Tổng quan

Sau vụ sập tới từ LUNA đã làm cho rất nhiều người mất tiền, không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân mà ngay cả những quỹ đầu tư lớn và có kinh nghiệm trong thị trường cũng không thể lường trước được điều này! Nếu bạn đã All-in hoặc bỏ ra trên 50% số vốn để giữ LUNA thì chắc chắn bạn sẽ khó mà quên đi được những kí ức ngày mà LUNA mất tới 99% giá trị nếu không muốn nói là 100%. Đây là lý do tại sao quản lý và phân bổ vốn là điều quan trọng nhất trong đầu tư, vì chúng ta không thể biết trước được ngày mai sẽ xảy ra điều gì !?. Bài viết này mình sẽ nói tới Top các đồng coin cần có trong danh mục đầu tư hoặc theo dõi (watchlist).

Tại sao cần phân bổ vốn?

LUNA là một ví dụ mà tại sao bạn không nên bỏ hết trứng vào một giỏ, chắc chắn những bạn mất tiền từ vụ sập LUNA có thể hiểu rõ nhất điều này, và đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho những bạn may mắn chưa mất toàn bộ tài sản vì LUNA.

Ngược lại nếu bạn phân bổ vốn quá nhiều cho các dự án khác nhau thì điều này cũng không có hiệu quả, khi bạn phân bổ nhiều dự án khác nhau bạn sẽ không có đủ thời gian, kiến thức để theo dõi hết toàn bộ các sự kiện, tin tức tốt-xấu,… Tệ hơn khi toàn bộ thị trường có diễn biến không tốt thì bạn cũng không thể kịp xử lý toàn bộ số đồng coin mà bạn lắm giữ được.

Trong thị trường crypto bạn có thể thấy rất nhiều người trở thành triệu phú USD chỉ sau một thời gian ngắn nếu họ có đủ kiến thức về thị trường, có đủ sự kiên nhẫn. Nhưng thực tế khi tham gia thì hầu hết mọi người đều bị mất tiền sau một khoảng thời gian, bản thân mình cũng đã từng trải qua cảm giảm lên mây sau đó lại nằm dưới mặt đất.

Có nhiều lý do khiến bạn mất tiền như thị trường downtrend, sideway hay thậm chí mất tiền ngay cả trong giai đoạn uptrend (Không tính các trường hợp magin, scam,…) mà bạn vẫn là người “đu đỉnh”. Có những bạn từng kiếm được tiền nhưng sau đó lại bị chia 2, chia 3, thậm chí là mất tất cả chỉ sau một đêm.

Theo anh Phạm Hưởng Co-founder GFS Blockchain chia sẻ trong GFS Talk Show #2 thì chúng ta nên phân bổ số vốn của mình thành 4 phần với sơ đồ 3-3-3-1:

  • 30% : Danh mục đầu tư an toàn (Các dự án vốn hoá lớn tăng trưởng ít, rủi ro thấp)
  • 30%: Danh mục đầu tư tốt (Các dự án vốn hoá trung bình, tăng trưởng tốt, rủi ro trung bình)
  • 30%: Danh mục đầu tư lợi nhuận (Các dự án Hidden Gems,có thể tăng trưởng đột biến nhưng rủi ro đi kèm cao )
  • 10%: Danh mục stablecoin (Danh mục giữ tiền dành cho các trường hợp xấu)

*** Xem GFS Talk Show #2: Quản lý vốn hiệu quả trong đầu tư Crypto ==> Tại đây

Top các đồng coin nên có trong Watchlist năm 2022

Dưới đây là danh sách các đồng coin mà bạn nên cho vào danh mục theo dõi của mình, tất nhiên mình sẽ không khuyên các bạn mua ngay bây giờ. Nhưng khi “mua đông cryto” tới mọi người có thể tham khảo mua nếu giá dự án đó tốt hơn và bạn cảm thấy phù hợp với mình!

