Trong tuần 05, 2022 (Từ ngày 24/01/2022 đến ngày 30/01/2022), theo dữ liệu on-chain, Bitcoin vẫn chưa có tiến triển và các nhà giao dịch phái sinh đang đặt cược vào sự sụt giảm tiếp theo. Trong khi đó, các mô hình về vùng cầu on-chain cho thấy một xu hướng tăng giá đang diễn ra.

Thị trường Bitcoin đã tiếp tục giảm xuống mức 33.424 đô vào thứ hai, đây là mức giá giao dịch thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021. Giá hiện đã ở trong một xu hướng giảm được thiết lập trong 82 ngày và tâm lý tiêu cực đã tăng cao hơn rất nhiều, đặc biệt là trên các thị trường phái sinh. Funding rates cho các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn thể hiện số âm và chúng ta cũng đã thấy sự đảo ngược đáng chú ý trên thị trường quyền chọn, nơi khối lượng quyền chọn bán đã tăng lên rõ rệt.

Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ chuyển trọng tâm sang đánh giá về vùng cầu. Các chỉ số on-chain có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cả cung và cầu, và với triển vọng giảm giá vĩ mô đã được thiết lập làm nền tảng, chúng ta hiện đang tìm cách xác định xem những dữ liệu đó có thể hiện thị trường đã thiết lập đáy hay chưa.

Giá BTC Tuần 5
Giá BTC Tuần 5

Thị trường phái sinh đặt cược vào giá BTC giảm

Trong suốt năm 2021, khối lượng giao dịch BTC trên thị trường kỳ hạn đã suy giảm một lượng lớn, giảm hơn 50% từ 80 tỷ đô/ngày vào tháng 3 năm 2021 xuống dưới 40 tỷ đô/ngày vào tháng 1 năm 2022. Trong tuần này, BTC đã bị bán tháo xuống còn 33 nghìn đô với khối lượng giao dịch chỉ đạt mức khoảng dưới 60 tỷ đô/ngày.

Binance vẫn là sàn giao dịch chiếm thị phần về khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai với hơn 52,5% tổng số hợp đồng trong tuần này.

Bitcoin: Futures Volume
Bitcoin: Futures Volume

Ngay cả với khối lượng giao dịch tương đối thấp, hợp đồng tương lai đang mở vẫn tăng lên đáng kể, đặc biệt đối với các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn. Theo tỷ lệ phần trăm của vốn hóa thị trường Bitcoin, các hợp đồng tương lai đối với các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn (màu tím) đang dao động quanh mức 1,3%, đây là mức cao trong lịch sử và thường là tiền đề cho sự kiện giảm đòn bẩy tài chính. 

Hợp đồng mở trên tất cả các thị trường tương lai (bao gồm cả giao dịch hoán đổi vĩnh viễn) được nâng lên ở mức 1,9% vốn hóa thị trường (màu cam), tuy nhiên, mức này gần với mức trung bình và không có gì đáng nói. Quan sát này chỉ ra rằng phần lớn đòn bẩy hợp đồng tương lai hiện tại được nắm giữ bởi các nhà giao dịch hợp đồng vĩnh viễn (tập trung nhiều vào Binance).

Futures Open Interest Leverage Ratio
Futures Open Interest Leverage Ratio

Với đòn bẩy cao và mức độ liên quan của thị trường hoán đổi vĩnh viễn, chúng ta có thể xem xét funding rate để biết được xu hướng và hướng đi của thị trường nơi đòn bẩy được áp dụng nhiều nhất. Funding rate đã thể hiện chỉ số âm phần lớn tháng Giêng cho thấy rằng có khá nhiều lệnh bán khống trong thị trường hoán đổi vĩnh viễn.

Bitcoin: Futures Perpetual Funding Rate - All Exchanges (7d Moving Average)
Bitcoin: Futures Perpetual Funding Rate – All Exchanges (7d Moving Average)

Sự tiêu cực tương tự cũng được thấy trong các thị trường quyền chọn, với tỷ lệ Hợp đồng bán/mua tăng lên 59%, mức cao nhất trong nhiều tháng. Điều này cho thấy rằng các nhà giao dịch đã chuyển từ các hợp đồng mua sang hợp đồng bán, ngay cả khi thị trường giao dịch xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.

