Tổng quan

Thợ đào BTC (hay các Miners) được hiểu đơn giản là thợ đào coin. Nhưng không phải họ cầm quốc xẻng đi đào. Mà họ chính là người sở hữu hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại để khai thác BTC dựa trên việc giải các thuật toán phức tạp SHA-256. Ở bài viết này, hãy cùng mình khám phá một số chỉ báo on-chain cơ bản liên quan tới các Miners và từ đó có thể nhận định nhé.
.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series on-chain cơ bản dành cho người mới của GFS Blockchain nhằm giúp người đọc hiểu từng bước từ cơ bản tới nâng cao của lĩnh vực phân tích on-chain. Xem thêm các bài viết khác về phân tích on-chain tại đây

Bitcoin Hashrate 

Anh em chắc hẳn đã ít nhiều loáng thoáng nghe qua thuật ngữ này phải không ?Hashrate có thể hiểu là tỷ lệ băm, là thông số đại diện cho sức mạnh tính toán, giải thuật toán của máy tính để mã hóa dữ liệu theo một hàm băm được sử dụng trong các mạng lưới, với cơ chế đồng thuận Proof of Work – SHA-256 của Bitcoin

Hashrate đại diện cho sức mạnh tính toán trong mạng lưới, khả năng bảo mật và khả năng chống tấn công tổng thể của mạng.

Một cách đơn giản, Tỷ lệ băm của toàn bộ mạng lưới Bitcoin cao cùng đồng nghĩa với việc số máy đào tham gia khai thác càng nhiều, điều này dẫn đến độ khó khi khai thác cũng tăng lên và nâng cao tính bảo mật và an toàn cho mạng lưới. Một số nhà phân tích on-chain thường quan sát sự tăng giảm của Total Hash Rate để dự đoán xu hướng giá của BTC.

Bitcoin Hashrate
Bitcoin Hashrate

Trong lần sụt giảm vào năm 2021, chỉ báo này có mức sụt giảm khủng khiếp sau khi có thông tin chính phủ Trung Quốc ra lệnh cấm hoạt động đào BTC để bảo đảm an ninh nguồn điện. Điều này dẫn tới sự tháo chạy của hàng loạt máy đào từ Trung Quốc sang các quốc gia khác thân thiện hơn, và khiến Hash rate giảm một cách đột ngột.

Nhưng chỉ sau 1 thời gian, tỷ lệ này lại tiếp tục quay trở lại đường đua với mức tăng trưởng ấn tượng. Điều này cho thấy theo thời gian BTC vẫn sẽ được dành nhiều sự quan tâm ít nhất là trong tương lai gần.

Nguồn check biểu đồ tại đây

Hash Ribbons Indicator

Lý thuyết cơ bản của chỉ báo Hash Ribbon được hiểu là là thị trường Bitcoin có xu hướng chạm đáy khi các thợ đào (miner) “đầu hàng” – Ngụ ý nói rằng, những thợ đào nhỏ không còn đủ kinh phí duy trì hoạt động đào coin do giá thấp.

Các miner thường “đầu hàng” – hay bán BTC, khi Bitcoin trở nên quá đắt so với chi phí khai thác. Điều đó thường xảy ra khi giá Bitcoin trải qua một đợt điều chỉnh mạnh mẽ, nơi giá gần hoặc giảm xuống dưới mức hòa vốn của việc khai thác

Chỉ báo Hash Ribbons dựa trên tỷ lệ băm. Đây là một trong những chỉ báo quan trọng nhất về sức mạnh của mạng lưới Bitcoin. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ băm là sức mạnh tính toán mà các thiết bị khai thác BTC tại từng thời điểm. Hash Ribbons dùng chỉ báo dựa trên tỷ lệ giữa hai đường trung bình động Hash rate 30DMA và Hash Rate 60DMA

 

Hash Ribbons Indicator
Hash Ribbons Indicator

Trong quá khứ, các lần đường 30DMA (màu xanh) cắt ngang qua đường 60DMA (Màu tím) và nằm trên đường này trong biểu đồ thường sẽ trùng khớp với một đợt tăng trưởng của BTC ngay sau đó (các chấm màu đỏ)

Thời điểm hiện tại, Hashrate 30DMA đang cắt trên 60DMA. Dựa vào những dữ liệu xảy ra trong qua khứ với biểu đồ này. “Có thể” báo hiệu rằng giá của BTC đã sẵn sàng cho một đợt tăng giá trong ngắn hạn ở thời gian sắp tới.

Nguồn check biểu đồ tại đây

Miners’Postiton Index (MPI)

Chỉ số vị thế của thợ đào (MPI) là tỷ lệ giữa tổng dòng tiền của thợ đào (tính bằng USD) với mức trung bình động trong một năm của tổng dòng tiền thợ đào (tính bằng USD). Giá trị cao hơn cho thấy rằng các thợ đào đang gửi nhiều tiền hơn bình thường.

 

Miners'Postiton Index (MPI)
Miners’Postiton Index (MPI)

Chỉ báo MPI tăng vọt cho thấy các thợ đào đang gửi nhiều Bitcoin hơn bình thường, nó báo hiệu các thợ đào có thể sẽ có xu hướng bán đi Bitcoin của họ. Khi các thợ đào đồng thời gửi một lượng lớn BTC dự trữ của họ lên các sàn giao dịch, thì có thể gây ra đợt giảm giá mạnh.

Trong quá khứ, các đường màu tím có dấu hiệu tăng vọt lên cao khi các thợ đào gửi rất nhiều BTC lên sàn. Giá của BTC sau đó sẽ thường có xu hướng giảm (ít nhất là trong ngắn hạn)

Nguồn check biểu đồ tại đây

The Puell Multiple

Chỉ báo Puell quan sát động thái của miner để phân tích các thái cực của thị trường BTC. Vì nó hiển thị các vùng có lợi nhuận thấp (vùng xanh) và cao (vùng đỏ) cho các thợ đào

The Puell Multiple được tính bằng cách chia giá trị phát hành Bitcoin hàng ngày cho giá trị MA 365 ngày của chính nó. Giá trị phát hành hàng ngày đề cập đến các đồng BTC mới được miner thêm vào hệ sinh thái, đổi lại họ nhận được BTC làm phần thưởng cho việc xác thực các khối trên blockchain. Miner thường trang trải chi phí khai thác bằng cách bán BTC vào thị trường.

The Puell Multiple
The Puell Multiple

Theo chỉ báo này, nếu đường màu đỏ đi vào khu vực màu hồng (tại các vòng tròn đỏ) thì thường là báo hiệu của việc thị trường đã đạt đỉnh.

Ngược lại, nếu chỉ báo này tụt xuống khu vực màu xanh, thường báo hiệu cho vùng giá đáy của một chu kì mới (tuy nhiên đáy sâu và kéo dài bao lâu thì không ai biết)

Thời điểm hiện tại, chỉ báo này đã thoát khỏi vùng màu xanh, nơi mà các thợ đào đang có lợi nhuận khá thấp

Nguồn check biểu đồ tại đây

Kết Luận

Các miner có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động khai thác và vận hành trong mạng lưới blockchain. Bởi nếu không có các thợ đào, các giao dịch sẽ không được xử lý và các khối mới sẽ không được tạo ra. Chính điều này sẽ dẫn đến tê liệt hoạt động giao dịch, mua bán trong mạng lưới. Từ đó, ảnh hưởng chung đến tâm lý của các nhà đầu tư trong thị trường.
Do đó, trong phân tích On-chain, các thông số liên quan tới thợ đào (Miners) cũng được xem là các chỉ báo quan trọng trong việc “dự đoán” xu hướng chung của thị trường.