Staking là gì ?
Staking có nghĩa là “Khoanh vùng” là một thuật ngữ dùng trong thị trường Crypto tương tự như một hoạt động gửi tiền vào ngân hàng, trong đó tài sản như Token của nhà đầu tư sẽ bị khóa lại trong một thời gian nhất định theo dự án và đổi lại nhà đầu tư sẽ kiếm được phần thưởng hoặc lãi suất.
*** Bài viết này thuộc Series Staking của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Staking – Một mảnh ghép không thể thiếu của Hệ sinh thái DeFi. Tổng hợp các bài viết phân tích về Staking –> Xem tại đây
Các thuật ngữ thường được sử dụng cho Staking
APR (Annual percentage rate) là gì? APY (Annual percentage yield) là gì?
APR được gọi là tỷ lệ phần trăm hàng năm và APY là lợi suất phần trăm hàng năm. Cả hai đều được sử dụng để tính lãi cho các sản phẩm của các dự án Staking. Sự khác nhau giữa APR và APY là chỉ số APY tính lãi suất kép hay còn gọi là lãi gộp là lãi được thanh toán trên khoản đầu tư trước đó, được cộng gộp với giá trị đầu tư ban đầu để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, APR thì không tính lãi suất kép, nó được tính bằng cách nhân lãi suất định kỳ với số kỳ trong năm mà lãi suất định kỳ được áp dụng.
TVL (Total value locked) là gì?
TVL được gọi là tổng giá trị bị khóa hay còn được hiểu là tổng giá trị thanh khoản của tất cả người tham gia trong pool. Chỉ số này được xem là một thước đo quan trọng của thị trường DeFi. Giá trị TVL càng lớn thì chứng tỏ độ lớn của pool, hiệu quả của dự án cũng như mức độ cạnh tranh của thị trường.
Theo DeFi Llama ngày 1/12/2021, TVL của thị trường DeFi đạt $ 307.17 Tỷ USD, tăng 14.5 lần so với Tháng 12/2020 TVL là $21.12 Tỷ USD. Qua đó, có thể thấy được thị trường DeFi ngày càng phát triển và nhà đầu tư ngày càng tin tưởng tham gia vào hoạt động Staking.
Cơ chế hoạt động của Staking
Staking hay còn được gọi là Đặt cược tiền điện tử, được hoạt động dựa trên nguyên tắc của thuận toán đồng thuận (Proof of Stake – PoS). Nó được xem như một giải pháp thay thế ít tốn tài nguyên hơn cho việc khai thác. Nó liên quan đến việc giữ tiền trong ví tiền điện tử để hỗ trợ bảo mật và hoạt động của mạng blockchain. Đơn giản chỉ cần đặt, khoanh vùng là hành động của khóa một lượng Token theo yêu cầu để nhận phần thưởng.
PoS khác với PoW như thế nào?
Các mạng tiền điện tử khác xác thực các giao dịch bằng cách sử dụng các cơ chế đồng thuận khác nhau.
Ví dụ : Bitcoin sử dụng Proof-of-Work (POW), có nghĩa là các thợ đào phải sử dụng sức mạnh tính toán để giải một câu đố toán học để tạo ra các khối mới. Những người khai thác giải được câu đố đầu tiên sẽ tạo ra khối và nhận phần thưởng khai thác.
Ngược lại với hệ thống POS, người dùng có thể xác thực giao dịch mà không cần sở hữu bất kỳ đồng xu nào. Nó chỉ phụ thuộc vào sức mạnh tính toán.
Proof of Stake (PoS) là một trong những lựa chọn thay thế phổ biến nhất cho dòng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Trong khi các hệ thống PoW đầu tư một lượng lớn năng lượng để đảm bảo các giao dịch hợp pháp, PoS không yêu cầu phần cứng khai thác. Proof of Stake “thợ đào” (stakers) phải khóa một cổ phần tài chính (tương tự như một khoản tiền ký quỹ) để xác minh các giao dịch. Hệ thống PoS được thiết kế sao cho số tiền gửi và khoảng thời gian cần thiết để xác minh các giao dịch đủ lớn để làm cho các nỗ lực gian lận trở nên vô lợi.
PoS phần lớn được xem là phiên bản xanh hơn và có thể mở rộng hơn của sự đồng thuận Bằng chứng công việc (PoW) trong Bitcoin, đòi hỏi chi tiêu năng lượng đáng kể.
PoS hoạt động như thế nào?
Giao thức POS cho phép người dùng xác thực các khối khi:
- Người dùng đặt một số lượng lớn tiền của riêng họ.
- Hoặc tạo ra một nhóm đặt cược với những người dùng khác.
Những người dùng muốn đặt cược nhưng không có đủ số xu có sẵn có thể hợp tác với những người dùng khác để đặt cược số lượng tiền cao hơn trong một cái gọi là “ví bị ràng buộc”. Trong trường hợp này, mỗi nút khai thác tạo ra một khối tỷ lệ với phần trăm số tiền đã đặt. Ví dụ: nếu một nút đặt 5% số tiền của nhóm, thì nút đó sẽ khai thác 5% mỗi giao dịch trong mỗi khối mới.
