Tổng quan
Làm retroactive để nhận airdrop đang là xu hướng được nhiều sự chú ý nhất hiện nay. Tuy nhiên, đi cùng đó là rủi ro có thể khiến người dùng mất tiền oan uổng. Để phòng tránh khả năng bị mất tiền, thậm chí là lỗ vốn, các bạn cần có một lượng kiến thức nhất định về thị trường này và luôn giữ tâm trí cẩn trọng nhất có thể.
Chính vì vậy, trong bài viết này, mình sẽ cung cấp các bạn các phương thức cần thiết để bảo vệ mình trước khi bắt tay vào “cày” retroactive.
Retroactive/ Airdrop là gì?
Retroactive là việc người dùng giúp đỡ cho dự án trước và sau khi nó được mainnet (hiểu nôm na là chính thức vận hành). Những hành động này có thể đơn giản như thực hiện giao dịch trên mạng lưới, hay là vào kênh cộng đồng của dự án như Discord, Telegram, Twitter,… để đóng góp ý kiến. Còn ở mức độ cao hơn, đó là chạy node, làm validator, đề xuất chỉnh sửa code cho mạng lưới,… Tuy nhiên dù bạn ở level “sơ cấp” hay “cao cấp”, mọi nỗ lực của bạn đều sẽ được ghi nhận.
Airdrop là việc mạng lưới/ dự án trả thưởng cho người dùng khi họ đã retroactive. Tùy vào mức độ công việc được phân cấp như trên, bạn có thể nhận được lượng airdrop khác nhau.
Kiếm airdrop ở đâu?
Hiện tại hàng loạt dự án Layer 1, Layer 2 thế hệ mới đang liên tục ra đời với tốc độ giao dịch “khủng”, chi phí giao dịch rẻ, hứa hẹn nhiều tiềm năng có thể thay thế các ông lớn trên thị trường tiền mã. Có thể kể đến như Aptos, SUI, ZkSync 2.0, Starknet, Zetachain … Để có thể thu hút dòng tiền vào với hệ sinh thái ở giai đoạn đầu, airdrop là một giải pháp vô cùng hiệu quả.
Các bạn có thể xem thêm các bài viết sau:
Ngoài airdrop native token của blockchain (vd $SUI, $APT, $OP…), các dự án mới nhiều tiềm năng đang xây dựng trên đó cũng có thể thực hiện airdrop token của riêng mình.
Các lưu ý khi làm retroactive
Không điền thông tin chính chủ vào airdrop form
Thông tin cá nhân là một điều rất quan trọng trong hệ thống blockchain bởi lẽ nó là thứ giữ cho bạn ẩn danh và bảo vệ được quyền riêng tư của mình. Trong nền tảng luật pháp còn lỏng lẻo, bảo vệ các thông tin này cũng chính là bảo vệ tài sản của chính bạn. Đã có nhiều người chỉ vì để lộ thông tin cá nhân mà hacker có thể xâm nhập vào máy tính, tài khoản, nơi lưu trữ private key, từ đó bị “trộm” đi một lượng tiền lớn.
Ví dụ thay vì viết ra giấy, bạn lưu private key trên Facebook và để ở chế độ riêng tư. Sau đó, bạn bị lộ thông tin cá nhân –> hacker dựa trên đó hack Facebook của bạn –> Hacker lấy được private key.
Trong các đợt airdrop của dự án, nếu bạn được yêu cầu điền thông tin cá nhân vào form airdrop như email, Telegram, Twitter account, Facebook data… thì hãy cố gắng sử dụng thông tin giả nhiều nhất có thể, vì sự an toàn của bạn.
Chỉ sử dụng ví phụ
Như các bạn đã biết devnet/ testnet, là bản chưa hoàn thiện, nên tiềm tàng nhiều nguy cơ bị tấn công hơn bình thường. Thậm chí khi đã mainnet, khả năng này vẫn tồn tại. Chính vì thế, nếu bạn hoạt động càng nhiều trên mạng lưới (như retroactive) thì việc xác suất bạn bị hack cũng tăng theo.
Để bảo đảm an toàn cho tài sản của mình, bạn hãy sử dụng ví phụ khi “cày” airdrop. Trong khi đó ví chính chỉ sử dụng cho mục đích lưu trữ tài sản dài hạn (hoặc đôi khi chuyển 1 ít tài sản sang ví phụ để thực hiện giao dịch).
Cảnh giác trước các đối tượng lừa đảo
Các dự án sẽ không bao giờ inbox cho người dùng trước, bạn hãy cẩn trọng khi nhận được 1 email hay tin nhắn nặc danh từ dự án, vì 99% đó là scam.
Ngoài ra, hiện tại airdrop đang diễn ra rầm rộ, chính vì thế rất nhiều website giả mạo được dựng lên để đánh lừa người dùng bất cẩn, khiến bạn vô tình trao ví tận tay cho kẻ lừa đảo. Các trang web chính thường sẽ không chạy quảng cáo như hình dưới đây.
Để phòng tránh điều này, bạn cần tìm được đúng nguồn website uy tín của dự án, Một trong những cách đó là vào website của blockchain mà dự án đang xây dựng trên đó, sau đó tìm mục “ecosystem”, sau đó tìm dự án mà bạn muốn làm retroactive.
Tuy nhiên lúc này lại xuất hiện 1 rủi ro khác đó là website của blockchain cũng là giả nốt, vậy thì chúng ta phải làm sao?
