Tổng quan 

Trong sự kiện ETHDenver vừa qua, Co-founder của NEAR Protocol là Illia Polosukhin đã giới thiệu công nghệ Blockchain Operating System (BOS) tới cộng đồng blockchain thế giới. Công nghệ BOS giúp NEAR đạt ra mục tiêu ngay từ ban đầu của mình: Open Web – một web mở, công cộng cho mọi người – trở thành cây cầu nối mượt mà nhất giữa Web2 và Web3, đạt tới mục tiêu 1 tỉ người dùng của NEAR!  

Vậy Blockchain Operating System (BOS) là gì và công nghệ này hoạt động như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu tổng quan về công nghệ này qua bài viết của GFI Blockchain. 

Blockchain Operating System (BOS) là gì? 

Blockchain Operating System là một lớp chung tương thích với mọi blockchain, giúp tạo ra trải nghiệm mượt mà khi duyệt web và khám phá các dApp trên Open Web. 

NEAR BOS
NEAR BOS

Công nghệ BOS mà NEAR Protocol đang phát triển có các tính chất sau: 

  • Phi tập trung 
  • Mã nguồn mở 
  • Minh bạch 
  • Bảo mật 
  • Giảm phát thải carbon 
  • Dễ tiếp cận 

 

Công nghệ Blockchain Operating System
Công nghệ Blockchain Operating System

Tại sao cần có Blockchain Operating System? 

Hiện nay, phần lớn không gian Web đang bị kiểm soát bởi một số ít công ty lớn, do đó làm giới hạn tính khả dụng, đa dạng và sáng tạo. Các công ty lớn này chỉ muốn nắm được càng nhiều dữ liệu càng tốt, thay vì tạo ra các ứng dụng có chất lượng và nâng cao trải nghiệm người dùng. 

Web3 hứa hẹn sẽ loại bỏ dần hệ thống tập trung này, nhưng “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, tính chất phi tập trung của Web3 cũng chính là nhược điểm của nó. Các nhà phát triển phải học các ngôn ngữ phức tạp khi muốn phát triển trên Web3, họ cũng phải chọn một blockchain cụ thể để phát triển, rồi hy vọng rằng người dùng sẽ tìm thấy dự án của họ giữa một rừng dApp. 

Nhược điểm này của Web3 khiến các lập trình viên không muốn phát triển những sản phẩm có use case thật sự, do đó không tạo ra đủ động lực để người dùng trải nghiệm Web3, dẫn đến làm chậm quá trình mass adoption (phổ cập đại chúng).  

Blockchain Operating System ra đời nhằm giải quyết tất cả hạn chế này của Web3. BOS liên kết không gian Web3 bằng cách cho phép nhà phát triển xây dựng trên bất kỳ blockchain nào trong khi loại bỏ sự phức tạp của các giao dịch swap, chuyển đổi, login và xác nhận danh tính. 

BOS cũng giúp nhà phát triển từ mọi lĩnh vực có thể ngay lập tức xây dựng các dApp có tính tương thích cao và có khả năng lập trình bằng Javascript. 

Đối với người dùng, BOS chú trọng đến sự đơn giản cho người mới, tính chất dễ dàng sử dụng và thuận tiện trong việc khám phá dApp mà không cần sử dụng crypto. 

Đối tượng mà Blockchain Operating System hướng đến 

Nhà phát triển 

BOS cung cấp một gateway đến Web3 an toàn và dễ dàng sử dụng cho các nhà phát triển. Nhà phát triển có thể xây dựng nhanh chóng các dApp trên một frontend (giao diện người dùng) phi tập trung bằng cách sử dụng các component có sẵn và một trải nghiệm coding quen thuộc. 

Chỉ với vài dòng code Javascript, nhà phát triển có thể xây dựng trên bất cứ blockchain nào và dễ dàng giới thiệu dApp đó đến với người dùng. 

Doanh nghiệp 

Doanh nghiệp có thể dễ dàng tung ra các sản phẩm với những trải nghiệm thu hút người dùng, từ đó tạo ra nguồn doanh thu mới. 

Người dùng cuối 

BOS chính là không gian Web mà người dùng hằng mơ ước, do công nghệ này cung cấp trải nghiệm tương tác với một hệ sinh thái dApp đa dạng trên các blockchain mà không cần sử dụng crypto. Nhờ có BOS, người dùng sẽ được duyệt web một cách riêng tư, kiểm soát toàn bộ dữ liệu cá nhân, và có thể kết nối trực tiếp với những người dùng và cộng đồng khác. 

