Tổng quan

Hầu hết các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư thường sẽ quan tâm đến hai vấn đề đó là lợi nhuận mình nhận được và rủi ro kèm theo đó. Về bản chất thì bất kỳ khoản đầu tư nào cũng sẽ luôn tồn tại một số rủi ro nhất định. Và khi nhắc đến rủi ro trong đầu tư thì không thể bỏ qua mô hình Ponzi, ở mô hình này tỉ lệ rủi ro thường sẽ cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận kỳ vọng.

Vậy mô hình Ponzi là gì? Tại sao lại nói nó tồn tại rủi ro nhiều hơn lợi nhuận. Hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu về mô hình này thông qua bài viết Ponzi là gì? Các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi để tránh sập bẫy trong đầu tư Crypto.

2018 01 30 1 1280x720 1
Mô hình Ponzi là gì?

Ponzi là gì? 

Ponzi hay còn được gọi là Ponzi Scheme (mô hình Ponzi) đây là hình thức lừa đảo thu hút nhà đầu tư tham gia góp vốn với mức lợi nhuận cao. Trong đó họ dùng tiền của nhà đầu tư mới làm nguồn tiền để trả lãi cho các nhà đầu tư tham gia sớm hơn. Đặc biệt là khi tham gia đầu tư vào mô hình này các nhà đầu tư sẽ hoàn toàn không biết được tiền của mình lại là nguồn tiền tiền để chủ dự án trả lãi cho các nhà đầu tư khác. Vòng tuần hoàn này cứ lập đi lập lại cho đến khi dự án không còn khả năng duy trì được nữa thì nó sẽ sụp đổ và số tiền của các nhà đầu tư cũng sẽ biến mất đó được gọi là mô hình Ponzi.

Nguồn gốc ra đời của mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi hay còn có tên là Carlo Ponzi là một kẻ lừa đảo “khét tiếng” người Ý sống tại Bắc Mỹ. Charles Ponzi đã thực hiện mô hình lừa đảo này và đã kiếm được rất nhiều tiền đến mức trở nên nổi tiếng tại Mỹ. Bằng nhiều mánh khoé tinh vi Charles Ponzi đã thu về số tiền khổng lồ từ những nhà đầu tư nhẹ dạ, thiếu hiểu biết. Lúc đầu Charles Ponzi thu lời dựa trên sự chênh lệch giá của tem thư sau đó thành lập công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company) để kêu gọi đầu tư chỉ trong vòng 45 ngày lợi nhuận sẽ đạt 50% và thậm chí là tăng lên đến 100% chỉ trong vòng 90 ngày. Lời mời gọi hấp dẫn này đã làm cho rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng tham gia, tuy nhiên hắn đã dùng tiền góp vốn của các nhà đầu tư mới để trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó và cả tiền lãi cho cả hắn. Mô hình này tồn tại đến năm 1920 thì sụp đổ do nguồn tiền nhận được không đủ để hoàn trả lãi cho nhà đầu tư.

Cách hoạt động của mô hình Ponzi

pyramid scheme
Cách hoạt động của mô hình Ponzi

Đầu tiên, người chủ đứng sau dự án sẽ thuê 1 thành viên đứng lên khởi xướng quảng cáo đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn để kêu gọi nhà đầu tư tham gia và người đầu tiên tham gia phải bỏ vào số tiền, ví dụ như chủ dự án yêu cầu người tham gia phải bỏ vào $2000 chẳng hạn. Chủ dự án sẽ hứa hẹn và cam kết với nhà đầu tư là họ sẽ nhận lại được toàn bộ khoảng vốn đầu tư ban đầu kèm theo đó là mức lợi nhuận tầm 10% cho một chu kỳ (thông thường 1 chu kỳ sẽ được kéo dài tầm 3 tháng)

Giả sử nếu trong thời hạn 3 tháng mà nhà đầu tư thứ nhất kêu gọi thêm được 2 thành viên tham gia đầu tư nữa. Và tất nhiên 2 nhà đầu tư mới này cũng phải bỏ vào số tiền tương tự như nhà đầu tư thứ nhất. Số tiền này sẽ được trích ra $2200 từ khoảng $4000 vừa thu được của 2 nhà đầu tư mới để hoàn trả cả gốc và lãi cho nhà đầu tư thứ nhất. Lúc này nhà đầu tư thứ nhất sẽ dễ bị hấp dẫn bởi số tiền mà họ nhận được và với tâm lý lòng tham có khả năng họ sẽ quay lại và tiếp tục tái đầu tư

Vậy bằng cách lấy tiền nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư cũ, thì các dự án hoạt động theo mô hình Ponzi này sẽ có đủ khả năng để chi trả cho các nhà đầu tư đến sớm, bằng những chiêu trò quảng cáo kèm theo những lợi nhuận hấp dẫn, lấy hình ảnh điển hình của những nhà đầu tư đã được hoàn trả cả gốc và lãi để làm hình ảnh quảng bá cho dự án, dần sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia vào đầu tư