Bitcoin: Options Open Interest Put/Call Ratio - All Exchanges (7d Moving Average)
Bitcoin: Options Open Interest Put/Call Ratio – All Exchanges (7d Moving Average)

Đánh giá nguồn cầu on-chain

Đánh giá nguồn cầu của thị trường bằng cách sử dụng các chỉ số on-chain có nhiều sắc thái và cần phân tích về khối lượng BTC đã chi tiêu (ví dụ như là khối lượng nạp/rút khỏi sàn giao dịch, nạp/rút của ví HODLer, v.v.). Tuần này, chúng ta sẽ tập trung vào nhu cầu từ ba lĩnh vực chính:

  • Xu hướng tăng trưởng và tích lũy/phân phối của ví
  • Dòng tiền nạp/rút trên sàn
  • Mức độ giao dịch BTC

Đầu tiên, chúng ta xem xét một số liệu khá cơ bản và đơn giản, số dư ví khác không. Nhìn chung, khi một nhà đầu tư lớn muốn bán BTC (chẳng hạn như năm 2017), các nhà đầu tư bán nhiều BTC từ ví của họ, gửi tiền vào các sàn giao dịch, sau đó họ hợp nhất chúng lại.

Một đợt thanh lọc ví như vậy là khá rõ ràng sau đỉnh năm 2017 và một đợt xả BTC nhỏ hơn có thể được nhìn thấy vào tháng 5 năm ngoái. Số lượng ví khác 0 liên tục đi lên dường như không bị ảnh hưởng bởi giá giảm trong ba tháng qua và đạt mức ATH mới là 40,16 triệu địa chỉ.

Bitcoin: Number of Addresses with a Non-Zero Balance (7d Moving Average)
Bitcoin: Number of Addresses with a Non-Zero Balance (7d Moving Average)

Các ví kích thước bán lẻ, nắm giữ nhỏ hơn 1 BTC cũng có vẻ không bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh này, với nguồn cung được giữ trong các ví này tiếp tục tăng.

Bitcoin: Entities Supply Distribution (7d Moving Average)
Bitcoin: Entities Supply Distribution (7d Moving Average)

Ngoài ra, chúng ta đã thấy dòng tiền ròng với tỷ lệ từ 45 nghìn đến 59 nghìn BTC vẫn được rút dần ra khỏi sàn giao dịch mỗi tháng để chuyển sang ví lạnh bất kể giá BTC giảm liên tục.

Bitcoin: Exchange Net Position Change [BTC] - All Exchanges (7d Moving Average)
Bitcoin: Exchange Net Position Change [BTC] – All Exchanges (7d Moving Average)
Do đó, tổng dự trữ BTC trên sàn đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, chỉ chiếm 13,27% so với nguồn cung trên thị trường. Chungs ta có thể nhìn thấy một sự phản ứng ngược hoàn toàn với thị trường giảm giá trong đợt từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021:

  • Cả hai giai đoạn đều trải qua mức giảm giá hơn 50% so với ATH.
  • Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 đã chứng kiến hơn 164 nghìn BTC (chiếm 0,84% lượng lưu thông) trong dòng vốn ròng được nạp vào các sàn giao dịch.
  • Tuy nhiên, sự sụt giảm hiện tại đã chứng kiến số dư BTC giảm 42,9 nghìn BTC (chiếm 0,28% lượng cung lưu thông) kể từ khi BTC đạt ATH tháng 11.

Ở thời điểm viết bài, thị trường có xu hướng hấp thụ nguồn cung tăng rõ rệt, và ít BTC hơn được bán ra kể cả khi thị trường đang rơi vào sự sợ hãi.

Bitcoin: Balance on Exchanges [BTC] - All Exchanges
Bitcoin: Balance on Exchanges [BTC] – All Exchanges

BTC đang dần được chấp nhận

Đỉnh cao năm 2017 được đánh dấu bằng sự bùng nổ về khối lượng thanh toán, đạt đỉnh trên 10 tỷ đô la / ngày. Tuy nhiên, theo sau đó là mức giảm 80% đáng kinh ngạc không kém với 2 tỷ đô/ngày, tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài tháng.

Thị trường kể từ tháng 10 năm 2020 đã rất khác. Trong cả hai đợt giảm 50% trong năm 2021-2022, khối lượng thanh toán giảm đáng kể so với mức đỉnh. Tuy nhiên vẫn ở mức tăng dần ngay cả trong xu hướng giảm (vùng màu đỏ). Điều này nói lên rằng cộng đồng dần quan tâm và dần chấp nhận Bitcoin khi vốn hóa thị trường, holder và giá trị đều cùng tăng lên.