PoS là thuận toán đồng thuận mà các mạng blockchain sử dụng để tạo ra và xác nhận các khối mới thông qua quá trình Staking. Việc Staking liên quan đến những người staking tiền của họ để chúng có thể được chọn ngẫu nhiên bởi giao thức trong những khoảng thời gian cụ thể để tạo một khối. Thông thường, những người tham gia Staking – đặt cược số tiền lớn hơn có cơ hội cao hơn được chọn làm người xác nhận khối tiếp theo.
Hệ thống PoW đảm bảo rằng mỗi người tham gia mạng đã thực hiện một lượng công việc nhất định để nhận được phần thưởng. Ngược lại, Proof of Stake yêu cầu người tham gia chứng minh rằng họ sẵn sàng đảm bảo tính toàn vẹn của blockchain bằng cách mạo hiểm (hoặc khóa) một lượng tiền điện tử nhất định làm bằng chứng về sự tham gia hợp pháp của họ vào mạng.
Hiệu quả năng lượng là ưu điểm chính của POS
Trong các giao thức POS, những người dùng đặt cược số tiền lớn hơn sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành người xác thực tiếp theo và nhận phần thưởng khai thác. Do đó, người dùng được khuyến khích đầu tư trực tiếp hơn vào tiền điện tử của mạng, thay vì đầu tư vào phần cứng khai thác đắt tiền được yêu cầu trong mạng POW.
Hơn nữa, POS giải quyết một vấn đề lớn của mạng POW, đó là thiếu khả năng mở rộng của chúng. Hiện tại, cơ chế POW của Bitcoin đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh tính toán, có nghĩa là mạng lưới sẽ sớm đạt mức trần tăng trưởng. Hệ thống POS tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều, cho phép có nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Các thợ mỏ cũng được khuyến khích nhiều hơn để tiếp tục đầu tư vào mạng. Bằng cách nắm giữ tiền của mình, họ có thể tạo ra thu nhập thụ động, không giống như trong mạng POW, nơi chỉ những hệ thống máy tính mạnh nhất mới có được tiền.
Thêm nữa, cơ chế tạo ra các block mới thông qua staking cho phép nâng cao khả năng mở rộng mạng lưới từ đó tốc độ xử lý và chi phí sẽ cạnh tranh hơn. Đó là lý do mà Ethereum quyết định chuyển từ PoW sang PoS trong bản nâng cấp ETH 2.0. Tìm hiểu thêm về PoS tại đây.
Lợi nhuận hay phần thưởng của Staking thường được tính toán khác nhau phụ thuộc vào từng mạng lưới và dựa trên một số cơ sở như sau:
- Xác nhận số lượng coin đang Staking.
- Thời gian Staking trong bao lâu.
- Tổng cộng có bao nhiêu coin được Staking trên mạng lưới.
- Tỷ lệ lạm phát.
Phân loại Staking
Trên thị trường Crypto hiện nay có 2 loại Staking, cụ thể như sau:
Ưu điểm và Nhược điểm khi tham gia Staking trong thị trường Crypto
Ưu điểm
- Lãi suất thấp, đại đa số các dự án lớn đều có APY từ 3 % đến 20%.
- APR dao động cao hơn từ 50% đến 120% dành cho một số Dự án mới.
- Gia tăng số lượng tiền điện tử và đóng góp vào tính bảo mật và hiệu quả cho dự án đó.
Nhược điểm
- Số lượng token tối thiểu được tham gia và sẽ bị lock trong quá trình tham gia.
- Thời gian tham gia Dự án được quy định nhất định.
- Quy định thời gian unlock tùy thuộc vào Dự án. (thường thì từ 2-3 ngày).
==> Do đó, trong thời gian tham gia stake người tham gia sẽ không được giao dịch trên thị trường.
Top 5 các Token Staking theo Vốn hóa thị trường
Nguồn: Coin MarketCap , ngày cập nhật 22/11/2021, địa chỉ trang web https://coinmarketcap.com/view/staking/
Kết Luận
Staking là một trong những ứng dụng nổi bật về kiếm tiền thụ động trong thị trường Crypto nói chung và DeFi nói riêng trong cuối năm 2020. Đây là ứng dụng hoàn toàn mới để tạo ra thu nhập thụ động cũng như gia tăng số lượng tài sản nhưng không cần qua giao dịch mua bán trực tiếp. Staking có thể thay đổi khái niệm HODL của các nhà đầu tư trong tương lai bằng cách khai thác tài sản nhàn rỗi của mình qua việc tham gia vào hoạt động dựa trên Staking để kiếm thêm lợi nhuận.
Trên đây là những thông tin chính của Staking, nếu thấy dự án tiềm năng và muốn trao đổi nhiều hơn thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Twitter của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
Hy vọng bài viết tổng quan về Staked sẽ giúp mọi người có thêm thông tin, dữ liệu, góc nhìn mới. Và đừng quên theo dõi thường xuyên các bài viết chia sẻ thông tin và kiến thức trên website GFS Blockchain hàng ngày.