Tổng quan

Làn sóng NFT Summer 2021 bùng nổ, đẩy giá trị thị trường NFT trên toàn cầu ước tính lên đến 2,5 tỷ USD. Vào thời điểm đó NFT vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ, có nhiều hạn chế về tính thanh khoản cùng những thiên kiến không tốt như rửa tiền, scam. Giờ đây, NFT đang dần chứng tỏ được tính ứng dụng của nó với sự ra đời của NFTFi, giúp luân chuyển dòng tiền, tạo ra một nền kinh tế lớn hơn xung quanh nó.

Trong khuôn khổ bài viết này, GFI Blockchain sẽ gửi đến đọc giả về tổng quan thị trường cũng như các mảnh ghép của NFTFi hiện tại.

NFTFi là gì?

Thuật ngữ NFTFi chỉ ra sự kết hợp của hai cụm từ NFT và Finance, các dự án này được sinh ra với mục tiêu gia tăng thanh khoản cho NFT, một ngách lớn của thị trường tuy nhiên thanh khoản luôn là vấn đề tạo ra rào cản cho người dùng. Các giao thức NFTFi cũng mở ra nhiều hoạt động giúp người dùng có thể tối ưu hóa dòng tiền từ đó người dùng sẽ có động lực để đồng hành lâu dài cùng dự án thay vì mục đích đầu cơ ngắn hạn như ngày trước.

5 ứng dụng của NFTFi

Hiện tại NFTFi đang có rất nhiều ứng dụng khác nhau, tuy nhiên có 5 nhóm nổi bật chính, bao gồm:

  • NFT Marketplace;
  • Lending NFT;
  • Phân mảnh NFT (NFT Fractionalization);
  • NFT Renting;
  • Công cụ phái sinh NFT (NFT Derivatives).
Tổng quan lĩnh vực NFTFi. Nguồn: GFI Blockchain
Tổng quan lĩnh vực NFTFi. Nguồn: GFI Blockchain

NFT Marketplace

NFT Marketplace là giao thức nổi bật và quen thuộc nhất trong lĩnh vực NFT, đây là nền tảng giao dịch NFT kết nối giữa người bán và người mua. Việc mua bán này hình thành dựa vào sự đồng thuận của cả hai bên, người mua có thể mua ngay lập tức mức giá đang được rao bán hoặc có thể offer (trả giá) nếu thấy không phù hợp, người bán có thể chấp nhận hoặc không. 

Mỗi NFT là độc nhất, cho nên trong mỗi bộ sưu tập cũng sẽ chia  NFT theo các mức rarity (độ hiếm) khác nhau, thông thường sẽ là Common – Uncommon – Rare – Super Rare – Epic – Legendary. Đồng thời các đặc tính về mặt hình ảnh cũng hướng tới nhiều đối tượng khác nhau dẫn đến việc NFT vốn đã là tài sản có tính thanh khoản kém nay lại càng khó định giá và giao dịch hơn.

Chính vì vấn đề này, AMM dành cho NFT như Sudoswap hay Hadeswap được ra đời nhằm khắc phục điểm yếu về tính thanh khoản tức thời. Ngoài ra còn có thêm giải pháp phân mảnh NFT (NFT fractionalization) sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phía dưới.

Lending NFT

Lending là hoạt động tài chính rất quan trọng ở bất kỳ thị trường nào để dòng tiền có thể luân chuyển và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế. Lĩnh vực này trong DeFi vốn đã không quá xa lạ gì với người dùng, tuy nhiên, với NFT thì Lending đang trong giai đoạn phát triển dần dần. Nhìn chung cơ chế hoạt động cũng không quá khác biệt với các sản phẩm ở DeFi, người đi vay có thể thế chấp tài sản của mình (ở đây là các NFT) vào smart contract, đổi lại một lượng tài sản (token) khác. 

Hiện tại, Lending NFT đang được chia thành hai mô hình chính là Peer-to-Peer và Peer-to-Pool.

Peer-to-Peer

Các dự án sử dụng mô hình này hoạt động tương tự như các khoản vay thông thường, các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay. 