Công nghệ BOS sẽ giúp người dùng khi loại bỏ một pain point lớn, đó là phải tạo những tài khoản khác nhau cho các tương tác khác nhau. Với BOS, người dùng chỉ cần một tài khoản ví để thanh toán trên các blockchain và sử dụng các dApp. Trải nghiệm này cũng giống như việc bạn chỉ cầm một cái điều khiển (remote) mà có thể tương tác với tất cả thiết bị trong nhà. 

3 trụ cột của Blockchain Operating System 

Blockchain Operating System (BOS) được phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: Gateway, Component Blockchain. 

Các thành phần tạo nên Blockchain Operating System
Các thành phần tạo nên Blockchain Operating System

Gateway 

Gateway được thiết kế để mọi người có thể truy cập các frontend (giao diện người dùng) phi tập trung. Một gateway bao gồm một máy ảo được thiết kế đặc biệt để tải và vận hành giao diện người dùng cho các giao thức được xây dựng trên Ethereum, các Layer2 và Layer1 khác như NEAR. Phần code cho những frontend này được lưu trữ trên blockchain NEAR. 

Component 

Component là những frontend cho các giao thức on-chain thuộc app-layer như Lido, UniswapAave. Nhà phát triển có thể xem phần code của các app này trong một gateway, tương tự như việc xem một hợp đồng thông minh trong Etherscan. Ngoài ra, nhà phát triển còn có thể fork các app này và triển khai phiên bản của riêng họ, hoặc thậm chí có thể biên soạn các component. 

Giao diện Component trên BOS
Giao diện Component trên BOS

Blockchain 

Component có thể call function (gọi hàm) trên bất kỳ blockchain nào. Hiện tại, tất cả blockchain EVM/Layer2 và NEAR đều được hỗ trợ. Ngoài ra, mã nguồn của frontend đang được lưu trữ trên NEAR, nhờ khả năng lưu trữ HTML/CSS/JS với chi phí rẻ của blockchain này. 

Những bước tiến trong việc ứng dụng Blockchain Operating System 

Blockchain Operating System được xây dựng dựa trên công nghệ hiển thị frontend trực tiếp từ các hợp đồng thông minh. BOS sẽ kết hợp code hợp đồng thông minh với frontend, cũng như kết hợp các logic frontend và backend thành một ứng dụng. Một ví dụ nổi bật của công nghệ này là NEAR Social – một giao thức dữ liệu xã hội được xây dựng trên NEAR Protocol. 

Bên cạnh đó, một bước đột phá lớn là giờ đây các hợp đồng thông minh của Ethereum đã có thể chạy trên Blockchain Operating System. Chẳng hạn, nhà phát triển có thể lấy mã nguồn của Lido và khởi chạy nó với frontend và backend của Near Protocol. Quy trình này chỉ đơn giản là lấy mã nguồn, tạo một component, rồi fork, vậy là xong. 

Trên hệ thống này, nhà phát triển có thể xây dựng một giao diện người dùng phi tập trung và có khả năng tương thích. Nghĩa là có thể thêm các tính năng vào các component khác nhau mà không cần sử dụng hosting riêng. Nhà phát triển có thể tạo ra các component cho DeFi hoặc SocialFi, hoặc có thể kết hợp cả hai. 

Nói cách khác, nhà phát triển có khả năng tạo ra các dApp tùy chỉnh với nhiều chức năng và khả năng tương tác phức tạp giữa các dApp hoặc các hợp đồng thông minh, đồng thời tối ưu quá trình phát triển. 

Bước tiến tiếp theo sẽ là phát triển các plug-in cho các trình duyệt hiện có, bao gồm các trình duyệt độc lập như Brave. Dịch vụ tên miền phi tập trung như Ethereum Name Service (ENS) và Unstoppable Domains sẽ được sử dụng thay cho các nhà cung cấp hệ thống tên miền truyền thống (DNS). Thực hiện xong bước này, chúng ta sẽ có một Internet permissionless và phi tập trung. 

Kết luận 

Blockchain Operating System (BOS) là một công nghệ đang được phát triển bởi NEAR Protocol nhằm tạo ra một không gian Web mở tương thích với mọi blockchain, từ đó mang đến trải nghiệm mượt mà nhất cho các lập trình viên và người dùng. 

BOS được phát triển dựa trên 3 trụ cột chính, gồm: Gateway, Component và Blockchain. Các trụ cột này mang đến một trải nghiệm coding quen thuộc cho nhà phát triển, từ đó họ có thể phát triển các dApp thân thiện với người dùng trên tất cả blockchain.