Tổng quan

Ngày nay, các bạn sẽ nghe đến rất nhiều về khái niệm Web3 từ các trang mạng xã hội, truyền thông, bạn bè, đồng nghiệp,… Web3 là tương lai của sự đổi mới của Internet thế hệ tiếp. Mang đến tính minh bạch, không bị phụ thuộc vào bên trung gian, nâng cao quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu. Mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội, tài chính. 

Nhưng thực sự Web3 chưa có định nghĩa rõ ràng về khái niệm cũng như cách thức hoạt động. Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ từ Web2 lên Web3, nhưng đây là hai mô hình hoàn toàn khác nhau, và rất khó có thể thay đổi, ứng dụng rộng rãi như một đường thẳng. Thời điểm chuyển giao giữa hai công nghệ chính là Web 2.5. 

Hãy cùng GFI tìm hiểu về Web2.5 nhé!

Web3 Web2.5
Ready for Web3

Tham dự sự kiện Techfest – Tiềm năng và thách thức của Blockchain trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Khái niệm Web2.5

Web2.5 là bước chuyển giao giữa Web2 và Web3, là sự kết hợp giữa 2 phiên bản cho phép người dùng điều hướng thông qua Web2 trong khi sử dụng Web3. Lấy ví dụ chúng ta đang sử dụng giao diện của Web2 để tương tác, mua bán, giao dịch NFT, Web2.5 sẽ là cây cầu nối giữa Web3 và Web2 Internet ngày nay. 

Ở Web2.5 chúng ta sẽ sử dụng Web3 assets bên trong cơ sở hạ tàng của Web2 bao gồm IP, DNS domain từ Web2 mô hình tập trung, centralized cloud,… Và rất khó để chuyển sang một phiên bản mới ngay lập tức, nên Web2.5 là một phần của quá trình phát triển của Web3 – sự pha trộn giữa Web2 và Web3, tập trung và phi tập trung, và đó là những gì chúng ta sẽ thấy trong khoảng thời gian này.

Vì sao chưa có Web3?

Web1 Web2
Sự khác biệt giữa các Web

Trải nghiệm người dùng

Bất kỳ công nghệ mới nào muốn được ứng dụng và sử dụng rộng rãi thì đều cần phải dễ sử dụng và phải có trải nghiệm người dùng tốt. Nếu gọi Web3 là “tiên tiến” thì việc sử dụng Web3 ngày nay yêu cầu người dùng có kiến thức cũng phải “tiên tiến” để sử dụng. 

Trải nghiệm người dùng là một trong những vấn đề vướng mắc cho những người sử dụng Web2 lên Web3. Cách chúng ta kết nối các điểm tiếp xúc hiện tại của người dùng Web2 và đưa họ vào Web3 một cách thân thiện và dễ sử dụng nhất là những mô hình pha trộn giữa Web2 và Web3, chúng ta sẽ thấy rất nhiều sự kết hợp thú vị của hai thế giới trong vài năm tới mà không hoàn toàn là Web3, điều này vẫn còn rất nhiều thách thức để giáo dục người dùng Web2.

Lấy ví dụ hệ sinh thái NEAR, FLOW đã tập trung mạnh mẽ vào khả năng tiếp cận và sự thân thiện với người dùng khi thiết kế các tính năng ví dụ như Wallet (Ví). Đối với các ví thông thường, các chuỗi ký tự public key khiến người dùng không thể ghi nhớ được, dễ bị sai sót khi copy/ paste mỗi khi chuyển tiền, nhưng ví NEAR đã giải quyết được vấn đề thân thiện khi tích hợp sẵn tên miền .NEAR(VD: gfiblockchain.near). Ngoài ra, các dịch vụ tên miền như ENS, TNS, SpaceID, Unstoppable Domain,… đang dần được ưa chuộng trong xu hướng phát triển Web2.5 hiện nay.

NEAR Wallet
NEAR Wallet

Flow cho phép người dùng đăng ký tài khoản trực tiếp bằng Email mà không cần lưu trữ hoặc ghi nhớ 12, 24 ký tự Private key, Seed Phrases. Người dùng sẽ không phải tải bất kỳ tiện ích mở rộng nào trên trình duyệt Web như Metamask, giao dịch trực tiếp bằng thẻ ngân hàng. Điều này sẽ có cảm giác giống như người tiêu dùng thông thường đang sử dụng Web2 hơn những ví phức tạp của Blockchain khác.

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh Web2 hiện tại của hầu hết các nền tảng lớn là cung cấp dịch vụ miễn phí và bán dữ liệu khách hàng, sẽ xảy ra vấn đề như luật đang đi sau. Gần đây các đạo luật mới được đưa ra để bảo vệ thông tin riêng tư người dung và cụ thể mới nhất là đạo luật bảo vệ quyền riêng tư người dùng của liên minh Châu Âu và nối tiếp sau đó nhiều nước cũng sẽ triển khai. Hiên nay có rất là nhiều công ty Web2 bị phạt về vi phạm dữ liệu riêng tư người dùng bao gồm cả các ông lớn như Google, Facebook,…

Câu hỏi đặt ra là:

  1. Ai là người sở hữu  dữ liệu người dùng? Công ty, người thu thập hay người dùng?
  2. Người sở hữu dữ liệu thì trong điều kiện nào được bán?

Vậy đâu là mô hình Web3 đang hướng đến để trả lời cho vấn đề này?

