Tổng quan

Hơn một năm trở lại đây, Metaverse đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng, nhất là từ khi Facebook đổi tên thành Meta lấy cảm hứng từ metaverse (siêu vũ trụ), mô tả tầm nhìn làm việc và giải trí trong thế giới ảo.

Trước đó, thị trường crypto cũng đã có rất nhiều dự án về metaverse ra đời nhưng phần lớn đều là các dự án về game, lĩnh vực giải trí và một số dự án về giáo dục…Đến thời điểm hiện tại, những dự án về phát triển kinh doanh trên metaverse cũng đã bắt dầu nhen nhóm. Mới đây, chúng ta cũng đã nghe nói Samsung mở cửa hàng đầu tiên của mình ở Decentraland. Đây là những biểu hiện cho thấy các doanh nghiệp truyền thống đã ngày càng quan tâm tới việc phát triển hoạt động kinh tế trên metaverse.

Trong lần ra mắt dự án BIZVERSE, thuật ngữ Meta-Economy lần đầu tiên xuất hiện như một từ khoá nói lên sự đóng góp trong tương lai của Blockchain và Metaverse đối với nền kinh tế. Hôm nay, chúng mình hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu sâu hơn về khái niệm còn vô cùng mới mẻ này và tương lai của nó qua bài viết dưới đây.

Meta-Economy là gì?

Meta-Economy là từ được ghép trong đó Meta là viết tắt của từ Metaverse hay siêu vũ trụ kỹ thuật số (hay vũ trụ ảo) và từ Economy có nghĩa là nền kinh tế.

Metaverse: là một vũ trụ ảo, hay còn gọi là vũ trụ kỹ thuật số, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế ảo (AV) và thực tế tăng cường (AR), là tổng hợp của thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet. Metaverse là từ được kết hợp từ hai từ Meta – nghĩa là Vượt ra ngoài (Beyond) và Verse, viết tắt của Universe – nghĩa là Vũ Trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả khái niệm về tương lai của Internet, được tạo thành từ các không gian ảo 3D liên tục, được chia sẻ và liên kết với nhau thành một vũ kỹ thuật số có thể nhận thức như một thế giới thực.

*** Để tìm hiểm thêm về Metaverse, mời bạn tham khảo ->  Tại đây 

Economy: Nền kinh tế là một tập hợp lớn các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và trao đổi có liên quan đến nhau nhằm hỗ trợ xác định cách thức phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Sản xuất, tiêu dùng và phân phối hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, còn được gọi là một hệ thống kinh tế.

Vậy, Meta-Economy là một thuật ngữ để chỉ một nền kinh tế với đầy đủ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, phân phối, trao đổi và tiêu dùng trên không gian vũ trụ thực tế ảo được liên kết với nhau nhờ mạng internet/web3.0 mà tại đó con người được đại diện và tương tác với nhau thông qua các avatar NFT. Meta-Economy là một bản sao kỹ thuật số của các hoạt động kinh tế trong thế giới thực trong vũ trụ ảo 3D. Nó là không gian mở rộng, bổ sung cho thế giới thực và khắc phục những hạn chế mà con người đang phải đối mặt trong thế giới thực.

Meta-Economy gồm những gì?

Một nền kinh tế trong vũ trụ Metaverse tất nhiên sẽ là nơi cung – cầu gặp gỡ. Có cầu tất sẽ có cung! Tất cả các nhu cầu trong cuộc sống thực sẽ được số hóa để đưa lên metaverse

Virtual Worlds

Virtual Worlds hay còn gọn là thế giới ảo là không gian kỹ thuật số được thiết kế như không gian thế giới thực, phục vụ cho các mục đích xây dựng, kinh doanh, thương mại, giáo dục, du lịch, xã hội, trò chơi, thể thao, giải trí… Khi chúng đại diện cho thế giới thực, chúng thường bao gồm một số yếu tố như đất đai khan hiếm được thể hiện dưới dạng NFT có thể được mua, giao dịch và xây dựng trên cơ sở đó một cách tự do.

Virtual-Worlds
Virtual Worlds

Tài sản NFT

Tất cả tài sản trong Meta-Economy đều là NFT tức là chúng có giới hạn, duy nhất, không thể thay thế và không thể làm giả. Có những NFT là do nền tảng tạo ra như: vrLand, vrMall, vrExpo, vrStore …là nơi mà người sở hữu có thể tự do xây dựng, sáng tạo những khu nhà ảo để mời bạn bè tới chơi, những văn phòng ảo để nhân viện trao đổi công việc, những gian hàng ảo để trưng bày những sản phẩm thực dưới dạng hình ảnh 3D để khách hàng trải nghiệm và mua hàng…

vrLand - tai san NFT
vrLand trên BIZVERSE là một dạng tài sản NFT

Ngoài các NFT phổ biến hiện nay như các bộ sưu tầm nghệ thuật, các vật phẩm NFT trong game… một hình thức NFT ít phổ biến hiện nay nhưng sẽ rất phổ biến trên Meta-Economy đó là các NFT đại diện cho các giấy tờ có giá trong thế giới thực. Ví dụ như quyền mua nhà ưu đãi, quyền sử dụng khách sạn vào những ngày nhất định thay cho các voucher, vé tham dự sự kiện online hay offline…

Game

Game là một phần không thể thiếu trên Meta-Economy. Một hệ sinh thái hỗ trợ đầy đủ cho các game NFT nhập vai Free-to-play và Play-to-earn trên nền tảng blockchain an toàn, minh bạch và một không gian metaverse sáng tạo, huyền ảo, đầy âm thanh và màu sắc sẽ đem đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời khi hòa mình vào những cuộc phiêu lưu kỳ thú.

Game là một phần không thể thiếu trên Meta Economy
Game là một phần không thể thiếu trên Meta-Economy

Sàn giao dịch NFT

Đây là nơi mà các nghệ sĩ, các nhà nghệ thuật, các nhà sưu tầm có thể tạo, giao dịch cũng như sưu tầm những sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được tự do giao dịch và trực tiếp phát hành tất cả các loại NFT như vật phẩm trong trò chơi, NFT nghệ thuật, NFT có giá khác…

Thương mại điện tử (e-Commerce)

Khác với các mô hình thương mại điện tử hiện nay, Meta-Economy cung cấp một môi trường Thương mại điện tử (TMĐT) thực sự đặc sắc, sống động và chân thực. Sau khi dịch Covid-19 xảy ra, TMĐT đã lên ngôi và nó đã làm thay đổi thói quen mua sắm của hầu hết chúng ta. Với sự ra đời của Meta-Economy, TMĐT sẽ được nâng lên tầm cao mới. Tại đây, người dùng có thể mua bán các sản phẩm trên khắp thế giới bất cứ lúc nào với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ và sự kết nối không giới hạn. Điều đặc biệt là người dùng có thể đưa các trang bán hàng hoặc website của bạn vào môi trường của Meta-Economy và ngược lại, nên người dùng sẽ có đến 2 thị trường song song để tiếp cận khách hàng: một trong thế giới thực và một trong vũ trụ metaverse.

Meta-Economy vẫn sẽ hỗ trợ các phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền pháp định như thẻ thanh toán visa, thẻ ngân hàng, chuyển khoản, KYC… đảm bảo việc mua bán, trao đổi và lưu thông hàng hóa thuận tiện nhất cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tính pháp lý.

Sản phẩm khác

Trong tương lại, khi “Điểm rơi hội tụ công nghệ cho chuyển đổi số” chín muồi, các sản phẩm cũng như tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế truyền thống sẽ dần được đưa lên thế giới Metaverse.

Meta-Economy giải quyết vấn đề gì?

Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình kinh doanh trong thế giới thực. Nhưng khái quát lại, chúng ta có thể thấy có ba nhóm vấn đề chính, đó là sự khan hiếm nguồn lực, khó khăn trong việc mở rộng quy mô và cuối cùng là hiệu quả hoạt động.  Meta-Economy hướng tới việc giải quyết những vẫn đề lớn này:

