Tổng quan

Khi mới tìm hiểu thị trường tiền mã hóa, có lẽ một trong những câu hỏi nảy ra ngay lập tức tới mọi người là tại sao Bitcoin lại có giá trị, mà thậm chí có giá trị rất cao, một Bitcoin có giá tới hơn 1 tỉ VNĐ (gần 60.000$) tại thời điểm viết bài này.

Bitcoin có giá tới hơn 1 tỉ đồng tại thời điểm viết bài này.
Bitcoin có giá tới hơn 1 tỉ đồng tại thời điểm viết bài này.

Vậy trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng GFS Blockchain cùng tìm hiểu lý do tại sao Bitcoin lại có giá trị nhé.

Trước tiên, chúng ta sẽ đi từ tổng quan trước nhé – Tìm hiểu tại sao tiền lại có giá trị?

Tại sao “tiền” có giá trị?

Thứ mang lại giá trị tiền bạc là sự tin tưởng. Về bản chất, tiền là công cụ dùng để trao đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể được sử dụng làm tiền, miễn là cộng đồng chấp nhận nó như một khoản thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Trong những ngày đầu của nền văn minh nhân loại, chúng ta có đủ loại đồ vật được dùng làm tiền – từ đá đến vỏ sò.

Tiền Fiat là gì và tại sao tiền Fiat lại có giá trị?

Fiat là gì?

Tiền Fiat là tiền hợp pháp do chính phủ phát hành. Ngày nay, xã hội của chúng ta trao đổi giá trị thông qua việc sử dụng tiền giấy, tiền xu và tiền kỹ thuật số trên tài khoản ngân hàng (cũng xác định mức tín dụng hoặc khoản nợ mà chúng ta có).

Trước đây, mọi người có thể đến ngân hàng để đổi tiền giấy lấy vàng hoặc các kim loại quý khác. Cơ chế này đảm bảo rằng các loại tiền tệ như đô la Mỹ có giá trị của chúng gắn với một lượng vàng tương đương. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng đã bị phần lớn các quốc gia từ bỏ và không còn là cơ sở của hệ thống tiền tệ của chúng ta nữa.

Sau khi loại bỏ mối quan hệ của một loại tiền tệ với vàng, giờ đây chúng ta sử dụng tiền pháp định mà không cần bất kỳ sự bảo chứng nào tương đương. Điều này cho phép các chính phủ và ngân hàng trung ương tự do hơn trong việc áp dụng các chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến nguồn cung tiền. Một số đặc điểm chính của Fiat là:

  • Được cấp bởi cơ quan trung ương hoặc chính phủ.
  • Không được hỗ trợ bởi vàng hay bất kỳ loại hàng hóa nào khác đảm bảo.
  • Nguồn cung không giới hạn, tùy vào chính phủ và ngân hàng trung ương quyết định.

Tại sao Fiat có giá trị?

Với việc loại bỏ bản vị vàng, ta dường như có một loại tiền tệ không có giá trị. Tuy nhiên, tiền vẫn trả cho thức ăn, hóa đơn, tiền thuê nhà và các khoản khác của chúng ta. Như đã thảo luận, tiền có được giá trị từ lòng tin tập thể. Do đó, một chính phủ cần phải kiên quyết hỗ trợ và quản lý tiền tệ fiat để thành công và duy trì mức độ tin cậy cao. Có thể dễ dàng thấy cảnh thảm họa như thế nào khi niềm tin vào chính phủ hoặc ngân hàng trung ương bị mất đi do siêu lạm phát và các chính sách tiền tệ kém hiệu quả, như đã thấy ở Venezuela Zimbabwe.

Từng này tiền Zimbabwe chỉ có thể mua một ổ bánh mỳ
Từng này tiền Zimbabwe chỉ có thể mua một ổ bánh mỳ

Tại sao Crypto – Tiền mã hóa lại có giá trị?

Crypto hay được gọi là Cryptocurrency – hoặc tiếng Việt có thể gọi tiền số/ tiền điện tử/ tiền mã hóa có một số điểm chung với ý tưởng với tiền Fiat, nhưng có một số điểm khác biệt đáng chú ý. Hầu hết các loại tiền điện tử không có tài sản cơ bản. Thay vào đó, niềm tin một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong giá trị của tiền điện tử. Ví dụ: mọi người thấy giá trị khi đầu tư vào Bitcoin, biết rằng những người khác cũng tin tưởng Bitcoin và chấp nhận BTC như một tài sản và phương tiện trao đổi.

