Tổng quan
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận lại sự việc của Three Arrows Capital (3AC), một quỹ đầu tư lớn, từng dẫn đầu trong thị trường Crypto và đã trở thành con nợ chỉ sau một thời gian rất ngắn. Chúng ta hãy tìm hiểu lại quá trình hình thành của 3AC, những lý do khiến họ thất bại và những bài học rút ra từ sự đổ vỡ của quỹ hằng đầu này.
Sự hình thành của Three Arrows Capital (3AC)
Three Arrows Capital (3AC) được thành lập vào năm 2012 bởi Su Zuhou và Carl Davis . Họ là bạn học cũ và đã từng làm việc trong một số vai trò chuyển giao ở châu Á.
Họ thành lập 3AC với số vốn 1,2 triệu đô la. Trọng tâm ban đầu của họ là giao dịch các loại tiền tệ mới nổi truyền thống, forex. Công ty đã phát triển lên hơn 30 nhân viên trong vòng ba năm. Tuy nhiên, phải đến khi những người sáng lập bắt đầu nghiên cứu về tiền mã hoá thì mọi thứ mới bắt đầu xoay chuyển. Su nói rằng vào năm 2017, anh ấy đã nhận thấy được tiềm năng của tiền mã hóa và đã bắt đầu giao dịch chúng.
Sau đó, vào năm 2018, 3AC hầu như chỉ trở thành một công ty tập trung vào tiền mã hoá, khi Bitcoin ở mức gần $ 3,800 Su nhận định đây là đáy của thị trường. Và với chu kỳ tăng giá 2 năm sau đó đã mang lại lợi nhuận và sự to lớn cho 3AC. Chiến lược đầu tư của 3AC ban đầu tập trung vào giao dịch Bitcoin và Ethereum trên thị trường phái sinh. Nhưng trong những năm gần đây, 3AC đã đa dạng hóa chiến lược đầu tư của mình. Quỹ bắt đầu đầu tư vào các công ty tiền mã hóa trong các vòng hạt giống hoặc vòng chiến lược, điều này mang lại rất nhiều lợi thế cho 3AC. Vào thời điểm đỉnh cao của 3AC quỹ đã quản lý lên tới 18 tỷ đô la. Vào tháng 3/2022, 3AC vẫn đang quản lý khối tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD. Và theo những người sáng lập, họ không bao giờ sử dụng vốn từ bên ngoài, điều đó chỉ có thể có nghĩa rằng đây là tiền của chính họ.
Những người sáng lập của 3AC họ khá nổi tiếng trong cộng đồng tiền mã hóa và hoạt động tích cực trên Twitter. Công đồng cũng rất quan tâm tới các bài đăng về thị trường, các động thái và luận điểm thị trường của họ. Nhưng bên cạnh đó có nhiều người cho rằng họ đã sử dụng sự nổi tiếng của mình nhằm đánh lừa các nhà đầu tư bán lẻ và giao dịch theo cách ngược lại với những nhận định họ đã đưa ra trước đó. Điều này đặc biệt rõ ràng vào năm ngoái khi Su tuyên bố rằng anh ta sẽ từ bỏ Ethereum. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau, 3AC đã mua hơn 150.000 ETH theo phân tích của Nansen.
Ngày 14/6, mọi chuyện bắt đầu khi Zhu Su – đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành của 3AC đã xóa Instagram của mình và im lặng trên Twitter. Điều này khiến tin đồn quỹ này đang trong tình trạng khủng hoảng thanh khoản và vỡ nợ lan toả. Và sau đó như chung ta đã biết là 3AC đã đệ đơn phá sản chỉ sau đó một thời gian rất ngắn.
Nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của 3AC
Sự sụp đổ của Luna- UST
LFG đã huy động được hơn 1 tỷ đô la Bitcoin và được đổi lấy 1 tỷ đô la bằng tiền LUNA. Và 3AC là một trong những nhà đầu tư lớn nhất đã đổ tiền vào LFG. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra với Terra hiện tại. Vòng xoáy tử thần tính bằng USD đã dẫn đến sự sụp đổ về giá trị của Luna. Các hành động của LFG sau sự cố sụp đổ có tác động lớn đến thị trường tiền mã hóa với hơn 3 tỷ đô la Bitcoin đã phải được bán điều này đương nhiên khiến giá BTC giảm xuống rất nhanh.
Nguyên nhân hằng đầu dẫn tới sự sụp đổ của 3AC được cho là liên quan tới vụ sập của LUNA. Trước đó thì 3AC đã bỏ ra 559,6 triệu đô la để mua LUNA và lock toàn bộ số lượng LUNA của họ đã mua, do vậy khi sự kiện LUNA đổ vỡ đã khiến cho 3AC mất đi toàn bộ số tiền mà họ đã đầu tư vào dự án LUNA trước đó. Ngoài ra, 3AC còn bị cáo buộc sử dụng quỹ đối tác để đầu tư hàng tỷ UST vào Anchor. Nhưng nếu chỉ tính riêng khoản đầu tư và gần 600 triệu đô la bị mất so với số tài sản của 3AC nắm giữ thì chắc chắn họ sẽ không bị rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính lần này. Vậy tại sao họ lại bị rơi vào khủng hoảng?
Sự chủ quan từ bản thân
Một số thông tin cáo buộc cho rằng 3AC vì cố gắng bù đắp lại khoản thua lỗ từ LUNA và áp lực trả lãi cho các nhà đầu tư lẻ, họ đã sử dụng các tài sản của mình là những tài sản crypto tới các công ty cho vay thế chấp và sau đó sử dụng số tiền đã vay được để trading với mức đòn bẩy lớn và không có kiểm soát, 3AC đã tự tin nhận định, và chủ quan khi cho rằng ho đã xác định được đáy của thị trường, Vì vậy khi biến động của thị trường quá lớn và không như mong muốn khiến cho họ tiếp tục thua lỗ và mất đi nhiều tài sản. Họ tiếp tục có những nhận định sai lầm. Cho tới khi thị trường tiếp tục giảm điểm và làm cho các tài sản vay thế chấp có nguy cơ bị thanh lý, nhưng vì không còn tiền mặt để bù lại các khoản vay thế chấp đó nên họ đã bị thanh lý các tài sản và dẫn tới sự phá sản.
3AC thật đúng với câu “Giang sơn dễ đổi bản tính thì khó rời” vì tiền thân của họ chính là một quỹ cầu cơ Forex chứ không phải là một quỹ đầu tư giá trị và chắc hẳn Su Zhu và Kyle Davies cũng là những tay chơi thứ thiệt tại nơi được cho là “sòng bạc lớn nhất thế giới” này. Theo Danny (trưởng phòng trading tại 8BlocksCapital) đã cáo buộc 3AC long margin ở khắp các mặt trận, và hậu quả là BlockFi, FTX, Deribit và BitMEX,… đã đồng loạt thanh lý các vị thế của Three Arrows Capital trên sàn giao dịch của mình. Trong tháng 5 (theo dữ liệu từ Bitfinex Leaderboard) 3AC đã lỗ hơn 31 triệu USD trên sàn này.
stETH sụp đổ
Điều này đã khiến Alameda chuyển đổi stETH của họ thành ETH và điều này khiến cho giá của stETH không còn tỷ lệ 1:1 so với giá ETH. Nhưng không chỉ có Alameda bị phá giá 3AC ngay sau đó cũng đã chuyển đổi hơn 22.000 stETH thành ETH. Và sự sụt giảm giá của stETH cũng có thể là một phần lý do tại sao 3AC rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.
Không lâu sau khi Celsius thông báo ngừng rút tiền thì những tin đồn về sự sụp đổ của 3AC bắt đầu xuất hiện. Chủ đề này trên Twitter là một trong những chủ đề đầu tiên xuất hiện. Nó lưu ý rằng cả Su và Kyle đều không tweet trong nhiều ngày, Su đã xóa Instagram của anh ấy và rằng họ đang phá bỏ vị trí stETH của họ. Nó chỉ ra một số con số trên bảng xếp hạng BitFinex, cho thấy mức độ thua lỗ của họ lớn như thế nào.
Xem thêm bài viết về việc stETH mất giá => Tại đây
Không thể thanh khoản tài sản
3AC là quỹ đầu tư mạo hiểm sớm, ngoài các khoản đầu tư vào BTC, ETH thì các khoản đầu tư vào các dự án từ vòng đầu của họ đều bị lock lại trong vài năm, điều này khiến họ không thể bán các tài sản đó trên các sàn giao dịch, nếu có thì họ chỉ có thể bán địa chỉ ví bao gồm toàn bộ số token bị lock cho các nhà đầu tư khác, tất nhiên nếu họ sử dụng phương pháp này thì họ sẽ bị ép phải bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường. Ngược lại đối với các tài sản có sẵn thì họ đều mang tới các nền tảng cho vay thế chấp để đổi qua tiền mặt, và kỳ vọng vào sự tăng giá của thị trường. Việc không thể thanh khoản tài sản giống như việc bạn đi vay nặng lãi để đầu cơ mảnh đất, nhưng không may sau khi bạn mua thì mảnh đất đó lại thuộc đất dự án, và tất nhiên bạn không thể bán, điều này sẽ khiến bạn không thể trả khoản vay trước đó.
Sự nhúng tay từ các ông lớn?
Đối với thị trường Crypto thì 3AC được cho là một trong những quỹ lớn nhất của thị trường, nhưng nếu chúng ta so sánh rộng hơn thì có thể thấy tổng vốn hoá thị trường Crypto thậm chí còn nhỏ hơn một số quỹ truyền thống đủ để ta có thể thấy thị trường này còn quá nhỏ bé, và tất nhiên 3AC là một quỹ lớn lên từ Crypto mà không là từ một quỹ lớn truyền thống tách ra do vậy số vốn họ có giống như chú cá nhỏ đứng cạnh những chú cá voi to lớn. Do vậy liệu có một ghi vấn, hay có một sự cố ý nào từ phía các ông lớn khiến cho 3AC gặp khó khăn hay không? Trong thị trường tài chính thì việc cá lớn nhuốt cá bé là điều rất bình thường, điều cũng có khả năng cao đã sảy ra với 3AC, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không thể tìm thấy bất kì dấu viết nào cho điều này.
3AC tuyên bố phá sản
“Three Arrows Capital đã đệ đơn xin phá sản tại một tòa án liên bang Manhattan (Mỹ) hôm 1/7/2022. Động thái của 3AC diễn ra sau khi tòa án tại quần đảo Virgin (Anh) ra lệnh thanh lý tài sản khi quỹ không còn khả năng thanh toán nợ”
Việc công ty có trụ sở tại Singapore tuyên bố phá sản sẽ khiến “nhiều chủ nợ gặp khó khăn”, các chuyên gia về phá sản tại công ty Teneo ở Quần đảo Virgin nhận định. Nhiều chủ nợ tìm cách thực thi quyền thu nợ đối với các khoản vay chưa thanh toán của 3AC trước nguy cơ quỹ này sẽ tiêu tán tài sản của mình.
Toà án tại quần đảo Virgin (thuộc Anh) đã giao nhiệm vụ giám sát quá trình thanh lý tài sản 3AC cho công ty quản lý kinh doanh Teneo. Tuy nhiên, Teneo không thể liên lạc được với cặp sáng lập Quỹ 3AC. Tìm đến văn phòng 3AC cũng chỉ thấy cửa khoá và nhiều thư tín chưa mở. Hồ sơ toà án cũng lưu ý việc Zhu có thể đang tìm cách bán căn biệt thự trị giá 35 triệu USD tại Singapore.
3AC gây rủi ro cho toàn thị trường crypto
“Nếu bạn vay trăm nghìn USD -> bạn không thể trả -> thì bạn sẽ gặp rắc rối.
Nếu bạn vay trăm triệu USD ->bạn không thể trả -> thì chủ nợ sẽ gặp rắc rối”
Theo nhiều thông tin, 3AC đã vay từ nhiều công ty cho vay lớn. Ví dụ như FTX, Celsius, BlockFi, Voyager, BitMex,… Và quy mô của các khoản vay của 3AC là rất lớn.
Ngày 17/6, Zac Prince – CEO BlockFi xác nhận rằng họ đã đẩy nhanh việc thanh lý các khoản nợ của 3AC và mua bảo hiểm rủi ro tài sản thế chấp. “BlockFi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã thực hiện quá trình đánh giá kinh doanh tốt nhất của mình gần đây với một khách hàng lớn không đáp ứng các nghĩa vụ của mình đối với khoản vay ký quỹ của họ. Chúng tôi đã đẩy nhanh các khoản vay và thanh lý hoàn toàn hoặc bảo hiểm tất cả các tài sản thế chấp liên quan.”. BlockFi ước tính phải đối mặt với khoản lỗ 80 triệu USD từ khoản vay của mình cho 3AC.