Bitcoin (BTC)

Có lẽ mình không cần phải nói thêm về Bitcoin cho mọi người nữa vì đây là đồng coin đang đứng đầu trong thị trường Cryto hiện nay, vốn hoá của BTC chiếm tới khoảng 50% vốn hoá của thị trường ở thời điểm hiện tại. Nhiều người cho rằng BTC là đồng coin giá trị cao, nhưng giá trị nội tại của nó thì lại không có nhiều! Vậy điều này có chính xác? Trên thực tế nếu bạn so sánh với một số đồng coin khác của Ethereum, Binace,… thì có thể giá trị nội tại của BTC không bằng.

Giá trị của Bitcoin

Bitcoin được tạo ra bởi công nghệ blockchain với mục đích xây dựng một hệ thống tiền mặt kỹ thuật số trên toàn cầu. Bitcoin loại bỏ bên trung gian trong việc điều phối giữa người dùng bằng cách để mỗi người tham gia chạy một chương trình trên máy tính của họ, Bitcoin tạo ra cơ chế cho người dùng đồng thuận trạng thái của cơ sở dữ liệu tài chính, tạo ra một môi trường hoạt động không cần niềm tin và phi tập trung.
  • Giá trị về niềm tin: Tiền có giá trị là nhờ vào niềm tin. Về bản chất tiền là công cụ dùng để trao đổi giá trị dựa vào niềm tin. Chúng ta sử dụng đủ loại đồ vật làm tiền từ đá, vỏ sò cho tới vàng và hiện nay là tiền giấy. Đối với Bitcoin người dùng chỉ cần tin tưởng vào công nghệ đã được chứng minh là rất đáng tin cậy, an toàn và bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy mã nguồn mở. Proof of Work là cơ chế minh bạch mà mọi người đều có thể tự xác minh và kiểm tra. Là cơ chế tạo ra sự đồng thuận gần như không bao giờ bị lỗi đã đem lại giá trị cho Bitcoin và niềm tin từ phía cộng đồng.
  • Giá trị về tính khan hiếm: Bitcoin có nguồn cung hạn chế là 21.000.000 BTC. Sẽ không có thêm một BTC nào một khi các thợ đào Bitcoin khai thác đồng coin cuối cùng vào khoảng năm 2140. Chưa kể số lượnng BTC đã bị mất đi từ các chủ sở hữu.
  • Giá trị về tính bảo mật: Các cuộc tấn công bằng mã độc vào mạng lưới Bitcoin đòi hỏi phải sở hữu trên 51% công suất đào hiện tại (Tấn công 51%), khiến việc điều phối ở quy mô này gần như là không thể. Bạn không có cách nào để có thể phá huỷ một đồng BTC khi nó được đào.
  • Tính di động: Là đồng tiền kỹ thuật số, Bitcoin cực kỳ dễ di chuyển. Bạn chỉ cần có kết nối Internet và khoá riêng tư là có thể tiếp cận số BTC mà bạn nắm giữ từ bất cứ nơi đâu. Không cần thông qua bên thứ 3 trung giam.
  • Khả năng chấp nhận: BTC đã được chấp nhận rộng rãi làm phương thức thanh toán cho cá nhân và công ty và ngành công nghiệp blockchain đang tiếp tục phát triển từng ngày. Hiện đã có rất nhiều tổ chức lớn đang lưu trữ BTC.

Ethereum (ETH)

Giống như Bitcoin, Ethereum cho phép bạn chuyển tiền mã hoá thông qua mạng blockchain, Và hiện là đồng coin có vốn hoá lớn thứ 2 thị trường Cryto. Không giống như BTC là đồng coin lưu trữ giá trị, Ethereum còn có nhiều khả năng hơn nữa, bạn có thể triển khai code của riêng mình và tương tác với các ứng dụng do người dùng khác tạo ra trên mạng này.

