Vốn hóa thị trường – Market Capitalisation trong On-Chain

Vốn hoá thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường (Thuật ngữ tiếng Anh: Market Capitalisation) là giá trị của một tài sản thể hiện tổng giá trị mạng của tài sản đó.

Chỉ số vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường của một tài sản thể hiện tổng giá trị mạng của tài sản đó, được xác định bằng giá trị tổng hợp của tất cả các đơn vị của tài sản đó tồn tại và được tính bằng một phép nhân đơn giản của tổng cung lưu hành với giá giao dịch cuối cùng.

Vốn hóa thị trường thường được sử dụng để mô tả quy mô của tài sản tiền điện tử, đặc biệt là so với các tài sản và thị trường khác. Vốn hóa thị trường rất quan trọng vì đó là phép đo đại diện cho quy mô mạng lưới tương đối và là yếu tố cơ bản xác định các đặc điểm khác nhau mà các nhà đầu tư quan tâm như mức độ chấp nhận, quy mô thị trường và rủi ro.

Biểu đồ Bitcoin: Vốn hoá thị trường và giá trị của BTC (24/07/2010-11/12/2019) Nguồn: Glassnode
Biểu đồ Bitcoin: Vốn hoá thị trường và giá trị của BTC (24/07/2010-11/12/2019) Nguồn: Glassnode

Đo lường vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường được đo bằng cách nhân giá của một tài sản với nguồn cung lưu hành của tài sản đó.

Market Cap=price [USD]Total Supply=price [USD]value (of all UTXOs)

Vốn hoá thị trường = Giá (USD) . Tổng cung = Giá (USD) . Giá trị UTXOs

Vốn hóa thực tế – Realized Capitalisation trong On-Chain

Vốn hóa thực tế là gì?

Vốn hóa thực tế (Thuật ngữ Tiếng Anh: Realized Capitalisation) là một biến thể của vốn hóa thị trường định giá mỗi UTXO dựa trên giá khi nó được di chuyển lần cuối.

Biểu đồ Bitcoin: Vốn hoá thực tế và giá trị BTC năm 2011-2021 (Nguồn: Glassnode)
Biểu đồ Bitcoin: Vốn hoá thực tế và giá trị BTC năm 2011-2021 (Nguồn: Glassnode)

Chỉ số vốn hóa thực tế

Vốn hóa thực tế (giới hạn thực tế) là một biến thể của vốn hóa thị trường định giá mỗi UTXO dựa trên giá khi được di chuyển lần cuối cùng, trái ngược với giá trị hiện tại. Do đó, nó đại diện cho giá trị thực của tất cả các đồng tiền trong mạng.

Vốn hóa thực tế có tác dụng làm giảm tác động của các đồng tiền bị mất hoặc không hoạt động trong thời gian dài, đồng thời tăng trọng lượng các đồng coin theo sự hiện diện thực tế của chúng trong nền kinh tế của một chuỗi nhất định.

Khi một đồng coin được giao dịch lần cuối với giá rẻ hơn đáng kể với giá mua (người mua mua giá cao đáng kể so với lần bán cuối), nó sẽ định giá lại đồng tiền với giá hiện tại và do đó tăng lượng vốn hóa thực tế lên một số lượng tương ứng. Tương tự, nếu một đồng coin được bán ở mức giá thấp hơn so với thời điểm được giao dịch lần cuối, nó sẽ định giá đồng coin ở mức giá rẻ hơn và có mức giảm tương ứng trên trong vốn hoá thực tế.

Vốn hoá thực tế xác định mỗi đồng coin được di chuyển ở lần cuối, được coi là đại diện cho giá trị ‘được lưu trữ’ hoặc ‘được cất’ trong tài sản. Do đó, số liệu này có thể được coi là ước tính của cơ sở chi phí tổng hợp cho mạng lưới và là cơ sở mạnh mẽ để tạo ra các số liệu bổ sung sau này (ví dụ: MVRV và NUPL).

Đo lường vốn hóa thực tế

Giới hạn thực tế được tính bằng cách định giá từng UTXO dựa trên giá khi tài sản đó được chuyển lần cuối cùng.

Realized Cap=valuepricecreated [USD] (of all UTXOs)

Vốn hoá thực tế = Giá trị . Giá được định giá sau giao dịch (của tất cả địa chỉ ví UTXOs)

Tầm quan trọng của chỉ số vốn hóa thị trường và vốn hóa thực tế

Vốn hoá thực tế xác định giá mà mỗi đồng coin được di chuyển lần cuối, là một phương pháp hiệu quả cho việc đo lường trọng lượng kinh tế thực sự của đồng tiền đó. Những đồng coin không được sử dụng thường xuyên hoặc đã bị mất đi thường bị đánh giá là có giá trị kinh tế thấp và giá sẽ bị giảm đi. Nếu những đồng coin này được sử dụng sau nhiều năm không hoạt động, chúng sẽ có tác động lớn tương ứng đến vốn hoá thực tế khi chúng được định giá lại với trạng thái đang hoạt động.

Ví dụ: Những Bitcoin đã mất có giá trị cao được giao dịch lần cuối vào năm 2009 sẽ có giá trị kinh tế trong khung của vốn hoá thực tế bằng 0. Vốn hóa thị trường sẽ xem xét về các đồng tiền này và do đó những đồng BTC bị mất được coi là giá quá cao so với tổng quy mô thị trường.

Các thay đổi về vốn hoá thực tế sẽ xảy ra trong khuôn khổ sau:

  • Tăng vốn hoá thực tế xảy ra khi các đồng coin được chuyển lần cuối với giá rẻ hơn được mua. Hành động này sẽ định giá lại chúng cao hơn và giới hạn thực tế sẽ tăng theo khối lượng tiền nhân với chênh lệch giữa giá cuối cùng và giá hiện tại.
  • Giảm vốn hoá thực tế xảy ra khi các đồng coin được chuyển lần cuối với giá đắt hơn được mua. Hành động này sẽ định giá lại chúng thấp hơn và giới hạn thực tế sẽ giảm theo khối lượng tiền nhân với chênh lệch giữa giá cuối cùng và giá hiện tại.
  • Tầm quan trọng của sự thay đổi trong vốn hoá thực tế có liên quan trực tiếp đến sự khác biệt về giá giữa thời điểm di chuyển một đồng coin lần cuối và giá hiện tại khi nó được mua. Đồng coin được định giá lại với số lượng đáng kể hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến giới hạn thực tế.

Một đồng coin di chuyển ở đỉnh của thị trường tăng giá và được chi tiêu ở đáy của giá xuống sẽ có tác động giảm lớn đối với vốn hoá thực tế. Tương tự như vậy, một đồng coin được mua ở đáy của thị trường giá xuống và được bán ở đầu của đợt tăng giá tiếp theo sẽ có tác động lớn lên đối với vốn hoá thực tế. Một đồng coin chuyển động ở cùng một mức giá nhưng vào một ngày sau đó sẽ không có tác động đến giá thực tế.

Ứng dụng của chỉ số vốn hóa thị trường và vốn hóa thực tế

Vốn hoá thực tế được ghép nối với vốn hóa thị trường bằng cách sử dụng công cụ so sánh của Glassnode để quan sát các giai đoạn thị trường khác nhau. Theo khuôn khổ mà giới hạn thực hiện ước tính cơ sở chi phí tổng hợp của thị trường:

  • Trường hợp vốn hóa thị trường giao dịch trên vốn hoá thực tế, thị trường đang ở trong tổng lợi nhuận.
  • Trường hợp vốn hóa thị trường giao dịch dưới mức vốn hoá thực tế, thị trường đang thua lỗ tổng thể.

Đáy thị trường theo chu kỳ

Về mặt lịch sử, vốn hóa thị trường đã giao dịch bằng hoặc thấp hơn mức vốn hoá thực tế chỉ trong một số trường hợp, tuy nhiên, mỗi trường hợp đều đưa ra những cơ hội mà trong nhận thức thể hiện các đáy theo chu kỳ đối với thị trường. Vốn hoá thực tế là chi phí cơ sở cho thị trường, nên xét từ góc độ tâm lý, hỗ trợ và kháng cự mạnh sẽ được hình thành ở mức này.

Điều này đã được chứng minh trong cả hai chu kỳ thị trường năm 2011 và 2013, cả hai đều xảy ra trước khi  công thức ban đầu của chỉ số vốn hoá thực tế vào năm 2018 được thiết lập. Mức hỗ trợ ở thị trường bear sớm được thiết lập trùng với vốn hoá thực tế. Khoảng thời gian mà vốn hóa thị trường được giao dịch dưới mức vốn hoá thực tế thể hiện mức đáy cuối cùng của thị trường bear phạm vi tích lũy mà trong đó mức vốn hóa thực tế đóng vai trò như mức kháng cự và sau đó là hỗ trợ khi mức này bị phá vỡ.

Biểu đồ Bitcoin: Market Cap vs. Realized Cap. (Nguồn: Glassnode)
Biểu đồ Bitcoin: Market Cap vs. Realized Cap. (Nguồn: Glassnode)

Xác định các giai đoạn thị trường

Xu hướng phổ biến và độ dốc của vốn hoá thực tế cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết về giai đoạn của thị trường bằng cách sử dụng khung sau:

  • Thị trường tăng giá đặc trưng bởi một xu hướng tăng mạnh của vốn hoá thực tế, điều này xảy ra khi các đồng coin được mua với giá rẻ hơn được mức bán nhằm thu lợi nhuận. Xu hướng tăng mạnh hơn cho thấy lợi nhuận lớn hơn đang được thực hiện.
  • Thị trường giảm gía được đặc trưng bởi các xu hướng giảm nông trong vốn hoá thực tế. Điều này xảy ra khi sự quan tâm của thị trường đối với giao thức bắt đầu tăng lên, nhiều đồng coin hơn được giao dịch trong các sàn giao dịch ngoài chuỗi và những người tham gia thị trường mới chịu thua lỗ trong thị trường bear.

Các giai đoạn tích lũy sau khi đầu cơ ở thị trường bear và vào các thị trường tăng giá sớm có xu hướng đặc trưng bởi xu hướng đi ngang đến xu hướng tăng nông của mức vốn hóa đã thực hiện. Điều này xảy ra khi các nhà đầu tư tiền thông minh tích lũy các đồng coin với giá rẻ ở mức cung cấp hỗ trợ mua cuối cùng và bắt đầu rút tiền về ví lưu trữ lạnh.

Biểu đồ Bitcoin: Market Cap vs. Realized Cap. (Nguồn: Glassnode)
Biểu đồ Bitcoin: Market Cap vs. Realized Cap. (Nguồn: Glassnode)

Tổng kết

Vốn hoá thị trường và vốn hoá thực tế là hai giá trị cơ sở trong phân tích On-chain giúp các nhà đầu tư xem xét và phân tích trạng thái của thị trường nói chung và thị trường của một đồng coin chuyên biệt nói riêng. Xác định được mức hỗ trợ và mức kháng cự bằng cách so sánh đường vốn hoá thị trường và vốn hoá thực tế được chi tiêu, nhà đầu tư có thể khoanh vùng vùng giá an toàn và đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn.

Tuy nhiên, để hiểu được ý nghĩa của các thông số nói trên và mối tương quan của chúng như thế nào đến xu hướng giá, tâm lý thị trường hay sự chuyển động trong tương lai của các tài sản crypto, các bạn theo dõi thêm các bài viết khác cùng chuyên mục On-chain của GFS Blockchain nhé.

Hoặc có bất kỳ thắc mắc nào chưa hiểu cần được giải đáp bạn có thể tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain để được các admin hỗ trợ:

Nguồn: Glassnode Academy

0 0 đánh giá
Article Rating