Để làm cho dự án ngày càng phát triển thì họ phải tìm thêm nhiều nhà đầu tư mới bằng cách trả hoa hồng hấp dẫn cho những người giới thiệu, từ đó họ có thể duy trì dược khả năng trả lãi đúng như đã cam kết lúc đầu. Và tất nhiên với cách hoạt động này cứ lấy tiền của người sau để trả cho người trước thì không thể tồn tại lâu dài được, đến một lúc nào đó dự án sụp đổ người đứng đầu khởi sướng có thể sẽ bị bắt hoặc cùng với chủ đứng sau dự án biến mất với số tiền của nhà đầu tư.

Một số vụ lừa đảo nổi tiếng sử dụng mô hình Ponzi:

  • Charles Ponzi: 20 triệu USD
  • William Miller: 1 triệu USD
  • Onecoin: 5 tỷ USD
  • Bitconnect: 3.5 tỷ USD
  • Plus Token: 3 tỷ USD

Đặc điểm nhận biết mô hình Ponzi

  • Đánh vào tâm lý nhà đầu tư luôn muốn thu về mức lợi nhuận cao, những dự án hoạt động theo mô hình Ponzi thường đưa ra mức lợi nhuận khổng lồ mà không có bất kỳ rủi ro nào đây thường sẽ là những lời mời chào rất hấp dẫn cho nhưng nhà đầu tư mới. Các nhà đầu tư này thường chưa có nhiều kiến thức hoặc tham gia theo lời mời gọi của người khác mà không có bất kỳ hiểu biết gì về chúng, họ cứ nghĩ đây sẽ là một cơ hội giúp họ đổi đời nhưng thật ra họ không hề biết đó là cái bẫy mà các chủ dự án đặt ra để chiêu dụ họ
  • Thời gian đầu có thể nhà đầu tư sẽ được trả lãi đúng hạn, kể cả khi thị trường có biến động thì lãi suất cũng không giảm đi. Thật ra đối với một số nhà tư có đủ kiến thức họ sẽ thấy được sự bất thường của những điều này, vì không có bất kỳ một dự án nào dám cam kết trả lãi cao như vậy (lợi nhuận có thể lên đến 100%) đây là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Nhưng vì lòng tham một số nhà đầu tư vẫn bất chấp rủi ro mà tham gia
  • Nhà đầu tư không biết rõ mình đang đầu tư vào cái gì vì sản phẩm hoặc dự án đưa ra rất mơ hồ, thông tin không rõ ràng và thường giải thích dài dòng, phức tạp với mục đích đánh lừa nhà đầu tư
  • Mô hình này luôn cần một lượng tiền đổ vào liên tục để có thể duy trì dự á, vì vậy họ sẽ tạo ra những mức hoa hồng hấp dẫn cho người giới thiệu, thường thì mức hoa hồng sẽ lên đến vài chục phàn trăm. Tuy nhiên có 1 số nhà đầu tư đã phát hiện mình bị lừa nhưng vẫn tiếp tục mời gọi người khác tham gia để có thể nhận được hoa hồng vì đây là cách duy nhất họ có thể thu hồi lại một chút gì đó mà họ đã đầu tư vào mô hình lừa đảo này
  • Gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn rút vốn, 1 số nhà đầu tư khi phát hiện mình bị lừa nhưng họ không thể nào rút ra được vì đa phần vốn của họ vẫn chưa thu hồi được và nếu không muốn mất trắng thì họ chỉ còn cách ở lại lôi kéo thêm nhiều người khác để thu hồi lại một ít vốn cho mình
  • Tổ chức, công ty không có lai lịch rõ ràng, giấy tờ không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc có thể là làm giả rất khó để nhà đầu tư có thể xác minh.
Ponzi scheme 1
Nhận biết mô hình Ponzi

Tổng kết

Hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp mọi người biết được mô hình Ponzi là gì? Cách hoạt động cũng như dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi. Từ đó giúp mọi người có thể bảo vệ tài sản của mình trước những mô hình lừa đảo này. Đừng vì lòng tham và tin tưởng vào những chiêu trò siêu lợi nhuận mà khiến bản thân rơi vào cái bẫy của mô hình Ponzi. Vì vậy trước khi đầu tư vào bất kỳ thứ gì hãy luôn cẩn trọng và hãy luôn nhớ rằng không có bất kỳ miếng bánh ngon nào hoàn toàn miễn phí cả. Hãy luôn trang bị cho mình một lượng kiến thức thật chắc chắn trước khi tham gia đầu tư nhé!

Nếu trong quá trình tìm hiểu có thắc mắc cần giải đáp mọi người có thể tham gia vào cộng đồng của GFS để có thể được giải đáp thắc mắc và cùng tham gia trao đổi với các thành viên khác nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating