Mặc dù tài chính phi tập trung (DeFi) vừa mới chỉ bùng nổ trong năm 2020, các nhà đầu tư đã và đang chấp nhận, tin tưởng vào tương lai của DeFi, DeFi tokens và sự minh bạch của dữ liệu on-chain. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa nắm rõ được liệu chỉ số nào mới thực sự quan trọng đối với sự biến động giá cả của DeFi token.
Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét số liệu để tìm hiểu liệu phân tích cơ bản các chỉ số có cần thiết hay không, và nếu có, loại DeFi token nào sẽ trở thành kẻ dẫn đầu trong cuộc đua phục hồi giá cả.
Giả thuyết được đội ngũ Messari đưa ra là những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng và cần có để gia tăng giá trị tích lũy cho dự án và các nhà đầu tư. Tuy report đã được làm từ năm 2021 nhưng mình nghĩ nó vẫn sẽ có giá trị tới bây giờ và kể cả trong tương lai.
Trong nhiều trường hợp, tokens có nhiều giá trị sử dụng phục hồi giá nhanh hơn những tokens có operating chỉ số tốt nhưng chỉ có sử dụng làm quản trị.
Nhiều người cho rằng việc phục hồi giá cả hoàn toàn tách biệt với những quy tắc cơ bản, và bị tác động bởi các yếu tố khách quan như mối tương quan với Bitcoin và các hoạt động trên nền tảng social media.
Có lẽ, quản trị là use-case duy nhất có hiệu suất và tokenholders thường quan tâm nhiều vào các yếu tố khác như liệu đội ngũ có đủ năng lực để phát triển, nắm bắt thời cơ ngay cả trong trường hợp không mong muốn?
Sau khi phân tích các sàn giao dịch phi tập trung (DEXs), các dự án cho vay và quản lý tài sản để kiểm chứng, 5 dữ liệu được ưu tiên phân tích bao gồm:
- Số lượng người dùng
- Khối lượng giao dịch
- Total Value Locked (TVL)
- Lãi suất mỗi năm của các giao thức (APR)
- Lượng tokens được gửi vào các giao thức cho vay; và lượng dư nợ cho vay (outstanding loans).
Dưới đây là bảng thể hiện biến động giá trong 60 ngày qua. Hầu hết các DeFi tokens đều đạt ATH vào một vài ngày trước hoặc sau ngày 5/5.
Ngoại trừ SUSHI, RUNE, AAVE và SNX – đạt mức cao nhất sau khi đợt Selldown bắt đầu vào khoảng 14/5.
Thế nhưng, mức thấp nhất nhất trong 60 ngày đều nhất quán trong cùng 1 ngày – 23/5 – đối với nhóm các DeFi tokens lớn, mức giảm trung bình là -72%.
Trong vòng 60 ngày, PancakeSwap và 1INCH chưa biểu hiện tốt, trong khi Synthetix và Bancor đã hoạt động hiệu quả.
Phía bên phải của ảnh, kể từ khi chạm đáy vào ngày 23/5, bất kể quy mô của vốn hóa thị trường là bao nhiêu – giá các tokens bị giảm nhiều nhất trong khoảng 23/5 lại phục hồi nhanh nhất (e.g. CRV), trong khi những DeFi tokens có biến đổi nhẹ lại phải tiếp tục đối mặt với việc bán ép (e.g. SNX).
Số lượng người truy cập trong một khung giờ xác định
Nhìn vào số lượng người dùng, bảng bên dưới cho thấy sự thay đổi trong số người dùng hoạt động hàng tuần dựa trên số liệu của tháng 4 và tháng 5.
Trong 2 tháng, Aave thúc đẩy lượng người dùng tới mốc 200% do chương trình khuyến khích Liquidity Mining, được bình chọn vào 25/4 và kết thúc vào 15/7/2021. Aave cũng tích hợp với giải pháp mở rộng Layer2 trên Polygon, thúc đẩy sự tiếp nhận của người dùng.
Mặt khác, lượng người truy cập trên Kyber giảm 9%.
Dưới đây là biểu đồ về sự thay đổi giá trung bình trong cùng một quá trình, được đánh giá phù hợp với thứ hạng của mức độ tăng trưởng người dùng. Dường như có một mối tương quan mạnh mẽ giữa người truy cập và giá DeFi token.
