Tổng quan
Hashflow là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng bằng cách sử dụng mô hình Request For Quote (mô hình yêu cầu báo giá – RFQ) để cho phép các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp có thể dễ dàng quản lý nhóm thanh khoản, kèm theo đó là vấn đề bảo mật cũng sẽ được nâng cao. Điều đặc biệt, thay vì chức năng định giá sản phẩm không đổi thường được sử dụng bởi AMM, Hashflow cho phép các nhà tạo lập thị trường tìm nguồn thanh khoản từ mọi nơi và định giá tài sản bằng cách sử dụng chức năng định giá ngoài chuỗi, được hỗ trợ bởi chữ ký mật mã.
Hôm nay, hãy cùng GFS đi tìm hiểu tổng quan về dự án Hashflow để xem nền tảng này có gì đặc biệt nhé!
Hashflow (HFT) là gì?
Hashflow là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được thiết kế dựa trên 3 tiêu chí:
- Interoperability (có khả năng tương tác)
- Zero slippage (không bị trượt giá)
- MEV protected trades (các giao dịch được bảo vệ bởi MEV)
Hiểu cách khác Hashflow tương tự như một protocol cho phép kết nối nhà đầu tư với các Market Maker hàng đầu trong thị trường tiền mã hóa với nhau. Điều đặc biệt ở đây là nền tảng còn là sự kết hợp những gì tốt nhất của CeFi và DeFi, giúp mang lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Nền tảng sử dụng cấu trúc ngoài chuỗi làm cho các nhà hoạch định thị trường có thể sử dụng các chiến lược định giá phức tạp hơn có ảnh hưởng đến dữ liệu ngoài chuỗi như giá tài sản lịch sử, sự biến động và thông tin thực tế khác cho phép họ định giá tài sản một cách hiệu quả.
Một số điểm nổi bật của dự án
- Hashflow cung cấp cho các nhà giao dịch mức giá tốt nhất, không bị trượt giá và chi phí gas thấp so với bất kỳ sàn DEX nào trên Ethereum
- Tất cả các khoản phí được tính và thanh toán bằng đơn vị tiền tệ của chuỗi nguồn. Ví dụ: nếu bán USDC trên Ethereum, phí gas được thanh toán ETH. Nếu bán USDC trên Avalanche, phí xăng sẽ được thanh toán AVAX
- Tất cả các giao dịch Hashflow đều sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi trượt giá và khai thác MEV cho dù giao dịch diễn ra cục bộ trên một chuỗi hay trên nhiều chuỗi.
- Người dùng có thể giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau trên nhiều nền tảng như Ethereum, BNB Chain, Arbitrum, Avalanche, Optimism và Polygon
- Giao dịch không có phí bổ sung và phí gas thấp hơn tới 50% so với các AMM phổ biến
- Các nhà giao dịch có thể hoán đổi tài sản liên tục giữa các chuỗi trong vòng vài phút mà không cần cầu nối bên ngoài
- Các bước thực hiện giao dịch khá đơn giản nhà đầu tư chỉ cần xác minh chữ ký và thực hiện giao dịch
- Nhà đầu tư cũng có thể phân bổ vốn vào các Market Making Pool để thu về lợi nhuận cho mình
Đội ngũ phát triển dự án
Updating…
Công nghệ
Hashflow sử dụng giải pháp MEV (Miner Extractable Value)-Chữ ký mật mã để chống lại các hoạt động front-running trong Hashflow, hạn chế các cuộc tấn công bảo mật.
Bên cạnh đó, Hashflow giải quyết các vấn đề của DeFi bằng cách sử dụng mô hình yêu cầu báo giá (RFQ) để cho phép các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp quản lý nhóm thanh khoản, đặc biệt các nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản (LP) có quyền truy cập vào hiệu quả, bảo mật nâng cao và các sản phẩm trước đây không thể có trong DeFi.
Tài chính
Hashflow đã trải qua 2 vòng huy động vốn, với tổng số tiền huy động được từ vòng này là 28.200.000 đô la.
Trong đó vòng huy động đầu tiên diễn ra vào ngày 29/04/2021 với tiền huy động được là 3.200.000 đô la đến từ các quỹ lớn như Alameda Research, Dragonfly Capital, Electric Capital, Galaxy Digital Ventures, Gumi Cryptos Capital, IDEO Ventures, LedgerPrime, MetaStable Capital và Morningstar. Thời gian gần đây, Hashflow vừa tiếp tục trải qua thêm một vòng gọi vốn, cụ thể là vào ngày 22/07/2022, Hashflow đã huy động vòng series A với tổng số tiền huy động được của vòng này là 25.000.000 đô la, dẫn đầu là các nhà đầu tư đến từ Altonomy, Anthony Sassano, Balaji S. Srinivasan, Coinbase Ventures, Dragonfly Capital, Electric Capital,…
Sản phẩm
Hashflow là một tích hợp có thể được sử dụng với các ứng dụng có sẵn thông qua việc sử dụng “Hubs”. Các doanh nghiệp có thể duy trì hầu hết các chức năng hiện có của họ bằng cách sử dụng Hashflow sau khi chuyển đổi sang các “Hubs” để thực hiện các hoạt động tiêu chuẩn với phân quyền. Các nhà điều hành trung tâm chịu trách nhiệm về việc khớp và thực hiện lệnh ngoài chuỗi.
Các smart contract của Hashflow sẽ có nhiệm vụ xử lý việc thanh toán và lưu ký sau giao dịch, cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô mà không cần giữ lại thông tin cá nhân của người dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Uniswap được xem là một trong những đối thủ của Hashflow, đây cũng là một sàn giao dịch phi tập trung được cung cấp bởi Ethereum.
Đối tác phát triển
Hashflow được hỗ trợ phát triển bởi Zerion, Odos Protocol, OpenOcean,…
Đến thời điểm hiện tại, đã có 6 nền tảng blockchain hỗ trợ Hashflow bao gồm Ethereum, BNB Chain, Arbitrum, Avalanche, Optimism và Polygon.
Lộ trình phát triển dự án
Quý 03 năm 2022
- Triển khai thêm Hashflow trên Solana
- Optimize routing để cung cấp giá tốt hơn cho các nhà giao dịch
- Tiết lộ ra mắt Hashverse
Quý 04 năm 2022
- Khởi chạy nền tảng RFQ phi tập trung để giao dịch liền mạch các sản phẩm có cấu trúc bao gồm Options (quyền chọn) và ETF (Exchange Traded Fund)
- Triển khai Limit Orders (lệnh giới hạn) cho phép người dùng đặt lệnh giới hạn và có quyền kiểm soát tốt hơn đối với giá của họ.
Tokenomics
Token Key Metrics
HFT là token quản trị cho giao thức Hashflow. HFT được xây dựng dưới dạng tiêu chuẩn của ERC20 và được triển khai trên mạng chính Ethereum.
- Token Name: Hashflow
- Ticker: HFT
- Blockchain: Ethereum
- Contract: Updating…
- Token Standard: ERC20
- Token Type: Utility, Governance
- Total Supply: 1.000.000.000 HFT
Token Allocation
Tổng nguồn cung 1.000.000.000 token HFT sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
Core Team (Đội ngũ cốt lõi): 19% (190.000.000 HFT)
Early Investors (Nhà đầu tư sớm): 25% (250.000.000 HFT)
Ecosystem Development (Phát triển hệ sinh thái): 56% (560.000.000 HFT). Trong đó:
- Community Treasury (Kho bạc Cộng đồng): 31.25% (312.500.000 HFT)
- Early Contributor Rewards (Phần thưởng dành cho cộng tác viên sớm): 6.75% (67.500.000 HFT)
- Future Hires: 4% (40.000.000 HFT)
- Market Makers (Nhà tạo lập thị trường): 14% (140.000.000 HFT)
Token Use
- Chủ sở hữu token HFT sẽ được tham gia vào biểu quyết cũng như đề xuất các vấn đề bên trong nền tảng
- Token HFT còn được sử dụng để truy cập cũng như sử dụng các tính năng bên trong giao thức
- Tham gia tạo thanh khoản và nhận về phần thưởng LP
Token Release Schedule
Thời gian mở khóa token HFT sẽ được diễn ra như sau:
- Core Team: Với số token được phân bổ là 190.000.000 HFT, trong đó 25% ban đầu sẽ được phân bổ sau một năm kể từ thời điểm phát hành token HFT (TGE), sau đó 75% còn lại sẽ được phân bổ hàng tháng trong vòng 3 năm.
- Các nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường: 25% ban đầu sẽ được phân bổ sau một năm kể từ thời điểm phát hành token HFT (TGE), sau đó 75% còn lại sẽ được phân bổ hàng tháng trong vòng 3 năm.
- DMM: Số token HFT này sẽ dành để cho DMM vay làm thanh khoản và sẽ không có thời gian khóa cũng như phân bổ token.
- Phần thưởng cộng đồng (NFT, Giao dịch, Tạo thị trường, Phần thưởng LP): Số token này sẽ không bị khóa hoặc có thể bị khóa.
Số token HFT nằm trong kho bạc cộng đồng sẽ không có thời gian phân bổ cụ thể và có thể được cộng đồng sử dụng cho việc tài trợ các dự án trong hệ sinh thái Hashflow thông qua quy trình quản trị.
Mua và lưu trữ token HFT ở đâu?
Updating…
Cộng đồng
Tổng kết
Một số người dùng thường nhầm lẫn Hashflow là một cầu nối xuyên chuỗi, tuy nhiên, Hashflow không phải là một cầu nối. Hashflow không yêu cầu người dùng ký quỹ tài sản của họ để đúc tài sản được bao bọc trên chuỗi đích. Thay vào đó, Hashflow cho phép người dùng hoán đổi nguyên bản giữa các chuỗi mà không cần cầu nối.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về dự án Hashflow (HFT). GFS Blockchain sẽ liên tục cập nhật thông tin mới về thị trường, mọi người hãy theo dõi thường xuyên chuyên mục thông tin dự án tại website và đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFS để thảo luận nhé.