Vì dữ liệu On-chain thể hiện ưu thế ngày càng tăng và các dấu hiệu từ các giao dịch có tổ chức và dòng vốn lưu thông, thị trường Bitcoin có khả năng tiếp tục tăng trưởng

Thị trường Bitcoin đã tiếp tục tăng cao và bức phá khỏi vùng tích lũy vào tuần trước, vượt lên mức cao mới trong nhiều tháng. Giá giao dịch tăng từ mức thấp nhất là 46,500 đô la lên hơn 51,800 đô la theo biểu đồ tuần.

Khi sự lạc quan theo sau phản ứng tích cực về giá, khối lượng giao dịch on-chain đang cho thấy sự tăng trưởng liên tục với nguồn vốn lớn chiếm ưu thế, có quy mô tổ chức. Chúng ta cũng đang chứng kiến sự sụt giảm về khối lượng của các nhà đầu tư dài hạn, sở thích HODL và sự tích lũy của các đồng tiền mới. Các thợ đào cũng đã bắt đầu bán coins trong tuần này khi tỷ lệ băm phục hồi hơn 42% kể từ mức thấp nhất trong tháng Bảy.

Chart Bitcoin
Chart Bitcoin ở tuần 36. (Nguồn: insights.glassnode.com)

Thợ đào chốt lời

Thị trường khai thác Bitcoin tiếp tục phục hồi sau khi một nửa hash-power offline trong cuộc đại di cư ra khỏi Trung Quốc. Tỷ lệ băm trung bình trong 14 ngày đã phục hồi lên 128 EH/s, tăng 42% so với mức thấp nhất hồi tháng 7 nhưng vẫn thấp hơn khoảng 29% so với mức ATH.

Sự gia tăng tỷ lệ băm có thể là sự kết hợp của việc phần cứng đã lỗi thời cần tìm hướng đi mới tốt hơn và các thợ mỏ ở Trung Quốc đã thành công trong việc di dời, tái thiết lập hoặc điều chỉnh lại phần cứng và hoạt động của họ.

Biểu đồ Mean Hash Rate
Biểu đồ Bitcoin: Mean Hash Rate (Nguồn: insights.glassnode.com)

Việc cạnh tranh trên thị trường khai thác đã liên tục gia tăng theo thời gian, khiến độ khó của giao thức ngày càng tăng cao. Sự tăng trưởng này đã xảy ra bất chấp sự sụt giảm trong việc phát hành BTC mới với sự kiện Bitcoin Halving. Theo đó, một lượng lớn phần thưởng BTC trên mỗi băm đã giảm trong thời gian dài.

Trong khi thu nhập của thợ đào được tính bằng BTC, chi phí CAPEX và OPEX của họ phần lớn được tính bằng tiền tệ fiat. Điều này làm cho doanh thu của thợ đào phải chịu sự biến động về giá.

Với một phần lớn phần cứng khai thác ngoại tuyến và những hạn chế sản xuất toàn cầu đối với việc sản xuất chip ASIC, thị trường khai thác hiện tại đang phản ứng chậm so với giá đồng coin tăng cao kể từ năm 2020. Cũng không có gì khó hiểu, vì thị trường có ít máy đào hơn trong khi vẫn cùng một lượng tiền, giao dịch tại giá coin cao hơn.

Do đó, doanh thu USD trên mỗi băm của thợ đào hiện đã tăng trở lại mức 380 nghìn USD trên mỗi Exahash vào tháng 7 năm 2019, khiến các công cụ đào coin đang hoạt động có một khoản lợi nhuận đặc biệt hơn trước đây.

Biểu đồ Miner Revenue Per Hash
Biểu đồ Doanh thu đào coin trên mỗi Hash (Nguồn: insights.glassnode.com)

Khi giá BTC dao động quanh 50.000 đô la trong vài tuần qua, một số thợ đào đã bắt đầu chốt một phần lợi nhuận. Tuần này, khoảng 2.900 BTC đã được sử dụng từ số dư của thợ đào, tương đương với khoảng 145 triệu đô la ở mức giá 50.000 đô la BTC.

Nguyên nhân gây ra sự việc trên có thể do các thợ đào bị ảnh hưởng ở Trung Quốc cần tiền để trang trải chi phí và các xưởng đào Bitcoin cần thu lợi nhuận và giảm rủi ro sau đợt bán tháo hồi tháng 5. Hay cũng có khả năng một phần doanh thu này được dành cho việc tái đầu tư vào mở rộng cơ sở và mua lại phần cứng từ thị trường ASIC cũ và mới.

Biểu đồ: Số dư của thợ đào
Biểu đồ: Số dư của thợ đào theo BTC (Nguồn insights.glassnode.com)

Đáp lại, sự thay đổi vị thế ròng của thợ đào đã trở lại mức trung lập, cho thấy sự cân bằng on-net giữa tích lũy và chi tiêu của thợ đào trong 30 ngày qua. Điển hình là chỉ số vị thế ròng của thợ đào dao động trong khoảng 5 nghìn BTC mỗi tháng, điều này tác động đến hành vi chờ đợi và thị trường rõ ràng đã hấp thụ lực bán thêm.

Net position
Biểu đồ thay đổi vị thế mua bán ròng của thợ đào (Nguồn: insights.glassnode.com)

Lượng giao dịch BTC đang trên đà tăng

Đặc điểm và chủ đề chính của chu kỳ thị trường 2020 đến 2021 là sự gia tăng vốn quy mô lớn. Xu hướng này ngày càng rõ ràng trên on-chain và ngay cả sau khi điều chỉnh 50% vào tháng 5.

Lượng giao dịch USD trung bình trong thị trường giá giảm 2019-20 thường nằm trong khoảng từ 6 nghìn đô la đến 8 nghìn đô la. Giai đoạn này phần lớn do các nhà đầu tư nhỏ lẻ và quỹ đầu tư mạo hiểm chiếm ưu thế.

Thị trường tăng giá 2020-21 đã chứng kiến lượng giao dịch trung bình tăng đáng kể lên mức cao nhất là 58,6 nghìn đô la trong suốt đợt bán tháo tháng 5. Đợt bán tháo này đã hạ nhiệt kể từ tháng 7 trở đi, với khối lượng giao dịch trung bình hiện tại nằm trong khoảng từ 30 nghìn đô la đến 36 nghìn đô la.

So với giai đoạn 2019-20, con số này thể hiện mức tăng ấn tượng đến 370%, bất chấp sự điều chỉnh gần đây. Điều này phản ánh sự quan tâm tiếp tục và gắn bó lớn.

6 3
Biểu đồ: mô giao dịch trung bình EA của BTC (Nguồn: insights.glassnode.com)

Hỗ trợ thêm cho nhận định này là tỷ lệ khối lượng giao dịch chiếm ưu thế ngày càng tăng với kích thước 100.000 đô la. Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy sự thu hẹp dần của dòng vốn quy mô nhỏ (<100.000 đô la): vào năm 2017, dòng vốn này chiếm ưu thế đến 40% hiện chỉ còn 10% đến 20% khối lượng on-chain.

Ngược lại, khối lượng giao dịch tầm 100.000 đô la đã mở rộng đáng kể trong 12 tháng qua. Nhóm kích cỡ khối lượng giao dịch từ 1 triệu đến 10 triệu đô la đã liên tục chiếm phần lớn từ 20% đến 30% trên tổng khối lượng giao dịch kể từ năm 2017.

Tuy nhiên, nhóm có khối lượng từ 10 triệu đô la trở lên cũng đã tăng đáng kể, bắt đầu chỉ 10% vào tháng 10 năm 2020 nâng lên hơn 30% ở thời điểm hiện tại. Điều này phản ánh sự tăng trưởng ngoạn mục trong phân bổ vốn quy mô lớn và hoạt động kinh doanh. Lưu ý rằng dữ liệu này được điều chỉnh đối tượng và do đó chỉ lọc các chỉ số có ý nghĩa.

Khối lượng giao dịch Bitcoin
Biểu đồ khối lượng giao dịch Bitcoin (Nguồn: insights.glassnode.com)

Khối lượng coin nắm giữ ngắn hạn chiếm ưu thế

Một quan sát khác liên quan đến khối lượng giao dịch đã phân loại dựa trên độ tuổi của coin. Gần đây, Glassnode đã ra mắt một chỉ số mới có tên là Spent Volume Age Bands (SVAB), phân loại tỷ lệ khối lượng coin hàng ngày theo độ tuổi. Chỉ số này được đối chiếu với chỉ số Spent Output Age Bands (SOAB), bỏ qua khối lượng coin và chỉ xem xét thời gian nhà đầu tư nắm giữ tương ứng với số lượng giao dịch hàng ngày.

Một số nguyên tắc chung để giải thích các chỉ số này là:

  • Khi nhiều coin cũ (nắm giữ hơn 6 tháng) được chi tiêu, thì có khả năng cao là các coin kém thanh khoản trước đó sẽ quay trở lại dòng lưu thông. Điều này phổ biến nhất trong các sự kiện đầu cơ và trong thị trường tăng giá bởi các coin đã được bán trong thị trường tăng trưởng.
  • Khi càng nhiều coin trẻ (nắm giữ 1 ngày đến 6 tháng) được chi tiêu, thì khả năng cao là dòng tiền thông minh và những người đầu tư dài hạn đang nắm giữ.  Sự tích lũy đang diễn ra, vì “những hot coin” được đưa ra thị trường.
  • Hot coin là những đồng có dòng đời dưới 1 tuần. Những coin này chi phối lưu lượng mạng lưới hàng ngày và có nhiều khả năng được chi tiêu lại để đáp ứng với sự biến động.

Từ cái nhìn vĩ mô, chúng ta có thể thấy rằng so sánh giữa khối lượng coin hot/trẻ tăng đột biến và khối lượng chiếm ưu thế on-chain trong ba trường hợp điển hình:

  • Mô hình đỉnh suy thoái: giao dịch, đầu cơ và phong trào ‘tiền nóng’ đạt mức tối đa.
  • Đầu cơ: trong đó những người mới bị lung lay hàng loạt và giao dịch coin liên tục nhiều lần trong thời gian biến động cao. Dòng tiền thông minh cũng có xu hướng nhảy vào và tích lũy.
  • Sự phục hồi đầy hoài nghi: bắt đầu xu hướng tăng giá vào lúc các nhà giao dịch tiếp tục bán khi thị trường tăng giá đợt đầu tiên sau một thời gian dài yên ắng.
Biểu đồ SVAB
Biểu đồ SVAB của Bitcoin (Nguồn: insights.glassnode.com)

Sự chiếm ưu thế của khối lượng hot coin (< 1 tuần) hiện đang ở mức tương đối cao, khoảng 94% khối lượng coin đã chi tiêu. Đồng thời, khối lượng coin trung bình và cũ (> 1 tháng) ở mức cực thấp, dưới 2% tổng khối lượng, thậm chí còn thấp hơn mức cơ bản của thị trường giá giảm được thấy trong năm 2019-20.

Phân tích cho thấy rằng phần lớn các coin được chi tiêu vào thời điểm hiện tại, ngay cả khi giá nằm trong mức 50.000 đô la, các coin có tính thanh khoản cao và các coin cũ vẫn đang hoạt động đáng kể. Điều này cho thấy niềm tin vào HODL là rất cao và việc thiếu nguồn cung thanh khoản có thể đẩy giá thị trường giao ngay lên cao hơn nữa.

Biểu đồ SVAB
Biểu đồ SVAB của Bitcoin (Nguồn: insights.glassnode.com)

Để xác nhận thêm phân tích này, chúng ta có thể thấy khối lượng nguồn cung coin cũ hơn 1 năm đã giảm xuống dưới 5 nghìn BTC mỗi ngày. Điều đó cho thấy rằng các nhà đầu tư sở hữu coin lâu hơn 1 năm đang hạn chế bán và nắm giữ nhiều hơn, ngay cả khi thị trường tăng giá. Các sự kiện trước đó với nguồn cung trên 1 năm đang ở mức thấp tương quan với thị trường giá giảm giai đoạn cuối và sẽ sớm tăng trở lại.

Lượng Bitcoin nắm giữ trên 1 năm
Biểu đồ: Lượng Bitcoin nắm giữ trên 1 năm hoạt động trở lại (Nguồn: insights.glassnode.com)

Đòn bẩy đạt mức cao mới

Nhận định cuối cùng trong tuần này liên quan đến thị trường phái sinh. Cùng với chỉ số tích cực và niềm tin đối với HODL trong thị trường giao ngay và thị trường on-chain, chúng tôi đang thấy nhiều cách tiếp cận Bitcoin và Ethereum ở mức cao nhất mọi thời đại.

Thị trường phái sinh vĩnh cửu của Bitcoin hiện có hơn 11,8 tỷ đô la đối với các hợp đồng mở, đang có xu thế tăng mạnh hướng tới mức đỉnh tháng 4 là 15 tỷ đô la.

Open Interest của Bitcoin
Biểu đồ: Lãi suất Open Interest của Bitcoin (Nguồn: insights.glassnode.com)

Lực mua ròng trong thị trường tương lai vĩnh cửu với tỷ lệ góp vốn cho BTC chạm mức 0,03%. Mặc dù mức độ tích cực này không quá cao so với mức được thấy trong Q1 và Q2, nó tương tự như funding rate được thấy ngay trước đợt bán tháo hồi tháng 5. Các yếu tố này có thể tạo ra một cú điều chỉnh ngắn hạn nếu các vị thế mua dần cạn kiệt.

Biểu đồ: BTC Funding Rate
Biểu đồ: BTC Funding Rate (Nguồn: insights.glassnode.com)

Tác động này thậm chí còn rõ ràng hơn đối với Ethereum khi lãi suất mở hợp đồng tương lai vĩnh cửu đã vượt qua ATH trước đó, đạt 7,8 tỷ đô la trong tuần này.

Biểu đồ: Open Interest của Ethereum
Biểu đồ: Open Interest của Ethereum (Nguồn: insights.glassnode.com)

Tỷ lệ phân bổ vốn cho hợp đồng tương lai ETH tương tự cũng tăng cao hơn, đạt 0,02%, quay lại cột mốc đã thấy trước đợt bán tháo tháng 5.

Trong khi nguồn cung trên thị trường giao ngay tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng, mọi người nên thận trọng và nhận thức về việc mức độ đòn bẩy đang dần tăng cao trong thị trường phái sinh. Sự kết hợp giữa funding rate là số dương và open interest (tất cả giao dịch đang mở) cao có thể là một tập hợp các chỉ số quan trọng để đánh giá rủi ro ngắn hạn trong việc thanh khoản vị thế mua.

Biểu đồ: Ethereum Funding Rate
Biểu đồ: Ethereum Funding Rate (Nguồn: insights.glassnode.com)

Nguồn dịch: Báo cáo Glassnode tuần 36, 2021

 

0 0 đánh giá
Article Rating