Aave, Uniswap, và SushiSwap vượt trội hơn về lượng người truy cập và sự thay đổi giá do những phát triển mới trong cách vận hành. Aave và Sushi đã triển khai các hoạt động trên Polygon, trong khi Uniswap chọn V3 là điểm đến.
Vì vậy, số lượng người truy cập có thể nói là một chỉ số đánh giá về giá token quan trọng.
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch là một chỉ số quan trọng cho giá trị tích lũy đối với giao thức và các chủ sở hữu DeFi tokens.
Trong 1Q’21, Uniswap và PancakeSwap chiếm được hầu hết số thị phần. Thay đổi về giá của họ phản ánh trực tiếp khả năng tiếp nhận của người dùng.
Uniswap công bố mức lợi nhuận hàng quý là 444%, trong khi PancakeSwap nổi bật hơn so với các đối thủ còn lại với mức lợi nhuận khổng lồ 3,031% trong 1Q’21.
Trong khi đó, mặc dù SushiSwap tăng trưởng nhanh chóng, nhưng vẫn thấp hơn UNI -31%.
Bảng bên dưới hiển thị khối lượng giao dịch trên sàn DEX hàng tuần trong tháng 5 (thời kì selldown), được xếp hạng dựa trên sự thay đổi của khối lượng giao dịch, Synthetix và Curve đã biểu hiện tương đối tốt trong việc duy trì khối lượng giao dịch – trong khi khối lượng giao dichj ở tất cả sàn DEXs còn lại đều bị giảm nặng nề.
Ở nửa cuối tháng 5, khối lượng giao dịch của các DEX đều bị giảm nhiều, đặc biệt là khối lượng giao dịch của Balancer – thất thoát ~80% kể từ đầu tháng 5. Do đó, khối lượng giao dịch của BAL cho thấy mức độ tái đầu tư của người dùng ít hơn rất nhiều so với SNX và CRV.
Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi giá trong thời kì tương ứng, được xếp hạng cùng với bảng khối lượng giao dịch DEX bên trên.
Tuy Balancer và Bancor sụt giá mạnh nhất, nhưng thu hút khách hàng tái đầu tư trong thời kì selldown khá ổn.
Synthetix là một ngoại lệ, mặc dù họ đã làm khá tốt ở việc giữ chân khách hàng, nhưng khả năng phục hồi giá lại chỉ dừng lại ở mức trung bình. Một lý do có thể xảy ra là do khối lượng giao dịch tăng mạnh đột ngột vào tuần của 17/5 ở mức +118%, điều này đã khiến hiệu suất ở nửa cuối tháng 5 suy giảm trầm trọng.
Kết luận là giá của DEX tokens có mối tương quan với khối lượng giao dịch.
Doanh thu được chia sẻ với người nắm giữ token
Một yếu tố khác cần cân nhắc đó là khả năng giao thức có thể chia sẻ lợi nhuận cho người sử hữu tokens.
Dưới đây là bảng dữ liệu về giá cả cho các giao thức ở sàn DEX tháng 5.
Trong suốt thời kì thị trường downtrend từ tháng 5 đến tháng 6/2021, có thể thấy rằng những dự án cho phép người dùng stake các native token để kiếm lợi nhuận có biểu hiện vượt trội hơn:
- SNX, CRV, KNC, SUSHI cho phép stake token gốc để nhận về một khoản phí, những tokens này trở nên nổi bật hơn trong suốt thời kì selldown sau đó.
- BAL: Balancer V1 không phải chịu phí, V2 thu phí cho các khoản vay nhanh. Phí giao dịch và phí rút tiền không hoạt động ngay từ đầu. Tất cả các khoản phí dự án được giữ trong vault và phụ thuộc vào quyền vote quản trị, các quỹ này sẽ được quyết định nên sử dụng như thế nào.
Tuy nhiên, hiệu suất tổng quát từ đầu năm đến nay (phía bên phải của bảng) cho thấy không có mối tương quan nào với lợi nhuận được chia sẻ đối với các token holders. Do đó có thể nói thị trường chỉ quan tâm đến giá trị tích lũy trong thời kì downtrend, và sẽ dành sự quan tâm lớn hơn cho các yếu tố khác trong thời kì uptrend.
Tổng kết: Những dự án chia sẻ lợi nhuận với users thì giá token sẽ thể hiện tốt hơn khi thị trường downtrend. Đó là bởi những người sở hữu tokens có khả năng cao sẽ không unstake hoặc bán tokens của họ, hoặc bởi vị họ muốn có thu nhập thụ động hoặc vì token đó có nhiều use-cases hơn là chỉ có quyền quản trị.