  • Nguồn lực khan hiếm: một doanh nghiệp dù lớn tới đâu thì họ cũng có quy mô nguồn lực bị giới hạn ở một mức nào đó. Ví dụ như giới hạn về quy mô vốn, nguồn nhân lực, hạn chế về công nghệ, về khả năng tiếp cận thông tin… và họ cần những công cụ, giải pháp giúp họ tiếp cận được với những nguồn lực này nhanh hơn, với chi phí thấp hơn và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
  • Quy mô: Mở rộng quy mô hoạt động luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanh nghiệp nào trong dài hạn. Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp địa phương, bạn sẽ muốn một ngày nào đó doanh nghiệp của mình sẽ lớn mạnh và vươn ra tầm quốc gia. Nếu bạn đã là một doanh nghiệp lớn trong nước, bạn sẽ nuôi dưỡng ước mơ đưa doanh nghiệp của mình vươn ra ngoài châu lục hay thậm trí vươn ra tầm thế giới, trở thành những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Amazon, Apple, Microsoft… tiếp cận khách hàng toàn cầu, mở rộng thị trường sang các nước khác là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực và cả các rào cản pháp lý. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp về đia chính trị, chiến tranh, cấm vận đang diễn ra ở nhiều nơi khi căng thẳng giữa các cường quốc về vấn đề Nga – Ukraina ngày càng leo thang và dịch bệnh thì xảy ra khắp nơi khiến cho việc mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia khác càng trở nên khó khăn.
  • Hiệu quả hoạt động: Nâng cao hiệu quả hoạt động để tạo lợi nhuận, mang lại giá trị cho nhà đầu tư và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững là đích đến của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đang đứng trước khủng hoảng toàn cầu, dịch Covid-19 vẫn đang đe dọa đời sống con người, hàng triệu doanh nghiệp vẫn đang đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc đã đóng cửa. Làm thế nào để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, linh hoạt thích nghi với những thay đổi của thị trường vẫn đang là một bài toán mở.

Lợi ích của việc ứng dụng Meta-Economy

Meta-Economy với ý nghĩa là là một bản sao kỹ thuật số, đưa các hoạt động kinh tế trong thế giới thực vào vũ trụ ảo 3D, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề:

  • Tiết kiệm nguồn lực

Với việc đưa các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp lên vũ trụ kỹ thuật số Meta-Economy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực như  vốn, con người, thời gian… Thay vì việc doanh nghiệp phải bỏ một số tiền lớn để thuê văn phòng, tuyển nhân viên, mua sắm thiết bị, vận chuyển… thì với một văn phòng ảo trên Meta-Economy họ sẽ phải bỏ ra chi phí ít hơn nhiều. Nếu muốn tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi, doanh nghiệp cần phải mở chi nhánh tại hay văn phòng đại diện ở những nơi mình muốn phát triển thị trường và tuyển nhiều nhân viên hơn… và do đó đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn.

  • Mở rộng quy mô

Với Meta-Economy, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp có thể mở rộng không giới hạn. Tất cả chị phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, điều hành của doanh nghiệp để có thể thu hút được nhiều người dùng hơn với một nguồn lực gần như rất ít thay đổi theo quy mô khách hàng. Đơn giản một ví dụ, nếu bạn là một đơn vị tổ chức sự kiện, để tổ chức các sự kiện có quy mô khác nhau thì bạn cần chọn những địa điểm có diện tích khác nhau để đáp ứng quy mô khách hàng. Nếu quy mô khách ít hơn hay nhiều hơn so với dự kiến, bạn có thể cần tìm địa điểm mới. Như vậy sẽ rất tốn thời gian, chi phí và cả rủi ro nếu bạn không thể kiếm được địa điểm phù hợp. Nhưng với Meta-Economy, vấn đề này hoàn toàn được giải quyết.

bizverse shoping
Khách hàng toàn cầu có thể thoải mái mua sắm online với sự chân thật hơn rất nhiều

Với một đơn vị bán hàng, với một cửa hiệu trên Meta-Economy, bạn có thể tiếp cận khách hàng toàn cầu mà hoàn toàn không có vấn đề rào cản pháp lý. Bất kỳ khách hàng nào sử dụngMeta-Economy cũng có thể tìm kiếm và tới thăm gian hàng của bạn….