Bitcoin: Total Transfer Volume (Entity-Adjusted) [BTC] (7d Moving Average)
Bitcoin: Total Transfer Volume (Entity-Adjusted) [BTC] (7d Moving Average)
Bên cạnh đó, các giao dịch có quy mô 10 triệu đô la trở lên hiện chiếm 45% khối lượng, trong khi quy mô hơn 1 triệu đô chiếm hơn 70%. Các giao dịch quy mô lớn đã duy trì sự gia tăng này trong suốt năm 2021 và thực sự đã đạt đỉnh cao hơn ngay cả khi thị trường điều chỉnh.

Bitcoin: Relative Transfer Volume Breakdown by Size (Entity-Adjusted) (7d Moving Average)
Bitcoin: Relative Transfer Volume Breakdown by Size (Entity-Adjusted) (7d Moving Average)

Nguồn: Glassnode

Động thái của các quỹ đầu tư

Theo CoinShares, các quỹ đã bắt đầu mua lại tiền kỹ thuật số khoảng 18,9 triệu USD vào tuần 5, phá vỡ xu hướng bán dần của các tuần trước đó. Tuy nhiên, ETH vẫn đang hiển thị dòng tiền chảy ra với 26,8 triệu đô la.

Báo cáo Coinshare Tuần 5
Báo cáo Coinshare Tuần 5

Từ ngày 24-28/01, ví cá voi đứng vị trí thứ 3 nắm giữ BTC đã mua vào liên tục tổng cộng 1,631 BTC tương đương 60 triệu đô.

Ví cá voi thứ 3
Ví cá voi thứ 3

Bên cạnh đó, Giám đốc Tài chính (CFO) Phong Le của MicroStrategy cho biết: MicroStrategy sẽ tiếp tục mua Bitcoin trong năm nay. Le cho biết không rõ liệu công ty có mua nhiều Bitcoin hơn năm ngoái hay không, nhưng họ sẽ tiếp tục mua. Theo hồ sơ của MicroStrategy với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) tính đến ngày 29 tháng 12 năm 2021, công ty đã nắm giữ khoảng 124.391 BTC.

Tin vắn nổi bật trong tuần

  1. Theo Reuters, Bitcoin có tương quan thuận với chỉ số S&P 500 (SPX) kể từ đầu năm 2020. Hệ số tương quan của chúng đã tăng lên 0,41. Ngược lại, hệ số đó chỉ là 0,01 trong năm 2017-2019.
  2. Sau cuộc họp kéo dài hai ngày 25-26/1, Fed tuyên bố rằng một đợt tăng lãi suất cơ bản đối với các khoản vay ngắn hạn, với mức tăng 0,25% có thể triển khai trong tháng 3 này.
  3. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga có lợi thế trong việc khai thác tiền số do dư thừa điện năng và các chuyên gia. Putin đã yêu cầu các bộ khác nhau thảo luận về báo cáo “Cấm tiền số” của ngân hàng trung ương và sự phản đối của Bộ Tài chính.
  4.  Theo tổ chức vận động tiền số Coin Center cảnh báo, một dự luật mới được giới thiệu ở Mỹ có một điều khoản “về cơ bản sẽ trao cho Bộ trưởng Tài chính quyền lực đơn phương và không bị kiểm soát” để cấm các giao dịch tiền số. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ có thể cấm bất kỳ giao dịch tiền số nào “mà không có bất kỳ quy trình, quy tắc nào hoặc giới hạn về thời gian của lệnh cấm”.

Lời kết

Tuần này, chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cấu trúc thị trường hiện tại và giai đoạn giảm giá gần đây nhất vào tháng 5 đến tháng 7 năm 2021. Trong khi cả hai đều trải qua mức giảm giá từ 50% trở lên, các HODLer ở thị trường hiện tại kiên cường và bền bỉ hơn rất nhiều.

Để theo dõi và cập nhật các thông tin khác từ dự án, cũng như thị trường mọi người hãy theo sát trang web và các kênh thông tin của GFS Blockchain nhe!

Cảm ơn mọi người đã theo dõi GFS Blockchain.

0 0 đánh giá
Article Rating