Cũng có nhiều người nghĩ rằng khi thị trường uptrend, dự án nên giữ lại quỹ để thúc đẩy tăng trưởng thay vì phân bổ quỹ cho các người dùng. Bạn nghĩ đó có phải là một ý tưởng tốt?
Total Value Locked – TVL
TVL là chỉ số quan trọng nhằm theo dõi khả năng tạo ra giá trị của dự án.
Bảng thống kê bên dưới đưa ra dữ liệu TVL hàng tuần từ tháng 4, được xếp hạng dựa trên sự tăng trưởng của vốn. Tất cả các dự án đều phát triển từ đầu tháng 4. Yearn Finance có mức tăng trưởng cao nhất, theo sau là Aave. SushiSwap về cuối trên đường đua này bởi TVL đã trừ đi -18%. Đứng thứ hai từ cuối lên, Compound có mức tăng trưởng thấp nhất với +16%.
Trái với giả thuyết đã nêu ra, giá cả không có mối tương quan với TVL.
- Mặc dù YFI có mức tăng trưởng TVL ấn tượng nhất, nhưng giá cả lại không phản ánh điều đó. Giá của YFI đã giảm -15% kể từ ngày 4/4, trong khi mức trung bình là 6%. Điều này có thể là do người dùng đã tìm tới Yearn Finance chỉ để nhận thu nhập thụ động nhưng những người này lại không mua token.
- Giá của Curve và SushiSwap đều tăng trưởng trong thời kì này. Tuy nhiên, TVL của SushiSwap giảm mất -18% trong khi TVL của Curve tăng thêm +54%.
Tổng kết: Dữ liệu trên cho thấy, TVL không phải là 1 nhân tố đáng tin cậy để định giá token bởi vì TVL là tạm thời và có thể làm giả do các yếu tố như khuyến khích liquidity mining, khai thác hoặc đòn bẩy tài chính.
Vì thế, các dự án càng nên duy trì thanh khoản để làm cơ sở cho PMF (Product-Market Fit) từ sự trung thành của người dùng. Hơn nữa, với sự ra mắt của Uniswap V3 và Curve V2, không phải tất cả TVL đều được đánh giá ngang nhau vì hiệu quả sử dụng vốn và phần thưởng tạo ra cho các nhà cung cấp thanh khoản sẽ khác nhau.
Cuối cùng, tuy TVL theo dõi giá trị tối đa có thể đạt được nhưng các nhà đầu tư có thể sẽ không hứng thú với chỉ số này khi thị trường uptrend.
Lãi suất mỗi năm
Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy lãi suất mỗi năm được tạo ra trên số nợ quá hạn kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5/2021, kết quả hiển thị cho tuần của 5/4 là 100. Các cột được xếp hạng dựa trên thứ tự tăng trưởng trong hai tháng. Maker DAO duy trì mức tăng trưởng cao nhất, tăng +19%, Aave đứng thứ hai với mức tăng +6% trong giai đoạn này.
Ở nửa đầu tháng 5, Aave tăng mạnh, gây ấn tượng với mức tăng +92% so với tuần của ngày 5/4.
Do đó điều chỉnh lãi suất có ảnh hưởng tới giá token. Maker đã có sự nhảy vọt kể từ lần chạm đáy ngày 23/5, trong khi Compound phải đối mặt với giá token giảm do giảm IPY. Compound cũng đứng cuối bảng so với giá LH của nó.
Ngoại trừ Cream Finance, giá mới đây gần với giá LH nhất. Một lý do cho hiện tượng này là, không như các dự án đã chạm mức thấp nhất vào ngày 23/5, mốc thấp nhất được ghi nhận của Cream là vào một tháng trước đó, ngày 21/4.
Tổng kết: Dữ liệu cho thấy IPY là một yếu tố phù hợp cho sự phục hồi giá cả, không phải sự thay đổi giá cả mặc dù ví dụ chỉ gói gọn trong 4 dự án. Điều này có nghĩa là, trong thời kỳ suy thoái, nhà đầu tư có thể phân bổ vốn vào các dự án để duy trì IPY.