  • Tính linh hoạt

Thế giới của chúng ta luôn thay đổi và các công ty đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh cho phép họ linh hoạt hơn. Chẳng hạn, trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp nhận ra rằng công nghệ có thể giúp họ xoay vòng từ cơ sở đến cơ quan làm việc tại nhà và ngược lại mà không tạo ra cơn ác mộng hậu cần. Chuyển sang Meta-Economy cho phép bạn thích nghi với sự thay đổi một cách nhanh chóng mà không phải chịu áp lực của các quy trình thủ công tốn thời gian.

  • Tính trực quan

Công nghệ 3D của Meta-Economy sẽ các sản phẩm trưng bày, các gian hàng trở nên trực quan sinh động hơn. Khách hàng không phải chỉ xem ảnh của sản phẩm mà họ có thể quan sát sản phầm chi tiết tỷ mỉ tại mọi góc cạnh, màu sắc, âm thanh… thậm chí có thể đặt thử sản phẩm cần mua trong chính không gian ngôi nhà của mình để kiểm tra độ phù hợp, tính thẩm mỹ… Tất cả sẽ trở nên sống động, chân thực, đầy màu sắc. Đây là điểm rất khác biệt so với việc bán hàng online hiện nay.

Tính trực quan cũng cực kỳ cần thiết trong giáo dục hay du lịch. Thử tưởng tượng trong một giờ học về Vũ Trụ học, thay vì được xem những bức ảnh chụp về giải ngân hà hay hệ mặt trời, các bạn nhỏ sẽ được chìm đắm giữa không gian bao la của vũ trụ và quan sát sự chuyển động của chúng. Thay vì nhìn ngắm những bức ảnh về địa điểm du lịch mà bạn muốn tới thắm, bạn có thể hòa mình trong không gian thiên nhiên kỳ thú nơi đó để cảm nhận, để lắng nghe và lên kế hoạch cho cuộc hành trình trinh phục. Bạn sẽ thấy thú vị hơn chứ?

  • Bỏ qua những khó khăn về không gian, thời gian

Không còn phải trải qua những chuyến bay dài để gặp gỡ đối tác, không phải xếp hàng cả buổi tại các sân bay đông đúc để đi tham dự một cuộc họp… chỉ cần một cú nhấp chuột là bạn đã có thể tham gia vào phòng họp 3D nơi bạn có thể gặp gỡ đối tác, tham gia cuộc họp như trong thế giới thực. Không còn phải lo Nga cấm vận không phận hay giá xăng dầu đang tăng chóng mặt mỗi ngày.

  • Tăng trải nghiệm và tương tác với khách hàng

Với Meta-Economy, trải nghiệm khách hàng được tăng cường nhờ chu trình tiếp cận khách hàng đã được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng nhưng lại cho phép khách hàng được khám phá, trải nghiệm sản phẩm dịch vụ nhiều hơn trước khi mua.

Chỉ cần một đường link gửi tới khách hàng là các công ty bất động sản đã có thể mời khách hàng tới thăm nhà mẫu trong không gian 3D như của dự án thật. Nếu yêu thích dự án, khách hàng có thể quyết định tới hiện trường để kiểm tra lần cuối trước khi đặt bút ký, nếu không yêu thích dự án, khách hàng có thể được mời tới thăm một dự án khác cũng chỉ trong một cú nhấp chuột. Thật tiện lợi và thú vị phải không nào!

Công nghệ kỹ thuật số trên Meta-Economy cũng cho phép các doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng để họ có thể tìm hiểu thêm về từng khách hàng của mình. Các công ty có thể sử dụng phân tích dữ liệu và AI để có được những hiểu biết sâu sắc hơn, cho phép họ tạo và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sở thích và nhu cầu riêng của từng khách hàng.

  • Đưa sản phẩm tiếp cận thị trường nhanh hơn

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, vòng đời sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn lại. Một sản phẩm mới vừa được ra mắt sẽ có ngay sản phẩm giống vậy và cải tiến hơn ra đời sau đó bởi đối thủ cạnh tranh chẳng bao lâu. Do đó các doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo, đổi mới. Tuy nhiên chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm lại không hề nhẹ. Đề duy trì khả năng cạnh tranh và có lãi, doanh nghiệp phải bán được càng nhiều sản phẩm trong giai đoạn đầu càng tốt. Và đây cũng lại là một lợi thế của Meta-Economy. Sản phẩm mới nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng toàn cầu một cách trực quan và được phép trải nghiệm trước khi mua cùng với những chương trình tiếp thị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được doanh số mong muốn.