Có thể nhiều bạn đang tính đến phương án là tìm Twitter của dự án, sau đó sẽ tìm link trang web được đính kèm trên Twitter. Nhưng ví dụ bên dưới sẽ cho thấy đây không phải là một cách lúc nào cũng hiệu quả.
Chính vì vậy, cách của mình hay sử dụng là lên Coinmarketcap/ Coingecko, tại vì 2 trang web này đã xác thực dự án trước khi công bố. Bạn có thể tìm trực tiếp thông tin blockchain hoặc dự án đang xây dựng trên đó trên thanh tìm kiếm.
Ngoài ra, trong trường hợp mình không tìm thấy blockchain zkSync trên Coinmarketcap, mình đã tìm gián tiếp qua ZigZag (sàn DEX trên Zksync, có thể tìm thấy ở Coinmarketcap) –> Twitter ZigZag –> Tìm tweet mà ZigZag tag Zksync vào –> Twitter Zksync –> Website Zksync.
Sau đó, bạn có thể an tâm vào trải nghiệm các Dapp đang được xây dựng trên hệ sinh thái để nâng cao cơ hội được nhận airdrop nhé.
Những bước ban đầu này có thể hơi tốn chút thời gian, tuy nhiên đó là bước cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho tiền vốn, cũng như thời gian và công sức mà bạn bỏ ra sau này.
Dưới đây là một số website uy tín mà mình đã tổng hợp:
Chuyển tiền đúng mạng lưới đang làm retroactive
Khi mua token và chuyển chúng từ trên sàn tập trung về ví, bạn cần chuyển đúng mạng cần chuyển, tránh phải chuyển nhiều lần mất thời gian và phí giao dịch. Nếu bridge từ hệ sinh thái khác sang, cũng nên check xem bridge đó có thực sự an toàn không? Có phải bridge do chính team blockchain làm không? Bridge có đủ lớn và được nhiều người sử dụng không? Bridge đã từng bị hack hay chưa?…
Bạn có thể xem thêm các cầu nối đã bị hack gần đây:
BNB Bridge ~ 600 triệu đô
Nomad Bridge ~ 200 triệu đô
Horizon Bridge ~ 100 triệu đô
Thực hiện nhiệm vụ có cơ hội airdrop cao
Sau khi đã có token để làm retroactive, bạn cần chọn Dapp tốt, có cơ hội airdrop cao để làm, tránh phải mất một lượng phí vô ích. Thông thường là thực hiện giao dịch trên các nền tảng DEX (swap, thêm thanh khoản) hoặc là NFT marketplace.
Các rủi ro khi làm Airdrop
Rủi ro khi swap, thêm thanh khoản
Khi chọn nền tảng swap, hoặc thêm thanh khoản, bạn hãy chọn dự án DEX lớn trên hệ sinh thái đó (ví dụ trên Zksync là ZigZag, Aptos là Pontem Network…). Dấu hiệu để nhận biết là hãy check backer có phải của chính đội ngũ Layer 1 không? Hoặc là xem độ lớn của các pool thanh khoản đang hoạt động trên đó.
Nhưng dù là DEX lớn và uy tín, khi thực hiện swap bạn cũng cần lưu ý chọn cặp giao dịch có thanh khoản lớn, (thông thường là các cặp giao dịch native token/ USDC, native token/ USDT, USDT/ USDC) tránh swap phải các pool bé vì chúng có độ lệch giá rất cao. Ngoài ra, có thể vì chưa quen với nền tảng mới, nên bạn cũng ít để ý đến slippage (độ sai giá cho phép), dẫn đến slippage lớn và bị mất nhiều tiền để làm retroactive hơn dự kiến.
Rủi ro khi mua NFT
Như các bạn đã biết, Aptos airdrop cho những người sở hữu NFT Aptos:Zero. Chính vì thế đây cũng là một cách retroactive đáng để quan tâm, nhưng không phải là không có rủi ro. Đối với những NFT free mint thì vẫn khá an toàn, trái lại, đối với những NFT mất phí thì nó lại trở thành một kênh đầu tư nguy hiểm.
Ví dụ như trường hợp của NFT Aptos Wizards (dự án có tiềm năng nhận được airdrop từ BlueMove), giá hiện tại của NFT đã chia 2 kể từ giá mint là 3 APT.
Các lưu ý khác
Ở giai đoạn đã mainnet, thay vì airdrop cho người dùng trước, các dự án cũng có hình thức khác là IDO cho những người trong danh sách whitelist. Tuy vậy, vì sự FOMO đang diễn ra trên khắp mạng lưới, nhiều dự án scam IDO cũng bắt đầu nổi lên.
Ngoài ra còn một số đồng token/ NFT giả cũng được tạo ra nhằm đánh lừa những người thiếu cẩn trọng. Để có thể chọn đúng dự án muốn mua/ retroactive, bạn hãy check kĩ smart contract trên trang web của dự án hoặc các kênh thông tin như Coinmarketcap, Coingecko,…
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên, mình đã cố gắng tổng hợp lại những tips cần thiết để phòng tránh rủi ro tiềm tàng khi làm retroactive. Có thể vẫn còn rất nhiều mối nguy khác trên thị trường này mà mình chưa nhận thức được, chính vì vậy, là một nhà đầu tư, bạn hãy luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh và cẩn trọng trong mọi giao dịch tài sản nhé!
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hay còn rủi ro khác nào mà bạn biết, hãy chia sẻ cho chúng mình nhé!