Ethereum rất linh hoạt, tất cả chương trình dù thuộc loại nào, phức tạp hay không, đều có thể được khởi chạy trên Ethereum. Hiểu đơn giản, Ethereum là nơi mà các nhà phát triển có thể tạo và khởi chạy code trên một mạng phân tán, thay vì tồn tại trên một máy chủ tập trung. Điều này có nghĩa là về lý thuyết, các ứng dụng trên Ethereum không thể bị tắt hoặc bị kiểm duyệt.

Ethereum
Ethereum

Giá trị của Ethereum

Ethereum được sinh ra với mục tiêu tối ưu hóa những ưu điểm của BTC và khắc phục các nhược điểm của dạng tiền mã hóa đầu tiên. Ethereum là một nền tảng máy tính phi tập trung. Bạn có thể nghĩ nó giống như một chiếc máy tính xách tay hoặc PC, nhưng nó không chạy trên một thiết bị duy nhất. Thay vào đó, nó chạy đồng thời trên hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới, có nghĩa là nó không có chủ sở hữu duy nhất.

Ethereum là dự án đi đầu của phong trào tài chính phi tập trung (DeFi), ETH còn có thể được sử dụng để cho vay, làm tài sản thế chấp để vay và dùng để đặt cược (staking).

Hệ sinh thái của Ethereum hiện là hệ sinh thái lớn nhất và được đánh giá rất cao về tính an toàn và chất lượng các dự án được xây dựng trên Ethereum. Đây cũng là hệ sinh thái có doanh thu lớn nhất thị trường hiện nay. Nhưng hiện tại phái gas trên Ethereum khá cao và TPS còn thấp vì vậy đã hạn chế khả năng mở rộng của hệ sinh thái. Nhưng sắp tới Ethereum 2.0 sẽ được ra mắt để khắc phục các điểm yếu trên mà vẫn giữ được tính bảo mật và phi tập trung. Nếu bạn là nhà đầu tư giá trị có thể bạn sẽ không lựa chọn Bitcoin nhưng với những gì mà Ethereum làm được thì không thể không có ETH trong danh mục đầu tư của mình được.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái Ethereum ==> Tại đây

Binance coin (BNB)

Ban đầu BNB được xây dựng trên mạng Ethereum, các token ERC-20 BNB sau đó đã được hoán đổi sang token BEP-2 BNB theo tỷ lệ 1: 1. Các token BEP-2 BNB là tiền mã hóa có nguồn gốc trên Binance Chain, và mainnet được công bố vào ngày 18/4/2019. Vào tháng 9/2020 Binance đã ra mắt Binance Smart Chain (BSC) một mạng lưới blockchain chạy song song với Binance Chain.

Không giống Binance Chain, BSC có chức năng hợp đồng thông minh và khả năng tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM). Mục tiêu thiết kế BSC là giữ nguyên thông lượng cao của Binance Chain đồng thời có thể đưa các hợp đồng thông minh vào hệ sinh thái của Binance Chain.

Binace chain
Binace chain

Điểm đặc biêt của BSC

BSC không phải là giải pháp bậc hai và cũng không phải là giải pháp có khả năng mở rộng bên ngoài chuỗi. Nó là một blockchain độc lập có thể chạy dù cho Binance Chain ngoại tuyến

Binance Smart Chain có được thời gian khối xấp xỉ 3 giây với thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake. BSC sử dụng Proof of Staked Authority (PoSA). Với PoSA người tham gia có thể stake BNB để trở thành những người xác thực. Nếu họ cung cấp một khối hợp lệ họ sẽ nhận được phí giao dịch từ các giao dịch trong đó. BNB mới khai thác được không được hưởng trợ cấp từ khối do BNB không có tính lạm phát. Ngược lại, nguồn cung BNB giảm theo thời gian do Binance thường tiến hành đốt coin.

Kiến trúc chuỗi kép đang được sử dụng nhằm giúp người dùng có thể chuyển tài sản của mình từ blockchain này sang blockchain khác một cách liền mạch. Bằng cách này, ta có thể giao dịch nhanh trên Binance Chain và các ứng dụng phi tập trung cũng có thể được xây dựng trên BSC một cách thoải mái.