Chúng ta sẽ cần một chặng đường dài để có thể định hình cách thức để lưu trữ dữ liệu người dùng để người dùng có thể kiểm soát và quyết định được dữ liệu của họ. Web3 sẽ giúp trao quyền cho người dùng, nhưng sẽ phải mất một khoảng thời gian để Web3 có thể giải quyết được vấn đề này, ở Web3 chưa có cách thực hiện nào rõ ràng. Đây là một trong những điều cực kỳ quan trọng vì sẽ ảnh hưởng tới sự khả thi của mô hình kinh doanh Web3 và “Dữ liệu mới là Business model của Web, không phải Coin, Token”

Đối với mô hình kinh doanh của các dự án cryptocurrencies hiện tại chủ yếu xoay quanh việc gia tăng sử dụng Crypto để trao đổi mua bán token, và mô hình này sẽ không thể bền vững được vì không có sự lưu thông trao đổi giá trị dòng tiền, hay người ta thường nói một cách dân dã là bài toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong mối tương quan với giá trị thị trường (market cap) của doanh nghiệp đó.

Bài toán định giá dựa trên giá trị thực của một doanh nghiệp thông qua doanh thu và chi phí sẽ luôn là có vai trò quan trọng và bền vững dù đó là Web2 hay Web3. Mọi thứ đều cần có thời gian, khi sự hiểu biết của các nhà đầu tư có giới hạn trong lĩnh vực mới, kèm thêm mức độ hype quá lớn đang khiến định giá thị trường của các startup liên quan tới cryptocurrencies được đẩy lên quá cao, tương tự DOTCOM, thời kỳ sớm của Internet. Đây là đòn bẩy của các startups sớm của Web3, và cái gì cũng có 2 mặt, đòn bẩy này vừa có lợi vừa có hại.

DOTCOM
DOTCOM

Cryptocurrencies sẽ không phải mô hình chính của Web3, mà chỉ là động lực đòn bẩy và công cụ tạo ra mô hình kinh tế dễ dàng bên trong các hệ sinh thái nhỏ này cũng như giữa các hệ sinh thái sử dụng cryptocurrencies với nhau. Mô hình kinh doanh của Web3 sẽ xoay quanh dữ liệu, đưa dữ liệu người dùng về với người dùng, họ có quyền kiểm soát, trao quyền hay tự quyết định bán dữ liệu của họ.

Vậy nên, trong ngữ cảnh sự phát triển của web thì công nghệ blockchain có giá trị và vai trò quan trọng hơn cryptocurrencies vì hướng bảo vệ dữ liệu người dùng và mô hình kinh doanh mới.  Nói vậy không phải để đánh giá thấp thị trường cryptocurrencies mà để cho thấy qui mô thị trường hiện tại còn nhỏ so với những gì mà Web3 sẽ tạo nên. Minh hoạ dễ thấy nhất để các bạn nắm được là một công ty với mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng là Google đã có giá trị bằng cả thị trường cryoto cộng lại.

Để làm được điều này sẽ cần phải thêm một khoảng thời gian nữa. Hiện tại có nhiều lời hứa hay những lời quảng cáo về roadmap của các nhiều dự án sẽ thực hiện điều này một cách hoàn hảo mang lại lợi ích tối đa cho người dùng, nhưng tôi nghĩ nó giống như 1 lời hứa là xe bay sẽ sớm được phổ biến ở mọi nơi khi mà các xe bay đầu tiên mới được chế tạo thử nghiệm thành công cách đây 10-20 năm. Sự phát triển nào cũng cần một quá trình để trưởng thành.

Luật và chưa hoàn thiện

Nếu Web2 có độc quyền kiểm soát và Web3 có quá nhiều lỗ hổng, thì làm sao Web 2.5 có thể có lợi và hoàn thiện? 

Để áp dụng hoàn toàn cấu trúc Web3, một mô hình kinh doanh có thể phải vi phạm một số luật giống như các mô hình kinh tế chia sẻ chúng ta từng thấy và sẽ cần thời gian để những mô hình này được công nhận cũng như bản thân nó sẽ cần có quá trình thích nghi để tương thích với luật pháp, nhưng với Web2.5, các doanh nghiệp này có thể tuân theo luật Web2 và vẫn cung cấp các sản phẩm Web3 như NFT.

Ví dụ các sàn DEX hiện tại đang có nhiều lỗ hổng hay tính ẩn danh trong nhiều dự án blockchain chưa tương thích với đạo luật ở nhiều nước và luật chống rửa tiền của quốc tế. Bản thân tôi sẽ không ngạc nhiên khi có những sàn DEX thế hệ mới sẽ yêu cầu người dùng KYC nhưng vẫn đảm bảo được tính riêng tư của người dùng trong các giao dịch bằng việc sử dụng các thuật toán được cải tiến như Zero Knowledge Proof,… và các sàn này sẽ có thể hợp tác với các cơ quan điều tra khi cần thiết.

Một ví dụ của những mô hình pha trộn giữa Web2 và Web3 đó là những các sàn như Coinbase hay Binance nơi cho phép mọi người trao đổi Web3 asset sử dụng cơ sở hạ tầng của Web2.

Kết luận

Ở mô hình Web2.5, chúng ta sẽ sẽ cùng nhau giải quyết từng bước đệm về những mô hình về công nghệ, kinh tế, luật pháp,… Trong thời điểm hiện tài và sắp tới sẽ có rất nhiều những dự án pha trộn giữa Web2 và Web3, mang người dùng Web2 vào Web3, mô hình sẽ chưa hoàn toàn phi tập trung nhưng sẽ giải quyết vấn đề về bước đệm để tiến tới Web3 trong tương lai.