Đối với một số loại tiền điện tử, tiện ích ứng dụng của nó cũng là một yếu tố quan trọng. Để truy cập các dịch vụ hoặc nền tảng nhất định, bạn có thể cần sử dụng token tiện ích. Do đó, một dịch vụ có nhu cầu cao sẽ cung cấp giá trị cho token tiện ích của nó. Không phải tất cả các loại tiền điện tử đều giống nhau, vì vậy giá trị của chúng thực sự phụ thuộc vào các tính năng của từng đồng token hoặc dự án.

*** Tìm hiểu thêm về Crypto và phân biệt Crypto với Bitcoin -> Tại đây

Ethereum có giá vì nhiều người muốn sử dụng  các dịch vụ trên Ethereum 
Ethereum có giá vì nhiều người muốn sử dụng các dịch vụ trên Ethereum

Khi nói đến Bitcoin, chúng ta có thể thu hẹp nó thành sáu tính năng sẽ thảo luận chi tiết hơn sau: tiện ích, phân quyền, phân phối, hệ thống tin cậy, sự khan hiếm và bảo mật. Đây là giá trị nội tại.

Giá trị nội tại là gì?

Rất nhiều tranh cãi liên quan đến giá trị của Bitcoin là liệu nó có bất kỳ giá trị nội tại nào hay không. Những điều này có nghĩa là gì? Nếu chúng ta nhìn vào một loại hàng hóa như dầu, nó có giá trị nội tại trong việc sản xuất năng lượng, chất dẻo và các vật liệu khác.

Cổ phiếu cũng có giá trị nội tại, vì chúng đại diện cho vốn chủ sở hữu trong một công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư thực hiện phân tích cơ bản nhằm tính toán giá trị nội tại của tài sản. Mặt khác, tiền fiat không có giá trị nội tại vì nó chỉ là một tờ giấy, nhưng như chúng ta đã thấy, giá trị của nó bắt nguồn từ sự tin tưởng tới hệ thống của chính phủ và ngân hàng.

Hệ thống tài chính truyền thống có nhiều lựa chọn đầu tư mang giá trị nội tại, từ hàng hóa đến cổ phiếu. Thị trường ngoại hối Forex là ngoại lệ khi họ giao dịch với các loại tiền tệ fiat và các nhà giao dịch thường kiếm lợi từ các biến động tỷ giá hối đoái ngắn hạn hoặc trung hạn.

Thế còn Bitcoin thì sao? Bitcoin có giá trị như nào?

Tại sao Bitcoin có giá trị?

Giá trị của Bitcoin là một chủ đề chủ quan với nhiều ý kiến khác nhau.Ta có thể nói rằng giá thị trường của Bitcoin là giá trị của nó. Tuy nhiên, điều đó không trả lời chính xác câu hỏi về giá trị nội tại của Bitcoin. 

Điều quan trọng hơn là tại sao mọi người đánh giá Bitcoin có giá trị?.

Cùng tìm hiểu sâu hơn về một số đặc điểm khiến Bitcoin có giá trị.

Bitcoin có giá trị dùng như là tiện ích

Một trong những lợi ích chính của Bitcoin là khả năng nhanh chóng chuyển một lượng lớn giá trị trên toàn thế giới mà không cần đến bên trung gian. Dù việc gửi một lượng nhỏ BTC thì chi phí tính ra lại là đắt(khoảng 50$), nhưng bạn cũng có thể gửi hàng triệu đô la với giá rẻ. Bạn có thể thấy một giao dịch Bitcoin trị giá khoảng $ 45.000.000 (USD) được gửi với mức phí chỉ dưới $ 50 (tính đến tháng 6 năm 2021).

một giao dịch Bitcoin trị giá khoảng $ 45.000.000 (USD) được gửi với mức phí chỉ dưới $ 50 (tính đến tháng 6 năm 2021).
một giao dịch Bitcoin trị giá khoảng $ 45.000.000 (USD) được gửi với mức phí chỉ dưới $ 50 (tính đến tháng 6 năm 2021).

Bitcoin là mạng lưới đầu tiên, lớn nhất, an toàn nhất và phổ biến nhất để thực hiện việc chuyển tiền mặc dù do là công nghệ đi đầu nên nó còn nhiều điểm yếu. Nhưng bất kể số tiền là bao nhiêu, việc có thể thực hiện các giao dịch không biên giới chắc chắn là có giá trị.