Chức năng của BNB

BNB cung cấp năng lượng cho Hệ sinh thái Binance và là đồng coin gốc của Binance Chain và Binance Smart Chain. BNB được sử dụng trong nhiều trường hợp:

  • Làm phí thanh toán giao dịch trên các nền tảng của Binance Smart Chain
  • Thanh toán hàng hóa và dịch vụ mua trực tuyến và mua tại cửa hàng. (Ví dụ: sử dụng Thẻ Binance hoặc Binance Pay)
  • Đặt khách sạn, chuyến bay và hơn thế nữa tại Travala.com
  • Token tiện ích cộng đồng trên hệ sinh thái Binance Smart Chain (như các trò chơi điện tử và DApps)
  • Tham gia mua token mới mở bán trên Binance Launchpad
  • Quyên góp cho Quỹ Binance Charity
  • Cung cấp thanh khoản trên Binance Liquid Swap

Hiện Binance Smart Chain là hệ sinh thái lớn thứ 2 trên thị trường chỉ xếp sau Ethereum, tương lai hệ sinh thái BSC sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và chắc hẳn sẽ là một phần không thể thiếu trong mảng ghép Blokchchain.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái Binance ==> Tại đây

Solana (SOL)

Khi nói đến công nghệ blockchain khả năng mở rộng là một trong những thách thức lớn nhất. Khi các mạng phát triển thường gặp phải những hạn chế về tốc độ giao dịch và thời gian xác nhận. Solana được thiết kế để giải quyết những hạn chế này mà không ảnh hưởng đến bảo mật hoặc phi tập trung.

Solana là một mạng blockchain tập trung vào các giao dịch nhanh chóng và thông lượng cao. Nó sử dụng một phương pháp đặt lệnh giao dịch độc đáo để cải thiện tốc độ. Người dùng có thể thanh toán phí giao dịch và tương tác với các hợp đồng thông minh từ SOL

Solana là một blockchain Bằng chứng cổ phần (PoS) thế hệ thứ ba. Nó được thiết kế để tạo ra một hệ thống tự động xác định thời gian của một giao dịch được gọi là Bằng chứng lịch sử (PoH). Theo dõi thứ tự của các giao dịch là điều cực kỳ quan trọng đối với tiền mã hoá. Bitcoin thực hiện điều này bằng cách gói các giao dịch thành các block với một dấu thời gian duy nhất. Mỗi node phải xác nhận các block theo sự đồng thuận với các node khác. Quá trình này làm tăng thêm đáng kể thời gian chờ để các node xác nhận một block trên toàn mạng. Thay vào đó, Solana thực hiện mở rộng quy mô bằng việc sử dụng thuật toán đồng thuận PoS và kết hợp với PoH

Solana
Solana

Đặc điểm của solana 

  • Tốc độ giao dịch cực nhanh: Điểm nổi bật của blockchain Solana với các blockchain khác là tốc độ giao dịch nhanh chóng trong khi vẫn duy trì tính bảo mật và phi tập trung. Mạng lưới Solana có thể đạt tốc độ xử lý tới 65 ngàn giao dịch mỗi giây. Thời gian tạo khối chỉ khoảng 400 miligiây.
  • Phí giao dịch thấp: mỗi giao dịch trên Blockchain Solana chỉ mất 0.00001 USD nhờ sử dụng thuật toán Proof of Stake. Mức phí này rẻ hơn nhiều so với Binance Smart Chain và Ethereum.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình: RUST, C, C ++ và Libra’s Move.
  • Dễ dàng mở rộng: Solana là mạng lưới phi tập trung, dễ dàng mở rộng cho các Dapp. Nhờ vào thuật toán Proof of History và Proof of Stake, Solana có thể mở rộng quy mô chuỗi khối một cách nhanh chóng mà không bị tắc nghẽn mạng như hệ blockchain thế hệ trước đó.
  • Bảo mật cấp độ doanh nghiệp: Solana được bảo mật theo cấp độ doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Chức năng của SOL

  • SOL là tiền mã hoá gốc của Solana, hoạt động như một token tiện ích.
  • SOL dùng để thanh toán phí giao dịch khi thực hiện chuyển khoản hoặc tương tác với các hợp đồng thông minh.
  • Mạng SOL như một phần mô hình giảm phát của nó, người nắm giữ SOL cũng có thể trở thành người xác thực cho mạng.

