Tổng quan

Ở các bài viết trước, mình đã hướng dẫn anh em các bước cơ bản để hiểu bản chất và thao tác cho việc Farming trở nên dễ dàng hơn và hiểu hơn về thuật ngữ Impermanent Loss. Tuy nhiên, để trở thành một nông dân thực thụ, cần rất nhiều sự trải nghiệm và kiến thức để công việc “trồng trọt” trở nên hiệu quả. Ở bài viết này, mình sẽ giúp anh em có thêm một số kinh nghiệm cũng như một số mẹo nhỏ khi đi Farm để tối ưu lợi nhuận của mình nhé.

*** Bài viết này thuộc series Yield Farming của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Farming – Một mảnh ghép không thể thiếu của Hệ sinh thái DeFi. Tổng hợp các bài viết phân tích về Farming –> Xem tại đây

Cần trang bị kiến thức gì?

Nói tới Farming là nói tới AMM (Automated Market Makers), dễ dàng nhận thấy về khi dòng tiền đổ về một hệ sinh thái nào đó, các dự án làm về AMM sẽ là điểm đến không thể thiếu của dòng chảy tài chính, bởi đây là được xem như một cái “chợ” của Defi. Nơi tập trung, mua bán, trao đổi hàng hoá, vay, cho vay hay vấn đề chính mà ở phạm vi bài viết này nhắc tới: Farming. Lấy ví dụ các AMM của các hệ sinh thái như: Raydium (Ray) của hệ Solana, Refinance (REF) của hệ Near hay Pancakeswap (CAKE) của hệ BSC…v.v. Dòng tiền sẽ đổ về các nền tảng AMM Dex này, đó là điều mà ai cũng dự đoán từ trước, vậy chúng ta sẽ chuẩn bị cho mình những hành trang gì, những công cụ gì để có thể chiếm lĩnh và đón đầu dòng tiền thông qua hình thức Farming. Hay cũng điểm qua một số điểm nhấn đáng chú ý nhé.

Sử dụng thành thạo ví cá nhân

Để có thể làm Farmer, bạn cần sử dụng thành thạo các thao tác mua bán, nạp rút bằng ví cá nhân (Metamask, Trust…v.v) bởi lẽ các nền tảng AMM Dex cần phải kết nối với ví và thực hiện. Không giống như các sàn CEX tập trung sẽ bắt các bạn phải đăng kí tài khoản và KYC. Bạn cần phải biết cách cài các Network khác nhau trong ví cá nhân của mình để sẵn sàng cho nền tảng mà mình muốn Farm thay vì mặc định là mạng lưới của ETH. Ví dụ: Khi muốn farm trên sàn Pancakeswap cần cài Network Binance Smartchain và sử dụng BNB làm phí gas.

Metamask wallet
Metamask wallet

Cá nhân mình thấy Metamask là một trong những ví cá nhân hết sức phổ biến và dễ sử dụng. Chỉ cần thao tác một vài lần để quen giao diện cũng như hiểu tổng quan về cách sử dụng, các bạn có thể dễ dàng dùng nó để phục vụ mục đích riêng của mình. Để hiểu hơn về cách cài đặt và sử dụng cũng như các thao tác cơ bản, bạn có thể xem thêm chi tiết tại đây nhé.

Nên lựa chọn những nền tảng nào để Farm?

Tuỳ từng nhu cầu và mục đich của mỗi người mà lựa chọn sẽ có những sự lựa chọn khác nhau về nền tảng Farming. Tuy nhiên theo mình có thể chia thành 2 loại nền tảng để Farming.

Loại thứ nhất: Các AMM Dex trên nền tảng của Ethereum. Ví dụ: Uniswap

Đặc điểm: Phí gas vô cùng đắt đỏ, tốc độ xử lý giao dịch chậm. Không phù hợp với những bạn có số vốn nhỏ. (Theo mình vốn đi Farm dưới 10k$ được xem là nhỏ)

Phần còn lại: Các AMM Dex trên các nền tảng phát triển sau này như: BSC, Solana, Near, Polygon, Hamorny…v.v.

Đặc điểm: Phí gas rẻ, phù hợp với những anh em có số vốn vừa và nhỏ. Đặc biệt là những anh em mới, còn chưa thành thạo hẳn về các thao tác trên sàn Dex.

Ở phạm vi trải nghiệm của chính bản thân mình, nên lựa chọn Farming trên các nền tảng có phí gas rẻ, bởi bạn cần thực hiện rất nhiều thao tác swap, add LP, stake LP, Approve…v.v Một nền tảng có phí gas rẻ sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều với mỗi lần thực hiện. Thay vì phải chịu một khoản phí khổng lồ trên các nền tảng của Ethereum

Nên lựa chọn cặp coin/token nào để Farm?

Như các bạn đã biết về Impermanent Loss, tổn thất tạm thời sẽ xảy ra khi giá của đồng coin mà bạn bỏ vào Pool thanh khoản biến động. Biến động này càng lớn thì IL xảy ra càng cao, như vậy để tránh tổn thất này ta có một số mẹo nhỏ như bên dưới để farming tự tin hơn nhé.