Sàn giao dịch tiền mã hóa Blockchain.com đã công bố chịu phạt 270 triệu USD với những khoản vay dành cho 3AC. Trong khi đó, tổ chức môi giới tài sản số Voyager Digital nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 luật phá sản Mỹ sau khi 3AC không thể trả được khoản vay 670 triệu USD. Còn các doanh nghiệp cho vay tiền mã hóa như Genesis và các sàn giao dịch phái sinh BitMEX và sàn mã hóa FTX cũng đang chịu thua lỗ nặng nề.
Ngay sau khi Voyayer Digital đệ đơn phá sản, ngày 14/7/2022, Celsius Network, công ty vay/cho vay tiền mã hóa gặp khủng hoảng kể từ đầu tháng 6 đến nay, đã đệ đơn phá sản lên tòa án New York (Mỹ) theo chương 11 (Chương 11 là một quy trình ở Hoa Kỳ, qua đó các công ty cơ cấu lại các nghĩa vụ tài chính của họ trong khi hoạt động vẫn tiếp tục.). Xem chi tiết bài viết => Tại đây.
Những bài học rút ra
Nhìn nhận từ sự phá sản của 3AC từ khía cạnh của nhà đầu tư nhỏ lẻ, chúng ta có thể học hỏi và rút ra được rất nhiều bài học:
- Không dùng đòn bẫy tài chính: Lỗi lớn nhất dẫn tới việc 3AC bị phá sản có lẽ là do họ đã dùng đòn bẩy qúa mức cho phép. Ngay cả một quỹ lớn cũng bị cháy khi dùng đòn bẩy thì việc các cá nhân mất trắng khi sử dụng magin cũng là điều dễ hiểu.
- Quản lý phân bổ vốn: Việc 3AC phá sản nhìn nhận về khía cạnh các khoản đầu tư thì việc phân bổ vốn của họ rất tốt, nhưng chúng ta có thể nhận thấy sai lầm của họ là không để cho bản thân một quỹ dự phòng bằng tiền mặt đủ để xử lý khi gặp phải các rủi ro. Tương tự các nhà đầu tư cá nhân cũng phải có tối thiểu 10% stablecoin trong ví của mình.
- Không đặt niềm tin quá lớn: Việc 3AC đặt niềm tin lớn vào mô hình của LUNA đã khiến cho họ mất đi một khoản tiền rất khổng là và tạo tiền đề cho sự sụp đổ. Do vậy dù bất kì dự án nào, mô hình nào đều có sự rủi ro nhất định, chúng ta không nên quá cuồng chúng và alll in toàn bộ tài sản vào đó.
- Đừng quá tự tin vào bản thân: Thị trường rất khó đoán, đừng quá tự tin vào nhận định bản thân, do 3AC nhận định mức giá 30k USD/1BTC đã là đáy của BTC vì vậy họ đã liên tục mất tiền khi giá BTC giảm còn dưới 20k USD/1BTC.
- Thanh khoản là yếu tố quan trọng: Sự việc 3AC không thể thanh khoản các tài sản của mình cho thấy chúng ta nhận ra một điều rằng tính thanh khoản cực kì quan trọng dù bạn có lãi bao nhiêu đi nữa, nhưng tất cả các con số điều là do chúng ta tưởng tượng mà thui. Nếu các bạn đã đầu tư các dự án meme coin X trăm lần những lại không thể bán đi do thiếu tính thanh khoản thì sẽ hiểu rất rõ điều này.
Tổng Kết
Ngoài sự ảnh hưởng vật chất to lớn tới các nền tảng vay và cho vay, tới các quỹ tài chính khác, thì sự ảnh hưởng lên tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng rất nguy hại, nó khiến cho mọi người mất niềm tin vào thị trường, họ không còn tin vào bất cứ điều gì đặc biệt là bị trường Blockhchain. Và đây sẽ là một bài học rất lớn cho các quỹ đi sau và ngay cả đối với các dịch vụ tài chính khác trên thị trường, chắc chắn chúng ta sẽ cần những cơ chế, pháp lý rõ ràng hơn để giúp thị trường này phát triển về dài lâu.