Giống như Ethereum, Solana cho phép các nhà phát triển xây dựng các hợp đồng thông minh và tạo các dự án dựa trên blockchain. Solana hiện là một trong những dự án nhanh nhất và rẻ nhất mà vẫn giữ được khả năng bảo mật cao trên thị trường hiện nay, vì vậy hệ sinh thái của solana đã thu hút được rất nhiều dự án phát triển trên đây.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái Solana ==> Tại đây

Avalanche (AVAX)

Avalanche là một nền tảng mã nguồn mở để khởi chạy các ứng dụng phi tập trung và triển khai chuỗi khối doanh nghiệp trong một hệ sinh thái có thể tương tác, có khả năng mở rộng cao. Avalanche là nền tảng hợp đồng thông minh phi tập trung đầu tiên được xây dựng cho quy mô tài chính toàn cầu, với khả năng hoàn tất giao dịch gần như tức thì. Các nhà phát triển Ethereum có thể nhanh chóng xây dựng trên Avalanche khi Solidity hoạt động hiệu quả.

Một điểm khác biệt chính giữa Avalanche và các mạng phi tập trung khác là giao thức đồng thuận. Theo thời gian, mọi người đã hiểu sai rằng blockchain phải chậm và không thể mở rộng. Giao thức Avalanche sử dụng một cách tiếp cận mới để đạt được sự đồng thuận để đạt được các đảm bảo an toàn mạnh mẽ, tính hoàn thiện nhanh chóng và thông lượng cao mà không ảnh hưởng đến phân cấp.

Avalanche
Avalanche

Điểm đặc biệt của Avalanche

Avalanche là sự đồng thuận thế hệ thứ ba kết hợp các thuộc tính của sự đồng thuận Nakamoto (Bitcoin, Ethereum, Zcash, v.v.) và sự đồng thuận cổ điển (Cosmos, Tezos, Polkadot, Algorand, BSC, Near, v.v.), cho phép các thuộc tính mới.

Avalanche có 3 chuỗi khối tích hợp sẵn: Chuỗi trao đổi (X-Chain), Chuỗi nền tảng (P-Chain) và Chuỗi hợp đồng (C-Chain). Tất cả 3 blockchains đều được xác nhận và bảo mật bởi Mạng chính. Mạng chính là một mạng con (subnet) đặc biệt và tất cả các thành viên của tất cả các mạng con tùy chỉnh cũng phải là thành viên của Mạng chính bằng cách đặt cược ít nhất 2.000 AVAX.

Avalanche không phải là một blockchain, mà là một mạng lưới các ngành dọc mạnh mẽ được gọi là mạng con (subnet). Một mạng con duy nhất mang năng lực hiệu suất của L1 và có thể được mở rộng hơn nữa bằng cách khởi chạy nhiều blockchains hơn theo chiều ngang hoặc ở L2 nếu họ sẵn sàng cân bằng, có thể tiếp cận hàng triệu người dùng hoạt động hàng ngày cho một ứng dụng.

Mạng con (Subnet) có thể tùy chỉnh cao cho phép mọi người chạy chuỗi khối độc lập của mình: sử dụng bất kỳ máy ảo nào, bất kỳ nguyên tắc kinh tế nào, chọn bất kỳ bộ tính năng nào, tùy chọn mã thông báo gas, yêu cầu trình xác thực và mô hình bảo mật. Chúng có thể là bất cứ thứ gì khác nhau, từ L1 tập trung vào quyền riêng tư với các hợp đồng thông minh đến lớp giải quyết thanh toán L2, một blockchain thể chế được phép hoặc một trò chơi PvP Tetris phổ biến. Mạng Avalanche Có khả năng thực hiện 4.500 giao dịch mỗi giây.

Chức năng của AVAX

  • AVAX là mã thông báo gốc của Avalanche. AVAX có tổng cung không đổi giảm dần do việc bị đốt cháy.
  • AVAX được sử dụng để làm phí thanh toán trên các nền tảng của hệ sinh thái.
  • AVAX bảo mật nền tảng thông qua việc đặt cược (stake).
  • AVAX cung cấp một đơn vị tài khoản cơ bản giữa nhiều mạng con được tạo trên Avalanche.

Avalanche là một trong những hệ sinh thái phát triển nhanh nhất từ đầu năm 2022 và là hệ sinh thái có doanh thu đứng thứ 3 trên thị trường chỉ sau Ethereum và Binance Smart Chain. Với các đặc tính của subnet avalanche giúp cho hệ sinh thái phát triển không có giới hạn mà không làm ảnh hưởng tới mạng chính, đây chính là điểm nổi bật của Avalanche. Đây là một trong những dự án mà bạn chắc chắn cần có trong danh mục theo dõi.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái Avalanche ==> Tại đây

NEAR Protocol (NEAR)

NEAR Protocol là một blockchain hoạt động theo cơ chế Public Proof of Stake và Sharded (phân đoạn) mang đến tốc độ siêu nhanh, cực kỳ an toàn và có khả năng mở rộng vô hạn. Tầm nhìn của NEAR là tạo ra một mạng lưới hoạt động như con đường cho hàng tỷ người truy cập vào thế hệ internet tiếp theo.

Kể từ đầu năm 2022, NEAR đã thiết lập một số quan hệ đối tác chiến lược. Các quan hệ đối tác được công bố gần đây bao gồm SailGP – liên đoàn đua thuyền toàn cầu do tỉ phú công nghệ Larry Ellison của Oracle đồng sáng lập và Orange DAO , một tập thể gồm hơn 1.000 Y-Combinator, những người đã chọn NEAR làm blockchain Layer 1 ưa thích của họ cho các công ty khởi nghiệp Web3.

Vào năm 2022, NEAR đã trao hơn 45 triệu đô tài trợ cho hơn 800 dự án, giúp các founder của Web2 và Web3 định hình lại thế giới. NEAR Education đã giúp hơn 5.000 sinh viên tìm hiểu và xây dựng trên NEAR, mở đường cho thế hệ ứng dụng tiếp theo. Thông qua NEAR University, các nhà phát triển và doanh nhân có thể học các kỹ năng và trở thành nhà phát triển NEAR thông qua các khóa học, hội thảo có hướng dẫn, video hướng dẫn…, tất cả đều miễn phí..

NEAR
NEAR

Điểm đặc biệt của NEAR Protocol 

Near Protocol chính là Blockchain thế hệ thứ 3 tốc độ cao, kết hợp với khả năng sharding, nhanh, bảo mật và mở rộng vô hạn, khả năng tương thích EVM (dapp của Ethereum, BSC…) thông qua Aurora, cũng như tương thích dapp của Polkadot với Subtrate framework thông qua Octopus Network, bao gồm: Khả năng bảo mật được chia sẻ của Polkadot Parachain, Tương thích với IBC của Cosmos cho khả năng tương tác trực tiếp đa chuỗi, appchain mở rộng vô hạn nhờ sharding bảo mật của NEAR.

Với Nightshade, cách tiếp cận sharding độc đáo của NEAR, hệ sinh thái sẽ có khả năng mở rộng vô hạn, NEAR đã triển khai Giai đoạn 1 của Nightshade— Chunk-only Produce — trong năm nay, mở rộng số lượng trình xác thực và qua đó phi tập trung hóa hơn nữa cho mạng lưới.

