Tổng quan
Tổng BTC có trên các sàn giao dịch
Biểu đồ này cho thấy lượng BTC đang nằm trong các sàn giao dịch là bao nhiêu.
Theo như bức ảnh bên cạnh, dễ dàng nhận thấy xu hướng giảm về chỉ số này. Điều đó có nghĩa rằng, lượng BTC đang được rút dần ra khỏi các sàn giao dịch theo thời gian. Và con số này hiện tại đang thấp nhất kể từ năm 2020.
Tính tới ngày 12/08/2022, lượng BTC trên sàn đang ở mức xấp xỉ 2,3 triệu BTC
Nhiều người cho rằng, càng nhiều BTC trên sàn càng không có lợi cho giá của BTC vì áp lực chờ bán và xả sẽ đến bất cứ lúc nào. Việc này dẫn tới đâu đó có niềm tin cho rằng, nếu có thông tin lượng BTC được rút ra khỏi sàn ngày càng nhiều sẽ là mấu chốt quan trọng để BTC tăng giá. (Vì trên sàn còn rất ít BTC để bán)
Nguồn check biểu đồ này tại đây
Bitcoin exchange Netflow
Biểu đồ này thể hiện sự chênh lệch lượng BTC được nạp vào và rút ra trên các sàn giao dịch.
Chỉ số này được tính theo công thức sau:
Netflow = Inflow – Outflow
Tức là dòng tiền từ BTC (Netflow) bằng lượng BTC nạp lên sàn giao dịch trừ đi lượng BTC được rút ra khỏi sàn.
Nếu chỉ số này là một số dương (lớn hơn 0) thì lượng BTC nạp vào nhiều hơn lượng rút ra. Nếu âm thì ngược lại và nếu bằng 0 thì có nghĩa là lượng BTC nạp và rút tương đương nhau.
Theo như thông số trên màn hình, chỉ số Netflow đang ở mức: -5767, điều này có nghĩa là lượng nạp vào đang ít hơn lượng BTC rút ra tại ngày 12/08/2022
Nguồn check biểu đồ này tại đây
Stablecoin balance in exchange
Tính tới ngày 13/08/2022, lượng stalecoin trên tất cả các sàn giao dịch đang dao động ở mức 38,9 tỷ đô la. Nếu so với cùng thời điểm năm 2021, lượng stablecoin này đang có chỉ số gấp đôi.
Lượng Stablecoin trên sàn nhiều, cũng là một trong các chỉ báo cơ bản và quan trọng dùng để tham khảo trong việc phân tích dữ liệu on-chain. Nó có xu hướng cho rằng, có một nguồn tiền rất lớn đang nằm trú ẩn trong các loại tài sản bất biến là Stablecoin (USDT, USDC, DAI, …v.v.) và có thể chuyển sang mua bán các loại hình tài sản khác
All stablecoin exchange netflow
Tượng tự với chỉ số BTC Netflow, công thức để tính chỉ số này đối với Stablecoin đó là
Netflow = Inflow – Outflow
(Lượng USD nạp vào trừ đi lượng USD rút ra)
Theo như ví dụ trên hình, vào ngày 12/08/2022. Chỉ số này đang ở mức âm 308.054.961 triệu đô la.
Có nghĩa là lượng USD rút ra khỏi các sàn giao dịch nhiều hơn lượng nạp vào là ~308 triệu $
Nguồn check tại đây nhé
Net Unreaalized Profit/Loss – NUPL (Lãi/lỗ ròng chưa được thực hiện)
Chỉ số này được tính toán như sau:
NUPL=(Market Cap-Realized Cap)/Market Cap
Trong đó:
Market cap: Được tính bằng giá hiện tại của Bitcoin nhân với số lượng BTC đang lưu hành trên thị trường.
Realized Cap: Thay vì lấy giá hiện tại của Bitcoin, thì chúng ta lấy giá của mỗi Bitcoin khi nó được di chuyển lần cuối, tức là lần cuối cùng nó được gửi từ ví này sang ví khác. Sau đó, nó cộng tất cả các giá riêng lẻ đó và lấy trung bình của chúng. Cuối cùng, nhân giá trung bình đó với tổng số BTC đang lưu hành.
Nói một cách đơn giản hơn, số liệu này cho chúng ta biết liệu thị trường Bitcoin hiện đang ở trạng thái lãi hay lỗ. Khi giá trị NUPL trên 0, điều đó có nghĩa là toàn bộ mạng Bitcoin hiện đang có lãi. Mặt khác, các giá trị âm ngụ ý rằng các nhà đầu tư trung bình đang thua lỗ vào thời điểm hiện tại.
Trong quá khứ, khi đường màu đỏ (NUPL) chạm sát vùng màu tím trên cùng là vùng: Euphoria /Greed (tham lam), thường là dấu hiệu cho thấy thị trường đang đạt đỉnh.
Ngược lại, trong các lần đường NUPL xuống dưới mức 0, thường tương ứng với việc giá của BTC tạo đáy.
Tuy nhiên, việc tạo đáy trong khoảng thời gian bao lâu thì không ai có thể biết. Và cũng không có gì chắc chắn việc chỉ số này vượt lên khỏi mức âm là sẽ không quay trở lại khu vực này một lần nữa. Hãy xem đây là thông tin tham khảo
Nguồn check biểu đồ này tại đây
Mô hình Stock To Flow
Nói một cách đơn giản, mô hình Stock to Flow (SF hoặc S2F) là một cách để đo độ dồi dào của một tài nguyên cụ thể. Trong đó Stock là trữ lượng còn Flow là lưu lượng.
Chỉ số Stock to Flow được tính bằng tỷ lệ giữa Lượng cung hàng năm (Flow) và Tổng cung toàn bộ (Stock) của tài sản đó trên thị trường.
STF = Stock / Flow
Mô hình Stock to Flow thường được áp dụng với các tài nguyên thiên nhiên. Hãy lấy ví dụ về vàng.
Stock: Theo tính toán của Hiệp hội vàng thế giới (World Gold Council – WGC), có khoảng 190.000 tấn vàng trên thế giới có thể được khai thác. Chúng ta sẽ xem đây như tổng cung tối đa (stock) của vàng.
Flow: Với tổng cung kể trên cộng với kỹ thuật khai thác hiện tại, theo tính toán hàng năm trên toàn thế giới sẽ có thể khai thác được từ 2.500 – 3.200 tấn vàng. Nghĩa là mỗi năm sẽ có một lượng vàng kể trên được đưa vào thị trường. Đây được xem như là Flow hàng năm của vàng.
Với hai chỉ số trên, chỉ số Stock to Flow của vàng ~ 59. Vậy con số 59 này có ý nghĩa gì? Hiểu môt cách đơn giản là với tốc độ khai thác như hiện tại (3.200 tấn/năm) thì sẽ mất 59 năm để khai thác hết 190.000 tấn vàng. Đương nhiên, ngữ cảnh là nếu công nghệ khai thác trở nên hiện đại hơn, số lượng vàng khai thác hàng năm (Flow) cao hơn thì sẽ mất ít thời gian hơn để khai thác hết số lượng vàng này (Stock).
Ngoài vàng, Stock to Flow được áp dụng để dự đoán giá của đồng BTC
Điểm chung giữa vàng và Bitcoin trong việc ứng dụng mô hình Stock to Flow
Trên thực tế, vàng và Bitcoin có 2 điểm chung dưới đây.
Tính khan hiếm: Cả vàng và Bitcoin đều có tính khan hiếm. Ở thời điểm hiện tại, vàng chỉ có khoảng 190.000 tấn trên toàn thế giới. Để gia tăng số lượng vàng này, chúng ta phải mất nhiều nhiều năm trải qua giai đoạn hoá thạch. Bitcoin cũng tương tự như vậy. Bằng công nghệ, Satoshi Nakamoto chỉ cho phép tạo ra 21 triệu đồng BTC. Sự kiện Halving của BTC cũng là một trong những tác nhân khiến cho sự khan hiếm này gia tăng và kéo dài thời gian để khai thác hết lượng BTC kể trên.
Khả năng lưu trữ giá trị: Cả vàng và Bitcoin đều được xem là những tài sản có chức năng lưu trữ giá trị (Store of Value).
Nói tóm lại, mô hình này được đưa ra để dự đoán về giá cả tương lai của BTC. Và như chúng ta có thể thấy, các vòng tròn đó đánh dấu sự kiện Halving cứ 4 năm một lần của BTC. Cứ sau mỗi một lần halving, giá của BTC lại bắt đầu cho một đợt bull market mới.
Bên cạnh đó, giá của BTC kể từ năm 2012 luôn có xu hướng bám vào đường STF này. Liệu rằng thời điểm 2024, sự kiện Halving có giúp BTC khởi sắc trở lại và tiến tới cột mốc 100k$ ???
Tuy nhiên, không có gì chắc chắn mô hình STF đúng trong quá khứ thì sẽ tiếp tục đúng ở tương lai. Do đó, anh em hãy chỉ nên xem đây là một nguồn thông tin tham khảo cho việc đầu tư của riêng mình. Đừng quá xem nó như là một mô hình thần thánh có thể “nhìn trước được tương lai”
Nguồn check biểu đồ này tại đây
Fear and Greed Index
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam là một công cụ giúp các nhà đầu tư phân tích thị trường Crypto từ góc độ cảm tính. Nó xác định mức độ mà thị trường trở nên quá sợ hãi hoặc quá tham lam. Do đó tại sao nó được gọi là Chỉ số Sợ hãi và Tham lam.
Ý tưởng đưa ra là khi thị trường nói chung đang lo sợ quá mức, điều đó có thể cho thấy rằng Bitcoin đang rẻ hoặc bị định giá thấp vào thời điểm đó và có thể tạo ra một cơ hội mua tốt.
Điều ngược lại cũng áp dụng, vì vậy khi Chỉ số Sợ hãi và Tham lam đang báo hiệu những người tham gia thị trường cực kỳ tham lam, nó có thể cho thấy giá Bitcoin quá cao so với giá trị nội tại của nó và đây có thể là thời điểm tốt để bán
Ở thời điểm viết bài, chỉ số này đang ở mức 45 và mức giá BTC đang dao động loanh quanh 24k. Điều thú vị là trong quá khứ, mặc dù vùng giá của BTC ở mức 13k lại cho chỉ số đạt 96/100 vào đầu năm 2019. Trong khi đó với mức giá gần gấp đôi ở năm 2022 thì chỉ số này chỉ là 45.
Điều này cho thấy rằng, dù sau rất nhiều năm, tâm lý đầu tư của đám đông vẫn là một dạng tâm lý phổ biến, không dễ để thay đổi. Và các cá mập, cá voi trên thị trường sẽ dựa vào đó để chi phối, làm giá nhằm khống chế thị trường chung.
Nguồn check biểu đồ này tại đây
Inflation
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
Bức ảnh được lấy từ nguồn của VNexpress, nói lên trong 10 năm qua, mặc dù giá xăng có vẻ như trở lại với mức giá năm 2012. Tuy nhiên giá phở đã tăng hơn gấp đôi. Từ mức giá 15k / 1 tô phở lên thành 35-40k / 1 tô.
Một ví dụ đơn giản khác là nếu bạn có 100 triệu đồng và gửi ngân hàng với mức lãi suất 5%/năm. Thì sau một năm với tỉ lệ lạm phát là 5%, 100 triệu của bạn giờ đây khi gửi ngân hàng dường như không có lãi khi giá cả hàng hóa đã tăng vọt sau 1 năm.
Điều này còn tồi tệ hơn khi bạn giữ tiền mặt trong két sắt và không làm gì cả, dần dần số tiền này sẽ trở nên mất dần giá trị theo từng năm.
Vì vậy, hãy cố gắng để học hỏi và tích lũy kiến thức để tạo ra nguồn thu nhập có thể cover được mức độ lạm phát hàng năm nhé.
Kết Luận