Trong tuần 49, 2021 (Từ ngày 29/11/2021 đến ngày 05/11/2021), dựa trên dữ liệu On-chain, trong tuần qua, Bitcoin đã trải qua một đợt giá giảm 8,8 nghìn đô la chỉ trong một ngày, khiến các hợp đồng tương lai thanh lý trị giá hơn 5,4 tỷ đô la. Khép lại tháng 11, các nhà giao dịch đã trải qua một sự biến động cực lớn với việc thua lỗ đáng kể, kèm thêm những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang đang siết chặt dòng tiền cũng như sự xuất hiện của biến thể virus Omicron đã khiến cho thị trường trở nên ảm đạm hơn. Tất cả điều này đã dẫn đến sự suy yếu trên cả Bitcoin và thị trường tài chính truyền thống.
Đầu tuần, Bitcoin đã mở cửa ở mức 54.815$ và tăng lên đến 59.041$, trước khi giảm mạnh xuống mức thấp nhất là 45.032 đô la vào thứ Bảy, khiến thị trường giảm 34,5% so với mức cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào ngày 9 tháng 11.
Để mô tả sự biến động này, bản tin tuần này sẽ khám phá:
- Giảm đòn bẩy dẫn đến lượng lớn bán tháo vào cuối tuần
- Các khoản lỗ được đánh giá qua các nhóm nhà đầu tư
- Động lực Hodler tiếp tục nắm giữ token.
Phân tích đòn bẩy
Khối lượng lớn hợp đồng tương lai bị thanh lý
Trong phân tích on-chain tuần trước, chúng ta đã đề cập đến những rủi ro gia tăng do mối quan tâm đối với thị trường tương lai Bitcoin. Thời điểm đó, giá Bitcoin đang quanh mức 53 nghìn đô la và gần vùng hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, khi giá không thể giữ vững, áp lực bán đã gây ra một loạt các đợt thanh lý kéo dài. Trong vòng vài giờ, các hợp đồng tương lai đã bị thanh lý 5,4 tỷ đô la, giảm đến 24,5% tổng giá trị.
Vào thứ bảy, số hợp đồng thanh lý có tổng giá trị là 58.202 BTC. Nếu tính theo số BTC, đợt thanh lý này là đợt lớn thứ hai chỉ đứng sau đợt bán tháo lịch sử vào ngày 19 tháng 5 với tổng giá trị 79.244 BTC.
Perpetual Futures bắt đầu lại từ đầu
Funding rate hàng năm thể hiện xu hướng của các vị thế đòn bẩy và giúp quản lý sự cân bằng trong thị trường phái sinh.
- Khi funding rate dương, các nhà giao dịch giữ lệnh long đang trả một khoản phí cho các giao dịch bán khống để có đặc quyền giữ các vị thế của họ. Trong thời kỳ giá tăng liên tục, đây có thể được xem là chi phí đầu tư.
- Tương tự như vậy, khi funding rate là âm, nhưng người giữ hợp đồng bán khống sẽ phải trả cho những nhà đầu tư ở vị thế “long” vì thị trường gấu chiếm ưu thế trong các hợp đồng tương lai.
Vào thứ bảy, sau đợt thanh lý 5,4 tỷ đô của các hợp đồng tương lai, funding rate đã ở mức âm 0.035%. Khi nhìn lại quá khứ, ở các thời điểm funding rate âm vào tháng 7 và tháng 9, thị trường sẽ tạo đáy và bắt đầu đi lên trở lại.
Niềm tin giữa các nhà giao dịch có thể dao động theo thời gian và việc theo dõi xu hướng của Tỷ lệ các lệnh long có thể cung cấp thông tin chi tiết về sự thay đổi theo chu kỳ trong tâm lý nhà đầu cơ. Vào tháng bảy, khi giá tăng lên khỏi mức thấp nhất, các lệnh bán khống bị thanh lý chiếm phần lớn trên tổng các hợp đồng tương lai trong nhiều tuần và phải đến đầu tháng 10 khi xu hướng bắt đầu đảo ngược.
Với sự kiện lần trước, tổng số tiền các nhà đầu tư thực sự bị lỗ trong ngày 4 tháng 12 lên tới 3 tỷ đô la. Nhìn lại những lúc thị trường sập sâu trước đó, các mức lỗ vào ngày 19 tháng 5 và ngày 25 tháng 6 lần lượt là $ 4,5 tỷ và $ 3,8 tỷ.
HODLers tăng dần
Bây giờ, chúng ta sẽ bước qua phân tích các hành vi của HODLers, nhóm này sẽ được đánh giá nhằm xác định xu hướng của thị trường cũng như tâm lý dòng tiền thông minh. Biểu đồ HODL Waves hình dung toàn bộ nguồn cung của Bitcoin được chia theo thời gian nắm giữ BTC. Diễn giải như sau:
- Các đồng BTC mới được mua có thời gian nắm giữ ngắn hơn sẽ xuất hiện ở phí dưới cùng với màu đậm hơn.
- Khi các đồng BTC không di chuyển, chúng sẽ chuyển sang các nhóm lớn hơn, cao hơn (màu sáng hơn).
- Khi được lọc để hiển thị các đồng tiền dưới 3 tháng, chúng ta thấy rằng chỉ có 2,63% nguồn cung các nhà đâu tư nắm giữ dài hạn hơn đã được phân phối vào nhóm này kể từ ngày 27 tháng 10. Điều đó có nghĩa là hơn 97% nguồn cung trên 3 tháng vẫn chưa được giao dịch trong thời gian gần đây. Nhìn chung, HODLers vẫn còn chắc tay với BTC và chưa có ý định bán chúng.
