Smilee là dự án có mô hình độc đáo khi tiếp cận và mở ra khái niệm giao dịch sự biến động của cặp tài sản, dự án cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, đặc biệt là nhận được tài trợ từ Uniswap Grant Program cũng như gọi vốn $2M vòng Seed Round. Hãy cùng mình tìm hiểu mô hình độc đáo thông qua bài viết này nhé!

Smilee là gì?

Smilee là dự án có mô hình độc đáo khi theo đuổi khái niệm Decentralized Volatility Products (DVP) nhằm giải quyết mục tiêu to lớn cho các nhà cung cấp thanh khoản (LPs) về vấn đề Impermanent Loss (IL), và cung cấp thị trường giao dịch mức độ biến động của cặp tài sản.

Smilee
Smilee

Các vấn đề đặt ra

Impermanent Loss – vấn đề nhức nhối của các LPs

Sự gia tăng của các DEX đã thu hút hàng chục tỷ đô la vào các Liquidity Pools trong mùa hè DeFi 2020 cùng với sự bùng nổ của DeFi 2.0. Tuy nhiên, các LPs trong DeFi phải đối mặt với một rủi ro hiện khi thị trường biến động, hiệu suất tài sản của họ khi tham gia các Pool (LP) có hiệu suất kém hơn khi so với việc hold bình thường (EW), điều này gọi là Impermanent Loss (IL). Cụ thể:

IL và Holding
IL và Holding

Như ở hình trên, có thể thấy rằng nếu người dùng nắm giữ tài sản ở ví (đường màu hồng) so với việc họ bỏ vào Pool (đường màu xanh), thì hiệu suất không bao giờ vượt quá đường màu hồng, có chăng là tăng trưởng bằng với đường màu hồng trong một khoảng giá nhất định, nhưng sau đó lại giảm đi. Việc chênh lệch giữa hai đường chính là IL.

Như vậy ta có công thức: EW-LP=IL.

IL
IL

Có thể thấy rằng, IL là một hàm lõm (concave function), điều này cho thấy nếu giá càng biến động mạnh, thì IL của các LPs sẽ càng cao và ngược lại.

Quyền chọn (Options) với LPs dưới góc nhìn của Smilee

Góc nhìn của Smilee cho thấy sự độc đáo trong mối tương quan giữa Options và IL của LPs. Tuy nhiên trước khi đi sâu hơn, hãy cùng mình tìm hiểu tổng quan các khái niệm cần thiết của Options.

Ở phần này, mình sẽ không giải thích chi tiết về cách hoạt động về Options, chỉ tóm tắt những ý chính mà Smilee liên hệ mối tương quan giữa Options và IL của LPs.

1) Options

Đầu tiên chính là Options, Options hay quyền chọn là một dạng hợp đồng phái sinh quy định người mua có quyền lợi – không bắt buộc – được thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá đã thỏa thuận từ trước, có thể xảy ra trước hoặc tại ngày đáo hạn.

Quyền thanh toán tài sản cơ sở được gọi là một quyền chọn mua (Call Option), trong khi quyền chuyển giao được biết với tên gọi quyền chọn bán (Put Option).

Nói một cách dễ hiểu, khi bạn mua Options bạn có quyền mua/bán hoặc có quyền không mua/bán tài sản cơ sở với mức giá đã thỏa thuận (strike price) tại một thời điểm thoả thuận.

  • Nếu bạn chọn mua Call Options (quyền được mua hoặc không mua), thì người bán Options (gọi là Writer) buộc phải bán (nếu bạn mua) tài sản cho bạn (Call Option Writer).
  • Nếu bạn chọn mua Put Option (quyền được bán hoặc không bán), thì người bán Options (gọi là Writer) buộc phải mua (nếu bạn bán) tài sản của bạn (Call Option Writer).
  • Đổi ngược lại người mua phải trả phí (Premium) cho người bán.

Thứ hai chính là Options Greek, ở trong bài viết này, mình chỉ xoay quanh ba khái niệm ở Options Greek lần lượt là:

  • Delta – Sự thay đổi trong giá quyền chọn so với giá tài sản cơ sở (Volatility). Delta là công cụ hữu ích để đo lường rủi ro. Delta càng cao, rủi ro càng cao.
  • Gamma – Sự thay đổi trong đó Delta sẽ gia tăng hoặc suy giảm cho mỗi lần di chuyển giá của tài sản cơ sở. Các lệnh mua Options (hay còn gọi là long Options) sẽ có Gamma dương (hay còn gọi là long Gamma), và lệnh bán Options (hay còn gọi là short Options) sẽ có Gamma âm (hay còn gọi là short Gamma).
  • Theta – Sự thay đổi giá trị của quyền chọn theo thời gian. Theta luôn âm (hay còn gọi là short Theta) cho người mua Options và luôn dương cho người bán Options (hay còn gọi là long Theta).

