong cuộc chiến này mình chỉ xoay quanh ở hai dự...
Tổng quan Dora Factory (DORA), một dự án Blockchain có mã nguồn mở đầu tiên hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền tảng Substrate nhằm kết nối cộng đồng nhà phát triển với các dự án DAO trên Ethereum và Polkadot. Dora Factory được quản trị bởi...
GFI Weekly Overview Trong tuần qua, mọi sự chú ý được cộng đồng tập trung vào ngày 02/02 khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đưa ra quyết định tăng lãi suất và cuộc họp quan trọng sau đó. Mức...
Tổng quan Serum (SRM) là một giao thức dành cho các sàn giao dịch phi tập trung mang lại tốc độ chưa từng có và chi phí giao dịch thấp cho nền tài chính phi tập trung. Serum mang lại tốc độ và sự tiện lợi của các trao đổi tập...
Tổng quan Ngày 1/6 tới đây, thị trường Hong Kong chính thức cho phép nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư hợp pháp vào các tài sản crypto, tạo tiền đề cho Hong Kong trở thành miền đất hứa với các loại tài sản này. Vậy...
Tổng quan Sự ra đời của các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) là một trong những điểm nhấn nổi bật trong không gian tiền mã hóa gần đây. DAO đang được coi là bước tiến lớn tiếp theo trong sự phát triển của hệ sinh thái web3...
Tổng quan GFI Weekly overview Trong quãng thời gian hồi phục mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, Bitcoin luôn dẫn đầu và là nguồn thu hút dòng vốn lớn nhất trong thị trường. Và với diễn biến tuần vừa qua, thị phần Bitcoin đã có chiều hướng giảm mạnh...