Mặc dù các đồng BTC có thời gian nắm giữ lâu hơn chưa hoạt động, chúng ta có thể xem xét thêm các sàn giao dịch để xác định mức độ hoạt động có thể đang diễn ra ở đó và chứng minh lý thuyết của chúng ta về việc thiếu phân phối.
Exchange Fee Dominance sẽ xem xét tổng hoạt động trao đổi dưới dạng phần trăm phí trên chuỗi mỗi ngày. Khi chỉ số này càng cao, các sàn giao dịch đang tạo ra hoạt động thanh toán liên tục trên chuỗi, đặc biêt như chúng ta đã thấy vào cuối năm 2020 và vào mùa xuân năm 2021 khi thị trường trong chu kỳ tăng giá.
Hoạt động ổn định hoặc giảm có nghĩa là các sàn giao dịch đang giảm thanh toán trên chuỗi và có thể thấy hoạt động trầm lắng hơn về tổng thể khi sự quan tâm giảm đi hoặc các nhà đầu tư dần trở nên bình tĩnh lại.
Hiện nay, phí trao đổi hiện đang ở mức thấp nhất trong hoạt động thanh toán on-chain kể từ tháng 10 năm 2020 cho thấy các nhà đầu tư dần lấy lại bình tĩnh.
Số dư BTC trên các sàn giao dịch là một số liệu đáng để theo dõi trong các giai đoạn thị trường biến động. Chúng ta hãy cùng quan sát dòng tiền từ/đến các sàn giao dịch tại đây bằng cách xem khối lượng chuyển khoản ròng của tất cả sàn giao dịch.
Vào tháng 5, các sàn giao dịch đã chứng kiến các hoạt đồng giao dịch với tổng khối lượng ròng từ 10,4 nghìn và 13,9 nghìn BTC. Điều này trái ngược với thời điểm hiện tại, khi dòng tiền giao dịch trong khoảng thời gian cao điểm gần đây chỉ bằng một phần nhỏ quy mô, ở mức 2 nghìn và 3,2 nghìn BTC. Những người nắm giữ Bitcoin đã không hành xử như họ đã từng gặp phải trong những thời điểm suy yếu trước đây. Đây được cho là sự tự tin tiềm ẩn và phần lớn xác nhận mức độ ảnh hưởng nặng nề lần này đến từ thị trường phái sinh hơn là thị trường giao ngay.
Bên cạnh đó, các sản phẩm đầu tư tài sản kỹ thuật số đã chứng kiến dòng vốn chảy vào với tổng giá trị là 184 triệu đô vào tuần trước. Mặc dù sự suy giảm mạnh về thị trường vào cuối tuần đã dẫn đến 40 triệu đô la Mỹ được thanh lý cuối ngày thứ sáu, tuy nhiên chúng ta vẫn thấy rằng các quỹ lớn vẫn tiếp tục mua vào.
Cụ thể, 145 triệu đô đã chảy vào BTC, tương tự, Ethereum cũng đã chứng kiến dòng tiền chảy vào với tổng giá trị 25 triệu đô. Trái ngược lại với BTC và ETH, dòng tiền trị giá khoảng hơn 3 triệu đô đã chảy ra khỏi Polkadot.
Chúng ta đã nhìn thấy hành động tuần qua của quỹ lớn cũng như các nhà đầu tư dài hạn, bây giờ chúng ta sẽ phân tích thêm về hành vi của nhà đầu tư ngắn hạn.
Chỉ số Short Term holder SOPR cho thấy khả năng sinh lời của các đồng BTC mà nhà đầu tư ngắn hạn đã bán. Biểu đồ dưới đây được hiểu là:
- Nếu đường line trên 1 cho thấy nhà đầu tư đã có lợi nhuận khi bán coin.
- Nếu đường line ở vị trí 1 cho thấy nhà đầu tư đang hoà vốn
- Nếu đường line dưới 1 cho thấy nhà đầu tư đang cắt lỗ
Chỉ số SOPR của nhà đầu tư ngắn hạn đã khá thấp kể từ cuối tháng 7. Điều này cho thấy có lẽ họ đã mua ở gần đỉnh BTC với mức giá khá cao và phải chấp nhận bán đi khi khoảng lỗ ngày một lớn.
Lời kết
Thông qua các dữ liệu, chúng ta nhận thấy rằng việc bán tháo tuần trước được thúc đẩy bởi việc thanh lý trên thị trường tương lai và các nhóm nhà đầu tư ngắn hạn tạo nên. Nguồn cung của Bitcoin phần lớn vẫn không bị xáo trộn. Những người đang bán BTC chủ yếu là những người đã mua ngay đỉnh và họ đã phải chấp nhận cắt lỗ.
Mức độ đòn bẩy cao kèm theo sự biến động giá là một công thức điều chỉnh cần thiết để thị trường trở lại trạng thái cân bằng hơn. Các quỹ lớn vẫn tiếp tục mua vào các tài sản kỹ thuật số mặc cho thị trường ảm đạm. Các nhà đầu tư đã dần bình tĩnh hơn và chúng ta cũng nhìn thấy nhiều điểm sáng trong các tin tức cũng như dữ liệu. Điều chúng ta cần hiện tại là hãy quản lý vốn thật tốt và cập nhật thông tin thường xuyên về thị trường để có những nhận định đúng đắn trong thời gian sắp tới.