Bảo mật là một thành phần chính khác trong các kế hoạch dài hạn của hệ sinh thái NEAR. Nhóm bảo mật của NEAR Foundation, cũng như các đối tác bảo mật như Elliptic, đang nỗ lực làm việc để đảm bảo các ứng dụng phi tập trung, và tài sản của người dùng được an toàn và bảo mật.

NEAR cũng là một dự án năng lượng xanh. Việc sử dụng năng lượng của NEAR chỉ bằng một phần nhỏ so với các blockchain khác, như Bitcoin. Năng lượng sử dụng trong 10 phút của Bitcoin đủ để NEAR hoạt động trong vòng 10 năm, tạo ra một nền tảng bền vững cho sự phát triển trong tương lai.

Chức năng của NEAR

  • Thanh toán phí cho hệ thống xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu.
  • Chạy node xác thực, staking để kiếm thưởng.
  • Tham gia quản trị hệ sinh thái.

NEAR Protocol là cũng là một trong những hệ sinh thái phát triển rất nhanh trong năm vừa qua, Near có các chương trình đào đạo cũng cấp các dev cho ngành công nghiệp blockchain, Near hiện cũng đang mở mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ blockchain dễ dàng hơn. Hơn nữa Near được coi là đối thủ nặng ký của ethereum 2.0 với khả năng bảo mật và mở rộng vô hạn của near. Đây là dự án vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và cũng là dự án không thể thiếu trong danh mục theo dõi.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái NEAR ==> Tại đây

Flow (FLOW)

Flow là một blockchain nhanh, phi tập trung và thân thiện với nhà phát triển, được thiết kế làm nền tảng cho thế hệ trò chơi, ứng dụng mới và các tài sản kỹ thuật số cung cấp năng lượng cho chúng. Flow dựa trên một kiến ​​trúc độc đáo, đa vai trò và được thiết kế để mở rộng quy mô mà không bị phân mảnh, cho phép cải tiến lớn về tốc độ và thông lượng trong khi vẫn duy trì một môi trường tuân thủ ACID, thân thiện với nhà phát triển.

Flow trao quyền cho các nhà phát triển để xây dựng các doanh nghiệp phát triển mạnh bằng tiền mã hóa. Các ứng dụng trên Flow có thể giữ cho người tiêu dùng kiểm soát dữ liệu của riêng họ, tạo ra các loại tài sản kỹ thuật số mới có thể giao dịch trên các thị trường mở, có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới và xây dựng nền kinh tế mở do người dùng làm chủ, giúp làm cho chúng có giá trị.

Flow
Flow

Điểm đặc biệt của Flow

Flow Blockchain là một một blockchain Proof-of-Stake (PoS) Layer 1 được phát triển bởi Dapper Labs. Flow được tạo ra để cung cấp một nền tảng thay thế cho Dapper Labs, các dự án độc lập, nhà phát triển và nghệ sĩ để tạo các ứng dụng phi tập trung mà không có sự phức tạp của các giải pháp mở rộng mạng Lớp-2 (L2) của Ethereum. Thay vào đó, dự án đã áp dụng một thiết kế mạng kiến ​​trúc đa vai trò độc đáo, mà nó tin rằng cung cấp một giải pháp đơn giản hơn so với cách tiếp cận sharding Layer 2 của Ethereum và tạo ra tốc độ và thông lượng mạng hiệu quả hơn.