Farm cặp stable coin với nhau

Dễ dàng nhận thấy ở bất kì nền tảng nào cũng sẽ xuất hiện các Pool thanh khoản có chứa cặp Stable coin. Ví dụ: USDT/BUSD hay DAI/BUSD…v.v.

STABLE COIN
STABLE COIN

Vậy tại sao lại nên chú ý tới việc farm cặp coin bất biến này? Mục đích đơn giản là giảm thiểu tối đa IL bởi ai cũng biết rằng, các stable coin sẽ có mức giá ổn định, bình ổn theo thời gian, neo giá trị với đồng đô la (USD). Nếu có chênh lệch cũng là rất ít và không đáng kể, điều này giúp cho tổn thất tạm thời gây ra là nhỏ nhất. Tuy nhiên, các chỉ số APY, APR thường không hấp dẫn các users, thường dao động quanh mức 8-15% / Năm. Chỉ nhỉnh hơn staking một chút nhưng an toàn và chắc chắn phải không nào. Anh em có thể cân nhắc phân bổ vốn farm cho cặp này, lãi farm ra tuy ít nhưng rủi ro thấp hơn, và hoàn toàn có thể sử dụng nguồn thu nhập này để tái farm các cặp khác có %APY hấp dẫn hơn.

Farm cặp coin/token trong cùng một hệ sinh thái

Một sự thật hiển nhiên là khi dòng tiền đổ về một hệ sinh thái (HST) nào đó, đồng coin mẹ của HST đó sẽ bay trước, và dần dần kéo theo một loại các nền tảng con được phát triển sâu bên trong bay theo. Và ngược lại, khi dòng tiền được rút ra khỏi HST đó thì các đồng coin cùng có xu hướng giảm đều cùng nhau nếu không có điều gì bất thường xảy tới. Vì vậy, một mẹo nhỏ mà mình muốn khuyến khích tới các bạn đó là hãy lựa chọn cặp coin/token trong cùng một hệ sinh thái với nhau, để lúc bay thì cùng bay, lúc giảm thì cùng giảm tương đối đồng đều hoặc không quá chênh lệch. Như vậy, khi rút thanh khoản thì bạn sẽ chịu tổn thất ít nhất có thể. Để chắc ăn nhất theo mình đó là bạn nên chọn cặp coin bao gồm đồng coin mẹ, đồng chủ chốt của hệ đó cùng với một dự án đầy tiềm năng trong hệ. Như vậy, sẽ tối ưu và yên tâm hơn rất nhiều.

CAKE BNB
CAKE-BNB

Ví dụ: Farm cặp NEAR/OCT trên hệ Near, CAKE/BNB trên hệ Binance Smartchain…v.v.

Có nên ghép cặp một đồng coin và một stable coin để Farm?

Nhiều người lầm tưởng rằng, lúc nào đi Farm cũng nên bắt cặp với một đồng Stable coin, ví dụ là USDT, BUSD…vv. Bởi vì một trong 2 đồng đã là bất biến, không sợ dính tổn thất, hoặc cảm thấy yên tâm hơn vì đã nắm chắc trong tay 50% chiến thắng. Thực ra điều này là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Mình sẽ giải thích như bên dưới để mọi người theo dõi nhé.

CAKE-USDT
CAKE-USDT

Để nôm na và dễ hiểu, bạn hãy thử tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc ô tô. Bạn và chiếc ô tô chính là 2 đồng coin được ghép cặp để đi farm. Nếu cùng tăng tốc độ sẽ tăng cùng với nhau, nếu muốn giảm tốc độ, sẽ giảm cùng nhau, như vậy tổn thất ở đây sẽ là nhỏ nhất (người và xe cùng hướng với nhau)

Còn nếu bạn muốn chuyển qua ghép cặp chiếc ô tô này đi farm với cây cột điện đứng yên bên đường thì sao. Dễ dàng nhận thấy, nếu chiếc ô tô di chuyển, khoảng cách với cây cột điện là ngày càng xa theo thời gian. Lúc này tổn thất về IL sẽ tăng lên rất nhanh. Như vậy, bạn đã hiểu vì sao không nên Farm bắt cặp với một đồng Stable coin rồi chứ?

Một trường hợp còn lại, bạn chẳng may ghép cặp đi farm vào 2 chiếc xe ô tô chạy ngược chiều nhau (một cái tăng, một cái giảm). Thì lúc này tổn thất là vô cùng lớn và đây là điều mà không ai mong muốn cả. Vậy, bạn đã hiểu vì sao nên Farm các cặp coin cùng hệ sinh thái mà mình đề cập ở trên rồi nhé.

Thị trường đang Uptrend có nên Farm ?

Nếu bạn đã hiểu kĩ càng về bản chất của Impermanet Loss, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng. Dù uptrend hay là Downtrend đều không có lợi nhất cho Farmer, cá nhân mình thấy rằng nếu xác định chắc chắn được là uptrend thì nên Hold chờ đạt target rồi bán sẽ tối ưu hoá lợi nhuận hơn nhiều so với bỏ vào Farm.