Giá trị của Bitcoin là sự phi tập trung

Phi tập trung (Decentralization) là một trong những tính năng chính của tiền điện tử, do Bitcoin khởi xướng. Bằng cách cắt bỏ các cơ quan quản lý trung ương, các blockchain mang lại nhiều quyền lực và tự do hơn cho cộng đồng người dùng. Bất kỳ ai cũng có thể giúp cải thiện mạng Bitcoin do bản chất nguồn mở của nó.

Ngay cả chính sách tiền tệ của tiền điện tử cũng hoạt động theo cách phi tập trung. Ví dụ, công việc của các thợ đào bao gồm xác minh và xác thực các giao dịch, nhưng nó cũng đảm bảo rằng Bitcoin mới được thêm vào hệ thống với tốc độ ổn định, có thể dự đoán được.

Sự phân quyền của Bitcoin mang lại cho nó một hệ thống rất mạnh mẽ và an toàn. Không một nút nào trên mạng có thể thay mặt mọi người đưa ra quyết định. Xác thực giao dịch và cập nhật giao thức đều cần có sự đồng thuận của tất cả các node mạng, qua đó bảo vệ Bitcoin khỏi sự quản lý và bị lạm dụng.

Giá trị của Bitcoin với tính phân tán

Bằng cách cho phép nhiều người tham gia nhất có thể, mạng Bitcoin cải thiện tính bảo mật tổng thể của nó. Càng nhiều nút kết nối với mạng phân tán của Bitcoin, nó càng nhận được nhiều giá trị. Khi phân phối sổ cái của các giao dịch cho những người dùng khác nhau, không cần phải dựa vào một nguồn tin cậy duy nhất.

Nếu không có sự phân phối, chúng ta sẽ cực kỳ khó xác minh thông tin có đúng hay không. Hãy nghĩ về một tài liệu được gửi qua email mà một nhóm đang làm việc. Khi nhóm gửi tài liệu cho nhau, họ tạo ra các phiên bản khác nhau với các trạng thái khác nhau, gây khó theo dõi.

Ngoài ra, cơ sở dữ liệu tập trung dễ bị tấn công mạng và ngừng hoạt động hơn cơ sở dữ liệu phân tán. Không có gì lạ khi gặp sự cố khi sử dụng thẻ tín dụng do sự cố máy chủ. Một hệ thống dựa trên đám mây như Bitcoin được duy trì bởi hàng nghìn người dùng trên khắp thế giới, làm cho nó hiệu quả và an toàn hơn nhiều.

Giá trị của Bitcoin là một hệ thống tin cậy

Sự phi tập trung của Bitcoin là một lợi ích mạng rất lớn, nhưng nó vẫn cần một số biện pháp bảo vệ. Bắt người dùng hợp tác trên bất kỳ mạng lớn, phi tập trung nào luôn là một thách thức khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Satoshi Nakamoto đã triển khai cơ chế đồng thuận Bằng chứng công việc(PoW – Proof of Work) nhằm thưởng cho hành vi tích cực, người tham gia sẽ nhận được một ít Bitcoin khi hoàn thành xác  thực giao dịch.

Niềm tin là một phần thiết yếu của bất kỳ vật phẩm hoặc hàng hóa có giá trị nào. Mất lòng tin vào một ngân hàng trung ương là một thảm họa đối với tiền tệ của một quốc gia. Tương tự như vậy, để sử dụng chuyển tiền quốc tế, chúng ta phải tin tưởng vào các tổ chức tài chính có liên quan. Có nhiều người tin niềm tin vào các hoạt động của Bitcoin hơn các hệ thống và tài sản khác mà chúng ta sử dụng hàng ngày, vì bản chất là mã nguồn mở và công khai của Bitcoin.

Tuy nhiên, người dùng Bitcoin không cần phải tin tưởng lẫn nhau. Họ chỉ cần tin tưởng vào công nghệ của Bitcoin, công nghệ đã được chứng minh là rất đáng tin cậy và an toàn và mã nguồn được mở cho bất kỳ ai xem. Proof of Work là một cơ chế minh bạch mà bất kỳ ai cũng có thể tự xác minh và kiểm tra. Có thể dễ dàng nhận thấy giá trị ở đây trong việc tạo ra sự đồng thuận hầu như luôn không có lỗi.

***Tìm hiểu về Proof of Work -> tại đây

Giá trị của Bitcoin vì tính khan hiếm

Bitcoin có nguồn cung hạn chế là 21.000.000 BTC. Và sẽ cạn kiệt khi các thợ đào Bitcoin khai thác đồng cuối cùng vào khoảng năm 2140. Trong khi các mặt hàng truyền thống như vàng, bạc và dầu bị hạn chế, ta tìm thấy nguồn dự trữ mới hàng năm. Những khám phá này gây khó khăn cho việc tính toán độ khan hiếm chính xác của chúng.