Đọc thêm về quyền chọn tại đây.

Như vậy dựa vào các thông tin trên:

  • Short Gamma sẽ có đặc điểm giá trị vị thế sẽ giảm khi giá tăng và ngược lại.
  • Long Theta sẽ tăng dần theo thời gian do nó tích lũy các Premium cho đến ngày đáo hạn.
  • Short Gamma và Long Theta chính là vị thế của người bán Options (Writer).

2) IL và LPs

Smilee thấy sự tương đồng và chứng minh được sự trùng hợp giữa LPs với Options, cụ thể khi giá biến động, IL sẽ càng lớn, và ngược lại (tương đương short Gamma).

Short Gamma
Short Gamma

Cùng với việc LPs ăn phí giao dịch từ các traders ở giao thức trong quá trình cung cấp thanh khoản (tương đương long Theta). Do đó có thể nói rằng các LPs thực chất đang hoạt động như một Option Writer.

Long Theta
Long Theta

Nếu bạn muốn xem kĩ hơn về các chỉ số Options Greeks với LPs hãy xem tại đây.

Như vậy câu hỏi đặt ra nếu LPs như một Option Writer, thì ai sẽ là Options Buyer?

Buyer and Writer
Buyer and Writer

Câu trả lời là không một ai cả, điều này xảy ra là bởi vì mô hình đặc thù của AMM Dex trong Crypto. Trong Options, muốn giao dịch Options phải tồn tại đủ cả hai bên là Buyer và Writer, như ở góc nhìn tương đồng về LPs và Writers của Smilee nêu ở trên, cùng với cấu trúc Uniswap chỉ tồn tại ba thành phần chính:

  • Trader
  • Smart Contract
  • LPs (Option Writer)
Mô hình Uniswap
Mô hình Uniswap

Rõ ràng, trong trường hợp này chỉ tồn tại mỗi Writer nhưng không có Buyer. Smilee tận dụng góc nhìn này bằng cách phân tách IL thành các Options và sắp xếp lại chúng để tạo ra lợi nhuận biến động (tạo ra người mua Options).

Điều này có nghĩa, miễn có đủ thanh khoản trên Smilee, dự án có thể mint và bán bất kỳ Optinos nào, trong bất kỳ Strike Price, mà không cần phải có người bán Options đó ngay từ đầu, và khái niệm DVP từ đó cũng ra đời.

Sản phẩm và ứng dụng

Decentralized Volatility Products (DVPs)

Dựa vào các vấn đề ở trên, Smilee hướng tới giải quyết vấn đề của biến động bằng cách giả lập lại quá trình cung cấp thanh khoản thông qua sản phẩm Decentralized Volatility Product (DVP). DVP là các Vault-based Strategies tạo ra các lợi nhuận trong hai trường hợp:

  • Long Volatility (kiếm tiền khi thị trường di chuyển, bất kể theo hướng nào).
  • Short Volatility (kiếm tiền khi thị trường ổn định hoặc ở trạng thái cân bằng).

Lý thuyết hoạt động của DVP

Về lý thuyết, Smilee gồm ba thành phần quan trọng chính, trong đó:

  • Short volatility DVPs là những người đưa IL để lấy Premium từ phía bên kia.
  • Long volatility DVPs là những người trả phí Premium để lấy IL.
  • Liquidity to Volatility Engine (LVE) là nơi trung gian đảm bảo quá trình hoạt động ở cả hai bên.

Nói cách khác, nếu bạn đang đặt cược giai đoạn sắp tới thị trường sẽ chán nản khi biên độ giao động thấp, bạn sẽ tham gia vào short volatility DVPs (trở thành LPs, vì biến động thấp thì IL sẽ nhỏ hơn). Trong khi nếu bạn nghĩ sắp tới thị trường sẽ đầy biến động, bạn sẽ tham gia vào long volatility DVPs.