Khi vào Downtrend, thị trường đỏ lửa, một loạt các đồng coin chia 5 xẻ 7 thì cũng không nên farming cẩn thận lỗ kép. Lãi farm ra không bù nổi tốc độ tụt giá của coin bạn bỏ vào.

Uptrend
Uptrend có nên Farm?

Nên Farming hiệu quả nhất là trong lúc thị trường bình ổn và giá cả đi ngang đang có xu hướng side way. Lúc này sẽ an toàn và tối ưu nhất với các Farmer. Đây cũng chính là thời điểm vàng của dân đi farm chuẩn bị cho một vụ mùa thắng lợi sắp tới bởi lúc này giá cả không biến động nhiều và đang có xu hướng tích luỹ, tổn thất IL sẽ là nhỏ nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn xem rằng Farming là một nguồn thu nhập thụ động cố định hàng tuần, hàng tháng, bạn hoàn toàn có thể farming từ mùa uptrend cho tới mùa downtrend, miễn là bạn đừng quan tâm về giá cũng như lợi nhuận mà bạn nhận được theo thời gian và điều quan trọng là phải lựa chọn được nền tảng farming uy tín, an toàn.

Có nên farm những cặp token có APY cực lớn?

Lợi nhuận cao thì đi kèm với rủi ro lớn, những nền tảng mới ra mắt luôn tìm cách thu hút users vào nền tảng của mình với những mực lợi nhuận không tưởng, lên tới vài ngàn phần trăm. Tuy nhiên hãy cẩn trọng và cảnh giác với những kèo farm như vậy, chỉ sử dụng một phần vốn nhỏ để farm thử và rút vốn ngay khi có thể. Không nên bị những sự hào nhoáng bên ngoài mà nền tảng đó muốn bạn thấy mà quên đi giá trị cốt lõi bên trong. Những reward bạn nhận được với mức APY khủng có thể chỉ là những đồng coin meme, coin rác với tính thanh khoản là tiệm cận 0. Hoặc team dev sau khi thu hút được users thì rút thanh khoản ôm tiền bỏ trốn, để lại các NĐT với một pool farm vô giá trị. Vì vậy, hãy cảnh giác để đánh giá tình hình nhé

Cách phân bổ vốn để Farming hiệu quả, an toàn?

Theo cá nhân mình nhận đinh, bạn chỉ nên dành một phần vốn nhỏ từ 10-15% trong phần gốc đầu tư Crypto của mình để bỏ vào mảng farming. Ví dụ, nếu vốn bạn là 10k$ thì chỉ nên dành tầm khoảng 1k-1.5k$ để bỏ vào Farming

Trong số vốn để làm farmer này nên chia ra nhiều phần nhỏ nữa để quản lý vốn, quản lý rủi ro thật tốt.

  • Dành 50% để farm cặp Stable coin. Lãi từ cặp coin này dùng để tái farm hoặc dùng để làm vốn USDT dự phòng cho các trường hợp bất ngờ xảy tới.
  • Dành 30% để farm cặp coin nền tảng cùng hệ sinh thái, các cặp coin tiềm năng
  • Dành 20% để farm các cặp coin có mức APY lớn, hấp dẫn, ví dụ vài trăm%, thậm chí vài nghìn % trên các nền tảng mới ra mắt hoặc có chương trình khuyến khích thanh khoản.
  • Không dùng toàn bộ vốn để farm trên cùng một nền tảng, nền chọn từ 2-3 nền tảng để farm song song. Tránh rủi ro bị hack, bị dính scam, dính lỗi bảo mật, team scam rút thanh khoản,..v.v. trên nền tảng này thì còn nền tảng kia hoạt động.
  • Đối với những kèo Farm có APY cao, từ vài trăm % lên tới vài ngàn %, nên farm được 1-2 ngày lập tức bán token nhận được để nhanh chóng thu hồi vốn, còn lại có thể tự động farm lấy lãi. Những kèo như vậy cần cẩn trọng và xem xét kĩ lưỡng trước khi add thanh khoản. Dù bạn đầu tư bất kì hình thức nào cũng nên ưu tiên chốt gốc để tâm lý thoải mái hơn nhé.

Kết Luận

Để làm một “nông dân” thực thụ không dễ mà cũng chẳng khó, điều quan trọng là bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt cho các tình huống xảy tới bất ngờ cũng ngư quản lý vốn chặt chẽ. Mình tin rằng đây sẽ là một kênh đầu tư tiềm năng của bất kì nhà đầu tư Crypto nào.

*** Hãy cùng theo dõi sự phát triển của lĩnh vực Yield Farming trong thị trường Crypto qua các bài viết cập nhật sau này cùng GFS Blockchain thông qua chuyên đề Yield Farming Workspace -> Tại đây

Trên đây là những thông tin về một số kinh nghiệm khi đi farm mà GFS Blockchain muốn mang tới và truyền tải cho các bạn. Nếu bạn thấy mảng đầu tư này tiềm năng và muốn trao đổi nhiều hơn với những người có cùng mối quan tâm thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:
Và đừng quên theo dõi các bài viết trên website của GFS Blockchain hàng ngày nhé! Chúc các bạn thành công.
0 0 đánh giá
Article Rating