Ví dụ: Với nền tảng nftfi, người đi vay cho NFT của họ làm tài sản thế chấp trên giao thức và nhận các offer cho vay của những người cho vay. Nếu người đi vay chấp nhận offer, họ sẽ ngay lập tức nhận được WETH hoặc DAI, trong khi NFT sẽ được nftfi tự động chuyển vào vault. Nếu người đi vay thanh toán khoản vay đúng hạn, NFT sẽ được trả lại, trong khi người cho vay sẽ nhận được tiền lãi.  Ở trường hợp ngược lại, nếu người vay không trả được khoản vay, smart contract sẽ tự động chuyển NFT vào ví của người cho vay.

Peer-to-Pool

Với Peer-to-Pool NFT Lending, người cho vay không còn phải cho từng cá nhân vay nữa mà thay vào đó có thể deposit tài sản cho vay vào một pool, có thể xử lý việc quản lý thanh khoản một cách tối ưu. Điều này giúp cho việc cho vay và đi vay trở nên dễ dàng hơn, tốn ít thời gian offer và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho cả hai bên. Có thể hình dung mô hình này giống với AAVE hay Compound bên lĩnh vực DeFi. 

Ví dụ: Với BendDAO, nền tảng này sử dụng Oracle của Chainlink để lấy thông tin giá sàn từ OpenSea để gán giá trị cho các NFT được thế chấp. Collateral ratio (Tỷ lệ thế chấp) được người dùng quan tâm để lựa chọn giữa các giao thức Peer-to-Pool khác nhau, nó thể hiện số lượng ETH tối đa người dùng có thể vay so với giá sàn của một NFT cụ thể. Trong trường hợp NFT blue-chip như BAYC và CryptoPunks, tỷ lệ tài sản thế chấp lên tới 40%. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thế chấp giảm xuống 30% đối với các NFT khác. Sự chênh lệch này dựa vào các tham số rủi ro của NFT được BendDAO xác định và thiết lập sẵn.

Mô hình hoạt động của BendDAO.
Mô hình hoạt động của BendDAO.

Phân mảnh NFT (NFT Fractionalization)

Phân mảnh NFT có thể hiểu đơn giản là một quá trình phân tách nhằm chia sẻ quyền sở hữu NFT thông qua một tập hợp các token được gắn với NFT đó. Để phân mảnh một NFT, NFT đó sẽ được lock vào trong vault của giao thức được hỗ trợ. Sau đó, giao thức sẽ mint ra các token với số lượng được thông báo từ trước, mỗi token sẽ đại diện cho một phần quyền sở hữu trong NFT nguyên bản. 

Ví dụ: CryptoPunks là một trong những bộ sưu tập bluechip đắt đỏ nhất trên thị trường NFT, với tổng cung là 10,000 NFT. Vào tháng 4/2021, một bộ sưu tập gồm 50 NFT CryptoPunks đã được chia nhỏ thành 250 triệu token uPunks trên nền tảng Unicly, mỗi token đại diện cho một phần của bộ sưu tập. Các NFT nhỏ này, được gọi là token uPunk. Người nắm giữ token uPunk có thể bid bất kỳ CryptoPunk nào trong bộ sưu tập. Và nếu hơn 50% trong số 250 triệu token vote để unlock bộ sưu tập này thì lần lượt mỗi NFT sẽ được đấu giá cho người trả giá cao nhất.

uPunk. Nguồn: Unicly
uPunk. Nguồn: Unicly

Một số dự án NFT phân mảnh khác còn hỗ trợ staking và cho phép NFT holder kiếm được thu nhập thụ động bên cạnh quyền voting. Có thể kể đến Mutant Cats là một bộ sưu tập gồm 9.999 NFTs tương tự như bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club, chỉ đơn giản là đồ họa về con mèo thay vì khỉ. Dự án có các token phân mảnh là $FISH, đại diện cho quyền sở hữu theo tỷ lệ đối với NFT. Mỗi người nắm giữ Mutant Cat NFT có thể staking để nhận 10 $FISH mỗi ngày. Họ cũng có quyền truy cập độc quyền vào cộng đồng Mutant Cat DAO, cũng như quyền biểu quyết đối với tài sản của DAO.