  • Mức độ thích ứng liên tục

Meta-Economy đặt doanh nghiệp của bạn trong sự tương tác, cạnh tranh toàn cầu và  mang lại cho bạn sự nhanh nhẹn cần thiết để thích ứng với những thay đổi của môi trường để mang lại giá trị ngay cả trong thời gian dài và phù hợp với ngành bạn đang tham gia.

  • Tăng hiệu quả và năng suất

Công nghệ kỹ thuật số trên Meta-Economy mang lại hiệu quả và năng suất bằng cách tăng tốc quy trình và hợp lý hóa hoạt động. Ví dụ, phần mềm kinh doanh thông minh và các công cụ phân tích dữ liệu có thể thu thập và phân tích dữ liệu với tốc độ và độ chính xác chưa từng có của con người. Sau đó, doanh nghiêp sử dụng phân tích đó để giúp họ đưa ra quyết định nhanh hơn so với khả năng của họ mà không có công nghệ tiên tiến.

Meta-Economy hoạt động như thế nào?

Meta-Economy hoạt động dựa trên sự kết hợp của những công nghệ tiến bộ nhất hiện nay là blockchain, thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo (AI)… để tạo ra một nền kinh tế số 3D sống động, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

  • Sử dụng công nghệ thực tế ảo để mô phỏng thế giới ảo, mô phỏng các sản phẩm trong thế giới thực bằng các mô hình 3D nhằm tăng cường tính trực quan, tính thẩm mỹ cũng như sự thu hút cho các hoạt động trong Meta-Economy.
  • Sự dụng blockchain kết hợp với các công nghệ hiện đại khác để tăng cường tính bảo mật, tính minh bạch, tính bất biến của các giao dịch trong nền kinh tế.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với dữ liệu lớn big data sẽ giúp các doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua việc phân tích dữ liệu để hiểu khách hàng và đưa tới cho khách hàng những gợi ý, những sản phẩm phù hợp. AI cũng giúp cho công tác dịch vụ khách hàng được tự động hóa. Thông tin phản hổi chủa khách hàng được ghi nhận và phản hồi nhanh chóng, kịp thời.
  • Sử dụng các ứng dụng năng suất và hệ thống quản lý tác vụ để tự động hóa quy trình làm việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

Tương lai của Meta-Economy

Meta-Economy là mô hình kết hợp giữa nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế phi tập trung do vậy nó phát huy được hết lợi thế của cả hai loại nền kinh tế. Đó là tính minh bạch, chống kiểm duyệt và không cần cho phép, không biên giới của kinh tế phi tập trung trên nền tảng blockchain và tính phổ cập, hợp pháp, thân thiện của kinh tế truyền thống.

Một điều rõ ràng rằng, chừng nào nhà nước và pháp luật còn tồn tại thì nền kinh tế vẫn chịu sự quản lý. Một nền kinh tế tuân thủ theo quy định pháp luật, sử dụng tiền pháp định nhưng có quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, thân thiện người dùng hơn và có nhiều điều thú vị hơn hiển nhiên sẽ nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều phía bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vì vậy, Meta-Economy khi ra đời sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp truyền thống, các cơ quan quản lý, cộng đồng developer và người dùng. Có thể nói đây là cách nhanh nhất và toàn diện nhất để đưa một lượng lớn người dùng tham gia vào các hoạt động trên blockchain và metaverse. Nó không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn mà còn góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phong phú và thú vị hơn,

Kết luận

Meta-Economy là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ phản ánh xu hướng phát triển của thị trường. Theo quan điểm của cá nhân mình thì chỉ trong một hai năm tới khi Meta-Economy bắt đầu đi vào cuộc sống, chúng ta sẽ chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế với sự tích hợp của kinh doanh truyền thống lên blockchain và metaverse.

Để biết thêm nhiều điều mới mẻ về Blockchain, Meta-Economy và những tiến bộ công nghệ, đồng thời được trao đổi nhiều hơn với những người có cùng mối quan tâm thì mời bạn hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:

Và đừng quên theo dõi các bài viết trên website của GFS Blockchain hàng ngày.

 

0 0 đánh giá
Article Rating