Flow hoạt động dựa trên 4 trụ cột kỹ thuật chính :

  • Multi-role architecture – Cấu trúc đa vai trò: cho phép hệ thống mở rộng để phục vụ hàng tỷ người dùng mà không có phân mảnh (sharding) hay giảm sự phi tập trung trong cơ chế đồng thuận.
  • Resource-oriented programming – Lập trình tiết kiệm tài nguyên: Các hợp đồng thông minh trên Flow được viết bằng Cadence, một ngôn ngữ lập trình dễ dàng và an toàn hơn cho tài sản và ứng dụng tiền điện tử.
  • Developer ergonomics- Phù hợp cho nhà lập trình: Flow cung cấp những công cụ nguồn mở để những nhà lập trình có thể dễ dàng xây dựng Dapp. Ngoài ra, những hợp đồng thông minh trên Flow hoàn toàn có thể được nâng cấp giúp các nhà lập trình có thể dễ dàng cải tiến hợp đồng thông minh của mình để có thể nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Consumer onboarding- Trải nghiệm người dùng: Flow được thiết kế để nhắm tới người dùng phổ thông. Flow hỗ trợ công cụ thanh toán giúp người dùng an toàn hơn và ít xảy ra mâu thuẫn hơn trong các giao dịch từ tiền pháp định sang tiền mã hóa.

Flow blockchain phân chia ra làm 4 loại node theo thuật toán “Four-node-staking”, mỗi node sẽ có 1 vai trò khác nhau và từ đó các node có thể cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ:

  • Collection Nodes: Nhiệm vụ là thu thập thông tin sau đó sẽ được gởi đến Consensus NodesCó khả năng năng hiệu suất, cải thiện khả năng kết nối mạng và dữ liệu sẵn có cho các ứng dụng xây dựng trên protocol
  •  Consensus Nodes: Sẽ sắp xếp sự hiện diện và thứ tự ưu tiên các giao dịch trên blockchain. 
  • Execution Nodes : Execution sẽ là nơi xử lý và phân tích các thông tin đã được sự chấp thuận trước, sau khi phân tích xong sẽ đưa đến node cuối là Verification
  • Verification Nodes: Verification là node có nhiệm vụ xác minh lại toàn bộ quá trình. Sau khi đã được xác minh thành công thì node này sẽ đưa ra block seal, gán cùng Consensus tạo ra 1 block hoàn chỉnh đã được xử lý và xác minh.

Chức năng của FLOW

Token FLOW là native token của Flow blockchain, với cơ chế đồng thuận Proof of Stake, vì vậy hoạt động của các node xác thực yêu cầu token FLOW. Mục đích sử dụng Token, bao gồm:

  • Staking
  • Phần thưởng Staking
  • Phí giao dịch / GAS
  • Tiền gửi lưu trữ tài khoản
  • Tài sản thế chấp cho stablecoin và các sản phẩm Defi của bên thứ ba khác
  • Tham gia vào quản trị giao thức trong tương lai và phát triển hệ sinh thái.

Flow là một trong những dự án được nhiều quỹ đầu tư lớn đầu tư, và huy động được số tiền lớn nhất hiện nay với tổng số tiền huy động được khoảng hơn 1,2 tỷ USD. Vốn hoá thị trường hiện tại của Flow cũng mới chỉ đạt khoảng 2,5 tỷ USD, nếu so với số tiền đã huy động được và những tính năng của Flow thì có thể thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của Flow trong tương lai. Đây là dự án được rất nhiều nhà đầu tư lớn trên thị trường đánh giá rất cao và là dự án đi đầu về NFT trên thị trường hiện nay. FLow là dự án có tiềm năng tăng trưởng và không thể thiếu trong danh mục theo dõi.

Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái NEAR ==> Tại đây.

Tổng kết

Trên đây là bài viết về những dự án mà bạn chắc chắn phải để trong danh mục theo dõi của mình, ngoài ra còn rất nhiều dự án tốt khác có mặt trên thị trường hiện nay, nhưng trong bài viết này mình chỉ nêu lên những dự án đang dẫn đầu thị trường hiện nay. ngoài các dự án nền tảng thì các đồng stablecoin cũng không thể thiếu trong danh mục đầu tư như : USDT, USDC, DAI,….

Trên đây không phải lời khuyên đầu tư, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ các dự án mà bạn có ý định mua, cho dù đó là bất cứ dự án nào.