Core components of Smilee

Mỗi DVP là một vault được xác định bởi:

  • Loại rủi ro biến động (long volatility hay short volatility)
  • Cặp token (ETH/USDC, ETH/BTC…)
  • Công thức lời lỗ (payoff formula) dùng để xác định chính xác chiến lược DVP
  • Đáo hạn
  • Auction Period (giai đoạn đấu giá)

Liquidity to Volatility Engine (LVE) là nhân tố quan trọng nhất để xử lý quá trình này. LVE có khả năng chuyển IL thành bất kỳ khoản Payoffs dựa trên sự biến động, đảm bảo các long và short volatility DVPs được cân bằng hoàn hảo.

Vậy Liquidity to Volatility Engine (LVE) sẽ hoạt động như thế nào?

LVE sẽ đảm bảo rằng đối với mỗi cặp token:

  • Tổng lợi nhuận (overall payoff) của các short volatility DVPs sẽ bằng với tổng lợi nhuận (overall payoff) vị thế full range LP token trên Dex.
  • Tổng lợi nhuận (overall payoff) của các long volatility DVPs tương ứng với sự đối nghịch của IL mà Smilee gọi nó là Impermanent Gain.
  • Các giá trị danh nghĩa (notional values) của short volatility DVPs và long volatility DVPs luôn bằng nhau.

Do đó, tổng payoff của cả hai DVP sẽ bằng tổng LP payoff + IL. Tuy nhiên, theo định nghĩa, IL chính xác là sự chênh lệch giữa khoản EW portfolio payoff và khoản LP payoff. Vì vậy hãy, sắp xếp lại công thức, ta sẽ có tổng payoff của cả hai DVP chính xác sẽ là EW portfolio.

  1. Tổng payoff của cả hai DVP = LP + IL
  2. Mà EW — LP = IL -> EW = LP + IL
  3. Do đó tổng payoff của cả hai DVP = EW = LP + IL

Điều này có nghĩa rằng, chỉ cần đảm bảo rằng tính thanh khoản trong mỗi Vaults phù hợp với việc phân bổ danh mục đầu tư có tỷ trọng bằng nhau, Smilee có thể đảm bảo rằng tất cả các khoản DVP payoffs đều được cover đầy đủ. Ngoài ra, Smilee tận dụng tính thanh khoản của DEX để hỗ trợ nhiều loại tài sản.

Các sản phẩm DVPs

  • Impermanent Gain (đối lập với IL)
  • Options (calls, puts, straddles, strangles, exotics, …)
  • Variance swap
  • Certificates và Structured Products
  • Bảo hiểm (depeg protection, Impermanent Loss protection…)

Kiến trúc của Smilee linh hoạt đến mức nó cho phép tạo các customizable DVPs cho các trường hợp sử dụng nâng cao, cho dù đó là từ một giao thức, DAO hay một tổ chức (chẳng hạn như các Market Makers, Hedge Funds…). Điều này đưa khái niệm “Money Lego” lên một tầm cao mới.

DVPs

Smilee AMM – từ lý thuyết đến thực tiễn

Smilee AMM
Smilee AMM

Dựa vào lý thuyết mô hình hoạt động ở trên, hai sản phẩm đầu tiên của long volatility DVPs và short volatility DVPs trong Smilee gồm:

  • Real Yield: Cung cấp tính thanh khoản giống như trên DEX để kiếm APY bằng $USDC.
  • Impermanent Gain: Vị thế short LP để kiếm lợi nhuận từ IL.
Hai thành phần quan trọng trong Smilee
Hai thành phần quan trọng trong Smilee

Real Yield (short volatility DVP)

Real Yield ra đời nhằm giải quyết các vấn đề và thoã mãn nhu cầu của các LPs. Việc nhắm đến nhu cầu của LPs là một phương án tiếp cận để giải quyết các khó khăn trong quá trình cung cấp thanh khoản, nhất là trong bối cảnh Downtrend, những incentives không đủ để bù đắp các IL.

Smilee cải thiện quá trình cung cấp thanh khoản bằng cách sử dụng IL để tạo sản phẩm mới. Điều này làm tăng thêm Usecases và giá trị của việc cung cấp tính thanh khoản mà không làm tăng thêm rủi ro. Nó chỉ đơn giản là phân bổ vốn hiệu quả hơn, tích lũy lại cho các nhà cung cấp thanh khoản dưới dạng lợi nhuận cao hơn.