Tiền ký quỹ và dư nợ cho vay
Ở mục này, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn về nợ quá hạn và tổng tiền ký quỹ trong thời gian thị trường downtrend vào tháng 5/2021. Điểm yếu của chỉ số này đó chính là ít sample.
- Tiền ký quỹ: Aave dẫn đầu, trong khi Maker DAO về cuối.
- Dư nợ cho vay: Trái ngược với yếu tố bên trên, Maker DAO có nhiều khoản vay nhất, trong khi Compound lại hoạt động kém nhất.
Nhìn vào biểu đồ giá cho thấy dư nợ cho vay là dấu hiệu quan trọng cho sự phục hồi giá cả, trong khi số tiền ký quỹ một chỉ số không liên quan. Suốt kỳ selldown trong tháng 5, Maker nổi bật trong khi Compound chưa không có gì nổi trội. Mặc dù tiền ký kỹ trong Aave giảm ít nhất nhưng giá không có nhiều thay đổi. Điều này chỉ ra rằng, giống với TVL, thị trường không quá quan tâm tới số tiền được ký quỹ trong các giao thức cho vay mượn.
Tổng kết: Số tiền ký quỹ cũng là một yếu tố thích hợp với sự phục hồi giá cả. Dư nợ cho vay theo sát khả năng đạt được giá trị của mức trần. Tương tự như TVL, trong thị trường downtrend, các nhà đầu tư giảm mức độ chú ý đến giá trần, thay vào đó, họ xem xét các mức độ nợ quá hạn tích lũy giá trị cho dự án.
Phân tích định tính
Một vài yếu tố xúc tác có thể giải thích được sự biến động của giá của DeFi tokens.
- Các chương trình khuyến khích: Polygon và Aave đã có các chương trình Liquidity Mining kéo dài đến tháng 7/2021, thu hút cả người gửi và người cho vay, hỗ trợ rất nhiều cho giá token của AAVE. Tượng tự, Balancer cũng đã thông báo về Balancer V2 và chương trình khuyến khích mới vào ngày 11/5/2021, mặc dù kế hoạch này không đạt hiệu quả trong việc đẩy giá token lên.
- Thị phần: Compound cũng đã có chương trình Liquidity Mining vào tháng 6/2021, nhưng đã để thua và mất thị phần vào tay Aave. Trong khi đó, Compound đã phát triển TVL trong hai tháng từ tháng 4 đến tháng 5, giá token của nó kém hơn so với Aave – đối thủ đã giành được thị phần.
- Stablecoin: Curve tập trung vào stablecoin và có thành tích khá nổi bật khi hồi phục sau lần chạm đáy vào ngày 23/5. Trong suốt khoảng thời gian selldown, các nhà đầu tư có thể đã tìm đến nơi an toàn và đặt tiền vào các stablecoin để không bị ảnh hưởng bởi sự phá giá của thị trường.
- Sự ra mắt chức năng, phiên bản mới: Uniswap ra mắt V3 vào ngày 6/5/2021 nhằm kích hoạt tính năng “Concentrated Liquidity” với các mức phí khác nhau, cho phép LPs kiểm soát chặt chẽ phạm vi giá mà vốn của họ được phân bổ. Uniswap cũng triển khai V3 cho Arbitrum vào ngày 5/6. Thành công của các đợt ra mắt mới đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng các nguyên tắc cơ bản và hoạt động như một chất xúc tác mạnh mẽ.
- Layer 2 Scaling Solution: Ngoài Aave, Sushi tương đối vượt trội. Đây là token ưa thích của các cá voi (quy mô giao dịch lớn hơn Uniswap) và được tích hợp với Polygon. Khối lượng giao dịch của Sushiswap trên Polygon đã vượt mặt khối lượng giao dịch của Ethereum, chủ yếu do phí thấp, cho phép bots có thể giao dịch thường xuyên.
Vì thế, trong ngành công nghiệp non trẻ này, phân tích định tính cũng quan trọng không kém để hiểu rõ biến động giá token.
Tạm kết
Dữ liệu chỉ ra rằng trong thời kì downtrend, các nguyên tắc căn bản sẽ vô cùng quan trọng nhưng sẽ ít quan trọng hơn khi thị trường uptrend.
Trong tương lai gần chúng ta có thể hi vọng rằng các DeFi tokens sẽ có ít mối tương quan hơn với Bitcoin và giao dịch độc lập hơn dựa trên các chỉ số hoạt động của nó dù thời kì downtrend hay uptrend.