Cho thuê NFT (NFT Renting)

Giống như fractionalization, NFT renting cũng được thành lập như một giải pháp cho vấn đề tiếp cận của người dùng đến các NFT có giá trị theo một hình thức khác quen thuộc hơn. Tương tự khi bạn thuê một căn nhà hoặc một chiếc xe hơi, việc thuê NFT cung cấp cho bạn quyền truy cập vào NFT trong một thời gian giới hạn. Nếu bạn đã từng quan tâm và tham gia vào lĩnh vực GameFi, việc thuê NFT chắc hẳn không còn quá xa lạ. Vì thế, thị trường NFT renting thường hướng đến các sản phẩm Utility NFT (NFT tiện ích). 

Hiện nay NFT renting có hai hình thức chính là collateralized renting và collateral-less renting. 

Collateralized Renting

Đối với collateralized renting, chủ sở hữu sẽ list NFT của họ trên thị trường cho thuê, người có nhu cầu sẽ bắt đầu quá trình thuê NFT. Lúc này, NFT sẽ được đưa vào một smart contract với các điều khoản và điều kiện của cả hai bên. Những điều kiện này bao gồm phí thuê (rental fee) và tài sản thế chấp (collateral) có giá cao hơn NFT để bảo vệ người cho vay. Sau khi hợp đồng hết hạn, NFT và tài sản thế chấp sẽ trở về chủ sở hữu ban đầu của chúng.

Collateral-less Renting

Sự khác biệt chính giữa hai hình thức này là ở người thuê, trong hình thức collateral-less renting, người thuê sẽ không bao giờ nhận được NFT gốc.

Các nền tảng cung cấp dịch vụ collateral-less renting cho phép người cho thuê gửi NFT của họ và tạo một phiên bản wrapped của nó. Sau khi người dùng thuê NFT và trả phí thuê, người thuê sẽ nhận được NFT bản wrapped và sử dụng các tiện ích giống như NFT gốc. Sau khi hợp đồng hết hạn, NFT wrapped sẽ được burn đi và phí thuê sẽ được gửi cho người cho thuê. Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên vì người thuê không cần thế chấp và người cho thuê không cần cho thuê tài sản gốc của họ.

Công cụ phái sinh NFT (NFT derivatives)

Các công cụ phái sinh NFT là một trong những bước phát triển ngày một lớn hơn trong thế giới NFTFi. Nó cũng khá tương tự với các công cụ phái sinh phổ biến trên các sàn giao dịch CEX, chúng đại diện cho các hợp đồng giao dịch cho phép mọi người đặt cược vào giá của các bộ sưu tập NFT trong tương lai.

NFT derivatives giúp ích rất nhiều cho tính thanh khoản của NFT từ việc người dùng tận dụng đòn bẩy. Họ cũng có thể giao dịch theo một trong hai xu hướng giá của NFT: tăng giá (long) hoặc giảm giá (short). Tuy nhiên, cũng giống như các giao dịch phái sinh khác, các công cụ phái sinh NFT có rủi ro cao, đặc biệt là khi sử dụng đòn bẩy, có thể lãi nhiều thì cũng có thể lỗ nhiều. Ngoài ra, việc giao dịch phái sinh NFT vẫn còn ở giai đoạn đầu mới hình thành, do đó có khá ít bộ sưu tập NFT hiện có sẵn cho giao dịch phái sinh.

Kết luận

NFT là một trong những phát minh thú vị và không thể thiếu của Web3. NFTFi vẫn còn là một trong những narrative mới trên thị trường, vì thế vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển tiếp trong tương lai nhờ sự giao thoa giữa NFT và Finance. 

Như vậy, GFI Blockchain đã giới thiệu những thông tin cần thiết về tổng quan lĩnh vực NFTFi. Mọi người nghĩ như thế nào về tiềm năng cũng như sự phát triển của lĩnh vực này?

*Disclaimer: Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, đây không phải là lời khuyên đầu tư.