Một khi đã khai thác tất cả BTC, về lý thuyết, Bitcoin phải giảm phát. Khi người dùng mất hoặc dùng như phí giao dịch, nguồn cung sẽ giảm và có thể gây ra tăng giá. Vì lý do này, người nắm giữ nhận thấy rất nhiều giá trị trong sự khan hiếm của Bitcoin.

Bằng cách có mối quan hệ có thể có giữa giá cả và sự khan hiếm, người nắm giữ tìm thấy giá trị trong việc sử dụng Bitcoin như một tài sản lưu trữ giá trị.

Giá trị của Bitcoin như là tài sản giá trị 

Hầu hết các đặc điểm đã được mô tả cũng làm cho Bitcoin phù hợp như một tài sản lưu trữ giá trị. Kim loại quý, đô la Mỹ và trái phiếu chính phủ là những lựa chọn truyền thống hơn, nhưng Bitcoin đang trở nên nổi tiếng như một giải pháp thay thế hiện đại, có thể coi Bitcoin như vàng kỹ thuật số. 

Để một thứ gì đó trở thành một nơi lưu trữ giá trị tốt, nó cần:

  • Độ bền: Miễn là vẫn có máy tính duy trì mạng (mạng lưới Bitcoin hiện nay bao gồm khoảng 13707 nút mạng) thì Bitcoin sẽ bền 100%. BTC không thể bị phá hủy như tiền mặt và trên thực tế
Mạng lưới Bitcoin
Mạng lưới Bitcoin
  • Tính di động: Là một loại tiền kỹ thuật số, Bitcoin cực kỳ linh động. Tất cả những gì bạn cần là kết nối Internet và các khóa cá nhân của bạn để truy cập vào tài khoản BTC từ mọi nơi.
  • Tính phân chia: Mỗi BTC có thể chia thành 100.000.000 satoshi, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ở mọi quy mô.
  • Khả năng tin cậy: Mỗi BTC hoặc satoshi đều có thể hoán đổi cho nhau. Khía cạnh này cho phép tiền điện tử được sử dụng như một vật trao đổi giá trị với những người khác trên toàn cầu.
  • Sự khan hiếm: Sẽ chỉ có 21.000.000 BTC tồn tại và hàng triệu BTC đã bị mất vĩnh viễn. Nguồn cung của Bitcoin hạn chế hơn nhiều so với các loại tiền tệ fiat lạm phát, khi nguồn cung tăng lên theo thời gian.
  • Khả năng chấp nhận: Đã có sự chấp nhận rộng rãi của BTC như một phương thức thanh toán cho các cá nhân và công ty và ngành công nghiệp blockchain tiếp tục phát triển mỗi ngày.

Tổng Kết

Thực ra không có câu trả lời duy nhất, ngắn gọn nào cho lý do tại sao Bitcoin lại có giá trị như vậy, mỗi người đều có một định nghĩa riêng. Còn trên đây là góc nhìn cá nhân của mình cũng như đội ngũ GFS Blockchain. Tiền mã hóa có các khía cạnh quan trọng của nhiều tài sản có giá trị, như kim loại quý và Fiat. Bitcoin hoạt động giống như tiền mà không có sự hỗ trợ của chính phủ và khan hiếm như một loại hàng hóa mặc dù nó là tài sản kỹ thuật số.

Sự thiếu hiểu biết và định kiến với những thứ mới mẻ đã khiến một số người đặt câu hỏi liệu Bitcoin có bất kỳ giá trị nào hay không. Với những từ như “Lừa đảo” và “Ponzi” được sử dụng, dễ dàng nhận thấy rằng một số người có nỗi sợ hãi vô căn cứ. Tuy nhiên, cuối cùng, Bitcoin chạy trên một mạng rất an toàn và tiền điện tử có một lượng giá trị đáng kể được cộng đồng, các nhà đầu tư và nhiều cá nhân, tổ chức đặt vào đó.

*** Xem thêm Ngân hàng và chính phủ El Salvador hỗ trợ các dịch vụ tài chính liên quan đến Bitcoin

Hãy đón đọc bài viết mới tiếp theo tại chuyên mục Góc nhìn GFS của GFS Blockchain. Và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận với các thành viên khác nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating