Tổng quan

Hello anh em, cuối tuần rồi, tạm gác lại một chút suy tư, muộn phiền để tiếp tục cùng chuỗi Series on-chain cho người mới để có thể tiếp tục tập tành check các dạng dữ liệu không thể làm giả, không thể thay thế nào.
Chủ đề của bài viết này đó là các chỉ báo cơ bản thường dùng để có thể hình dung ra được, hiện tại mình đang nằm ở giai đoạn nào của thị trường rồi. Đã tới lúc thị trường nóng trở lại chưa, đã fomo quá chưa, đang ở đáy hay dập dìu trên đỉnh, chỉ báo nào giúp chúng ta dự đoán việc đó, check ở đâu, hiểu thế nào cho đúng…v.v.
Okay, bài viết này mình sẽ hướng dẫn anh em, cách đọc một số chỉ báo cơ bản và thường gặp trong phân tích on-chain. Nhìn vào các chỉ báo này, chúng ta có thể có cơ sở nhất định để đưa ra những dự đoán hoặc nhận định của riêng mình dựa trên những dữ liệu đã có xảy ra từ quá khứ. Okay, bắt đầu thôi nào!
.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series on-chain cơ bản dành cho người mới của GFS Blockchain nhằm giúp người đọc hiểu từng bước từ cơ bản tới nâng cao của lĩnh vực phân tích on-chain. Xem thêm các bài viết khác về phân tích on-chain tại đây

Biểu đồ HODL Waves

Bitcoin HODL Waves là một biểu đồ cho ta thấy số lượng các ví đang active và được gộp nhóm theo độ tuổi tính từ lần giao dịch cuối cùng.

Tuổi thọ của 1 ví ở đây là được xem là thời gian ví đó giữ bitcoin trong bao lâu. Nếu ví đó phát sinh hành vi chuyển tiền, thì được tính lại thời gian từ lần cuối cùng.

Ví dụ: Bạn trữ BTC trong ví và để yên 1 năm thì số BTC này được coi là 1 năm tuổi. Và nếu bạn chuyển BTC này đi ví khác, thì độ tuổi của BTC này được reset lại từ đầu.

Các màu sắc của từng nhóm tuổi được liệt kê chi tiết ngay dưới biểu đồ. Trong đó màu tím ở góc trên cùng bên phải là nhóm có độ tuổi cao nhất (Hodl trên 10 năm). Còn màu đỏ hồng dưới cùng có tuổi đời thấp nhất (24h)

HODL Waves
HODL Waves

Dựa vào biểu đồ này, cho chúng ta thấy, ở các đỉnh chu kì trước của BTC, số lượng địa chỉ ví BTC có độ tuổi trung bình trẻ có sự gia tăng đột biến và phình to ra bất thường. Điều này cho thấy sức nóng của thị trường đang lớn dần lên và có thể đạt đỉnh.

Và ở chiều ngược lại, khi thị trường đang sideway hoặc tạo đáy, thì số lượng BTC có tuổi đời non trẻ này tụt giảm và gia tăng vào nhóm ví có độ tuổi lớn hơn.

Dễ dàng thấy màu tím trên cùng, tương ứng với độ tuổi là lớn hơn 10 năm đang có sự phình to ra theo thời gian. Điều này cho thấy nhóm này có niềm tin mãnh liệt vào BTC và tích luỹ trong khoảng thời gian rất dài theo từng năm tháng.

Nguồn check biểu đồ tại đây

MVRV Z-Score

Chỉ số MVRV-Z được sử dụng để đánh giá khi một tài sản được định giá quá cao hoặc được định giá thấp hơn so với “giá trị hợp lý” của nó, được nhấn mạnh bởi độ lệch giữa vốn hóa thị trường và vốn hóa thực tế.

Chỉ số này sử dụng ba số liệu:

Market cap: Được tính bằng giá hiện tại của Bitcoin nhân với số lượng BTC đang lưu hành.

Realized cap: Thay vì lấy giá hiện tại của Bitcoin, Giá trị này lấy giá của mỗi Bitcoin khi nó được chuyển lần cuối tức là lần cuối cùng nó được gửi từ ví này sang ví khác. Sau đó, nó cộng tất cả các mức giá riêng lẻ đó và lấy giá trị trung bình của chúng. Sau đó, nó nhân giá trung bình đó với tổng số BTC đang lưu hành

Standard Deviation (StdDev): Được gọi là độ lệch chuẩn. Đây là một công cụ thống kê đo lường độ phân tán của tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó và được tính là căn bậc hai của phương sai. (Phần này hơi lằng nhằng, ae cần hiểu cặn cẽ mình để link bên dưới)

MVRV Z-Score
MVRV Z-Score

Khi giá trị thị trường cao hơn đáng kể so với giá trị thực, nó chỉ ra đỉnh của thị trường (vùng màu đỏ), trong khi chiều ngược lại chỉ ra đáy thị trường (vùng màu xanh lá cây).

Trong quá khứ, khi giá của BTC đạt đỉnh của một chu kì nào đó, thì lúc này chỉ số MVRV Z-SCORE sẽ chạm vào vùng màu đỏ. Báo hiệu rằng thị trường đang quá nóng và đây là thời điểm nên cân nhắc để chốt lời.

Ở chiều ngược lại, vùng màu xanh và các vòng tròn xanh thể hiện lúc này thị trường đang ảm đạm, nhàm chán và đang tạo đáy và có thể sẽ là điểm khởi đầu cho một chu kì tăng giá mới của Bitcoin.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ số này vẫn đang nằm trong vùng màu xanh, anh em có nghĩ rằng liệu đây có thể là tín hiệu báo rằng thị trường đã bước vào giai đoạn ảm đạm khi tụt xuống đáy của một chu kì hay không ???

Nguồn check biểu đồ này tại đây 

RHODL Raito

Đây là một chỉ báo thị trường dựa trên tỷ lệ của Realized Cap HODL Waves. Cụ thể, RHODL Ratio lấy tỷ lệ giữa các dải RCap HODL 1 tuần và 1-2 năm. Ngoài ra, nó còn tính đến nguồn cung tăng lên bằng cách tính tỷ trọng của tổng độ tuổi thị trường. Tỷ lệ này cao cho thấy thị trường quá nóng và có thể được sử dụng để xác định các đỉnh chu kỳ và ngược lại

 

RHODL RATIO
RHODL RATIO

Trong quá khứ, chỉ báo này đã có 3 lần đi vào trong vùng màu hồng, tại vị trí 3 vòng tròn đỏ. Cả 3 lần này đều tương ứng với đỉnh của BTC trong các chu kì liên tiếp. Lúc này có thể cân nhắc bán ra vì thị trường có thể đã đạt đỉnh

Ngược lại, việc tụt xuống khu vực màu xanh có liên quan đến đáy của giá BTC. Các vòng tròn màu xanh thể hiện khi chỉ số RHODL Ratio này tiến xuống dải màu xanh, giá của BTC cũng tạo đáy trong khoảng thời gian đó, trước khi lại bước vào một thời kì tăng trưởng mới.

Nguồn check biểu đồ tại đây

The Puell Multiple

Chỉ báo Puell quan sát động thái của miner để phân tích các thái cực của thị trường BTC. Vì nó hiển thị các vùng có lợi nhuận thấp (vùng xanh) và cao (vùng đỏ) cho các thợ đào

The Puell Multiple được tính bằng cách chia giá trị phát hành Bitcoin hàng ngày cho giá trị MA 365 ngày của chính nó

Giá trị phát hành hàng ngày đề cập đến các đồng BTC mới được miner thêm vào hệ sinh thái, đổi lại họ nhận được BTC làm phần thưởng cho việc xác thực các khối trên blockchain. Miner thường trang trải chi phí khai thác bằng cách bán BTC vào thị trường.

 

The Puell Multiple
The Puell Multiple

Theo chỉ báo này, nếu đường màu đỏ đi vào khu vực màu hồng (tại các vòng tròn đỏ) thì thường là báo hiệu của việc thị trường đã đạt đỉnh.

Ngược lại, nếu chỉ báo này tụt xuống khu vực màu xanh, thường báo hiệu cho vùng giá đáy của một chu kì mới (tuy nhiên đáy sâu và kéo dài bao lâu thì không ai biết)

Thời điểm hiện tại, chỉ báo này đã đi vào vùng màu xanh, nơi mà các thợ đào đang có lợi nhuận khá thấp

Nguồn check biểu đồ tại đây

Stablecoin Supply Ratio (SSR)

SSR là chỉ số đo lường vốn hóa thị trường của Bitcoin so với tổng nguồn cung stablecoin để ước tính sức mua trong thị trường stablecoin (Marketcap (BTC) / Marketcap USD). Nó thay đổi khi giá BTC hoặc nguồn cung stablecoin có sự thay đổi.

Giá trị thấp cho thấy rằng stablecoin có thể mua một nguồn cung BTC đáng kể. Ví dụ: giá trị 10 chỉ ra rằng 10% nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin (tỉ lệ 1/10).

 

Stablecoin Supply Ratio (SSR)
Stablecoin Supply Ratio (SSR)

Hiện tại, chỉ số này đang ở mức ~5 có nghĩa rằng, ở giá hiện tại, nếu dùng toàn bộ Stablecoin trên thị trường Crypto để mua BTC thì sẽ mua được 1/5 lượng BTC hiện đang có lưu hành.

Đường màu tím thể hiện chỉ số SSR cho chúng ta thấy, theo thời gian, lượng Stablecoin được bơm vào thị trường Crypto càng lớn, và chỉ số này đang có xu hướng ngày càng nhỏ đi. Như vậy, sức mua trên thị trường cũng ngày càng tăng lên theo thời gian. Đây là một tín hiệu tốt cho việc tăng trưởng trở lại của thị trường trong tương lai. Vì mà ngày càng có nhiều USD được bơm vào thị trường.

Nguồn check biểu đồ tại đây

Kết Luận

Cần phải nhớ một điều rằng, không một ai có thể chắc chắn rằng, những chỉ báo này đúng ở quá khứ sẽ tiếp tục chính xác 100% trong tương lai. Chúng ta phải cần nhiều nguồn thông tin khác nhau để kết hợp, research và nhận định. Không có gì gọi là “CHÉN THÁNH ĐỂ BIẾT ĐƯỢC TƯƠNG LAI” cả mà chỉ giúp bổ trợ cho chúng ta trong việc đầu tư Crypto mà thôi. Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp anh em có thêm một góc nhìn trong việc đầu tư của mình. Hãy cùng nghiên cứu và học hỏi không ngừng mỗi ngày để tích luỹ thật nhiều kiến thức trong tương lai nhé.