Mỗi Real Yield Vault sẽ chứa các thông số sau:

  • Cặp token (ví dụ ETH/USDC)
  • APY
  • Chiến lược (Delta Neutral…)
  • Đáo hạn
  • Auction Period (giai đoạn đấu giá)

Trong một giai đoạn Auction, các LPs sẽ gửi tài sản của mình vào Real Yield Vault. Đồng thời, người dùng bên Impermanent Gain sẽ gửi tiền vào Impermanent Gain Vault như một khoản Premium bằng $USDC. Khi đáo hạn (maturity), toàn bộ Premium đã thanh toán sẽ trừ đi IL rồi được chuyển đến các LPs. Sau khi đáo hạn, các LPs có thể rút thanh khoản của họ và APY tích lũy.

Giá trị của Real Yield sẽ khớp với giá trị của LP, nhưng thay vì nhận từ phí swap, LPs kiếm được Premium cố định bằng $USDC.

Trong giai đoạn đầu APY của Vaults sẽ đến từ tổng Premium của Impermanent Gain Vault, nhưng tương lai sẽ đến từ tổng Premium của các long volatility DVPs.

Real Yield Vault
Real Yield Vault

Ví dụ, Alice thấy rằng USDC/WETH Pool trên Smilee có APY 15% cho kỳ hạn 7 ngày. Cô ấy quyết định gửi 1000 $USDC vào Real Yield Vault. Khi đáo hạn, lợi nhuận $ETH (r) là +5% so với $USDC. Khi kho tiền hết hạn, Alice sẽ nhận được 1027.58 (bao gồm Premium $2.88), và lợi nhuận của Alice là ($1024.7 +$2.88) – $1000 = $27.58.

Alice nhận lại sau đáo hạn
Alice nhận lại sau đáo hạn

Hiện tại Real Yield sẽ có các chiến lược sau:

  • Yield Boost Vault (dự kiến): Nơi người dùng có thể gửi trực tiếp LP tokens để kiếm DEX APY + Premium. Điều này mở rộng khả năng kết hợp giao thức và đảm bảo chiến lược luôn hoạt động tốt hơn khi cung cấp thanh khoản trên DEX.
  • Delta-neutral Vault: Để cung cấp thanh khoản mà không cần tiếp xúc trực tiếp với thị trường.
  • IL-capped Vault: Trong đó IL được giới hạn ở mức tối đa, giảm mức độ rủi ro trong các tình huống xấu.
  • Dự kiến sẽ thêm nhiều chiến lược trong tương lai.

Impermanent Gain (long volatility DVP)

Impermanent Gain
Impermanent Gain

Impermanent Gain (IG) là biến số đối lập với IL và nó là một chiến lược được thiết kế để giao dịch trên sự biến động. Người dùng có thể sử dụng nó cho các phạm vi khác nhau như:

  • Mở một vị thế Long/Short trước một sự kiện lớn (ví dụ tin The Merge, Halving, Fed)
  • Hedging
  • Mua bảo hiểm trên stablecoin depeg hoặc các tình huống xấu
  • Kinh doanh chênh lệch giá đối với nhóm DEX hoặc đối với giao thức quyền chọn (ví dụ: mua IG ở mức đòn bẩy và bán hết quyền chọn OTM)
  • DAO và các nhà tạo lập thị trường phòng ngừa rủi ro khi cung cấp thanh khoản cho DEX bằng token của riêng họ hoặc token mà họ hỗ trợ (thanh khoản do giao thức sở hữu)
  • Hoặc những trượng hợp mới mà chưa khám phá trong DeFi

Mỗi Impermanent Gain Vault sẽ có thông số như:

  • Cặp token
  • $USDC Premium
  • Đòn bẩy
  • Chiến lược (upside only, downside only, plain)
  • Đáo hạn
  • Auction Period (giai đoạn đấu giá)

Trong một giai đoạn Auction, người dùng tham gia vào Impermanent Gain Vault bằng cách trả Premium bằng $USDC. Premium sẽ được tính để chi trả cho Real Yield Vault APY. Chẳng hạn, với APY 10%, Premium hàng tuần sẽ bằng:

  • 10%/52 = 0,19%

Premium cũng xác định đòn bẩy:

  • 1/Premium-> 1/0,19% = 520

Mặc dù đòn bẩy lớn nhưng sẽ không có thanh lý điều này có thể xảy ra bởi vì IL cho dù lớn cỡ nào thì các LPs sẽ không bao giờ có thể mất nhiều hơn số tiền đã ký gửi. Do đó, Impermanent Gain buyers sẽ không gặp phải bất kỳ rủi ro thanh lý nào, bất kể đòn bẩy của Impermanent Gain Vault rất lớn.

Ví dụ, Bob cho rằng giá $ETH sẽ thay đổi đáng kể vào tuần tới do cuộc họp của FED. Bob thấy trên Smilee rằng anh ấy có thể mua một Impermanent Gain DVP với giá trị danh nghĩa là $10K trong 1 tuần bằng cách chỉ trả 20 $USDC (đòn bẩy 500 lần). Anh ấy tiếp tục và gửi 20 $USDC vào Impermanent Gain Vault.

Nói cách khác, nếu ETH tăng hơn 13% hoặc giảm hơn 12% trong một tuần, Bob bắt đầu kiếm được lợi nhuận.

Breakeven Formula

Và giả sử rằng 1 tuần sau, giá $ETH giảm 20% thì Bob sẽ có lời $45.55.

Lợi nhuận của Bob
Lợi nhuận của Bob

Sau khi trừ Premium, PnL của anh ấy = $45.55 -$20 (Premium)= $25,55, tức là +128% ROI trên Premium của anh ấy.

Hiện tại Impermanent Gain Vault có hai chiến lược là

  • Upside only: Chỉ đặt cược khi thị trường tăng với đòn bẩy (1000x).
  • Downside only: Chỉ đặt cược vào thị trường giảm với đòn bẩy (1000x).
  • Dự kiến sẽ thêm nhiều chiến lược trong tương lai.

Đội ngũ phát triển

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về đội ngũ phát triển

Lộ trình phát triển

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về lộ trình phát triển, dự án vẫn đang úp mở V2 sản phẩm nhưng chưa công bố khoảng thời gian và thông tin về V2.

Đối thủ cạnh tranh

Bởi vì do hướng phát triển của Smilee khá độc đáo nên rất ít dự án có thể cạnh tranh trực tiếp, nhưng như những thông tin ở trên ta có:

  • Các Dex tạm thời sẽ là đối thủ cạnh tranh, do Smilee bản chất ban đầu là tạo ra thị trường ảo cho phép các LPs hạn chế rủi ro của mình thông qua các DVPs, trong khi các DVPs thì không tác động đến Liquidity Pool của Dex. Tuy nhiên, điều này sẽ chấm dứt khi Smilee đang có kế hoạch mở rộng để tương tác với nguồn thanh khoản từ Dex.
  • Các dự án LPDFi, các dự án trong mảng này sẽ hỗ trợ nhau (như Logarithm có thể hỗ trợ Limitless), nhưng cũng sẽ có những dự án cạnh tranh với nhau (như Limitless với Smilee).

Để hiểu quá trình hoạt động giữa hai dự án hãy đọc về mô hình của Logarithm, GammaswapLimitless để hiểu rõ hơn về nó nhé!

Investors và Backers

Dự án đã gọi vốn được $2M vòng Seed Round do Dialectic dẫn đầu với sự tham gia của Synergis Capital, Concave Ventures, Owl Ventures, Yunt Capital, Dewhales Capital, Outlier Ventures, New Order, Multisig Ventures, GTS Ventures và Strategy Angels bao gồm Marc Zeller, 0xSami, Barry Fried, Darren Camas, Slappjakke….

Đối tác hiện tại

Hiện tại Smilee đang mở rộng Partnership với các dự án DeFi khác nhau trên Arbitrum.

Tokenomics

Hiện tại chưa có thông tin chi tiết về Tokenomics

Cộng đồng

Kết luận

Smilee được xây dựng để tránh rủi ro liên quan đến thanh lý, tín dụng và đối tác. Tuy nhiên, các sản phẩm biến động có mức độ rủi ro cao sẽ phụ thuộc vào biến động thị trường và đặc tính của sản phẩm. Ngoài ra, Smilee cũng như các dự án trong giao thức DeFi khác cũng có tiềm năng gặp các rủi ro bao gồm hack, lợi dụng lỗi và manipulatation thị trường.

Đội ngũ kỹ sư của dự án cũng đã thực hiện các biện pháp bảo mật để giảm thiểu rủi ro và đang tiến hành kiểm tra Smart Contract, nhưng việc sử dụng một giao thức DeFi mới vẫn có nguy cơ cao do đó các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng Smilee.

Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng của dự án Smilee, các bạn nghĩ sao về dự án này? Liệu Smilee có phải là một trong những dự án quan trọng trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án. Smilee Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.