Tổng quan

Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng lớn về số lượng layer 1 và layer 2 đươc tạo ra với mục đích để giải quyết các hạn chế về khả năng mở rộng của hệ sinh thái Ethereum. Các dự án mang lại giải pháp trên đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thu hút ngày càng nhiều người dùng tham gia vào hệ sinh thái thông qua việc làm giảm phí gas cũng như nâng cao thông lượng giao dịch của mạng.

Nhưng điều gì cũng có hai mặt, khi các dự án cùng lúc xây dựng trên hệ sinh thái Ethereum, có nghĩa là hầu hết các dự án có thể hoạt động riêng lẻ theo các mạng khác nhau thay vì tập trung vào một mạng chính là Ethereum. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các hệ sinh thái blockchain không được kết nối hoạt động song song với nhau, ngăn cản quá trình phát triển chung.

Router Protocol, dự án được xây dựng theo hướng cross-chain nhằm kết nối các layer 1 và layer 2 lại với nhau cho phép người dùng di chuyển tài sản từ những mạng khác nhau một cách liền mạch theo cách gần như tức thì và chi phí thấp.

Hôm nay, hãy cùng GFS tìm hiểu tổng quan về dự án Router Protocol nhé!

Router Protocol là gì?

router protocol l
Router Protocol là gì?

Router được thành lập vào tháng 8 năm 2020 bởi Ramani Ramachandran, Shubham Singh, Chandan Choudhury và Priyeshu Garg. Sau sự ra đời của các Layer-1 mới và vấn đề về khả năng mở rộng, Router protocol đã nhận thấy được nhu cầu tương tác cần thiết giữa các cơ sở hạ tầng. Các Brigde hiện tại quá chậm và chỉ tập trung vào việc kết nối hai hệ sinh thái.

Router Protocol là một nền tảng cơ sở hạ tầng crosschain-liquidity cho phép khả năng tương tác giữa hai blockchain độc lập. Có thể hiểu Router Protocol giống như nền tảng cung cấp cơ sở hạ tầng cầu nối xuyên chuỗi giữa các giải pháp blockchain layer 1 và layer 2, cho phép người dùng có thể dễ dàng hoán đổi tài sản từ các mạng khác nhau một cách liền mạch.

Một số điểm nổi bật của Router Protocol

dac diem noi bat router protocol
Một số điểm nổi bật của Router Protocol
  • Optimal Price for token swaps: Router Protocol sử dụng thuật toán Pathfinder để tìm ra một tuyến đường tối ưu nhất để di chuyển cross-chain.
  • Unfied Gas Fees: Sử dụng token $Route để thực hiện các giao dịch đa chuỗi.
  • Cross-chain Settlement Engine: Bằng cách giải quyết các giao dịch theo cơ chế phân tử, Router Protocol đảm bảo rằng việc giao dich tài sản của người dùng sẽ không bao giờ bị chặn.
  • Periphery Contracts: Các hợp đồng ngoại vi cho phép dễ dàng truy cập vào các công cụ cross chain của Router protocol.
  • Multi-chain Token Standard: Khởi chạy và quản lý token đa chuỗi với tiêu chuẩn được tích hợp sẵn.
  • Application-specific Blockchain: Router Protocol giống như một blockchain dành riêng cho ứng dụng và hoạt động theo phương thức global multi-chain.
  • Fee Payment Options: Router Protocol cung cấp cho người dùng một số tùy chọn khi thanh toán phí giao dịch. Người dùng có thể thanh toán bằng token gốc trên chuỗi nguồn (ví dụ: thanh toán phí bằng ETH nếu trên mạng Ethereum) hoặc cũng có thể thanh toán bằng USDC, nhưng người dùng thanh toán phí giao dịch bằng $ROUTE hoặc $DFYN sẽ nhận được ưu đãi tương ứng là 50% và 20% (VD từ 4$ phí giao dịch chỉ còn 2$).

  • Pathfinder Algorithm: Router thực hiện một thuật toán tìm đường độc quyền được chạy theo cơ chế off-chain với mục đích tìm kiếm tuyến đường hiệu quả nhất để di chuyển giữa các chuỗi.

  • CrossTalk SDK and Widget: Mục tiêu của dự án Router không chỉ đơn thuần hoạt động như một bridge mà còn là nền tảng được xây dựng theo hướng hỗ trợ các developers phát triển trên chuỗi.

Router Protocol hiện đang kết nối 9 chuỗi dựa trên EVM bao gồm Ethereum, Polygon, BNB Chain, Avalanche, Fantom, Arbitrum, Cronos, Harmony và Optimism. Nhóm hiện đang tích cực làm việc để thêm Aurora và Moonbeam vào mạng lưới. Ngoài ra, Nhóm cũng đang làm việc với các blockchain NON-EVM như Solana, Algorand và Cosmos để tích hợp vào mạng.

Công nghệ 

  • Advanced Consensus Protocols: Giao thức đồng thuận có thể được xem là một xương sống của một Blockchain, Consensus giúp cho các node trên cùng Blockchain đạt được sự đồng thuận chung nhằm hỗ trợ một Blockchain triển khai theo đúng định hướng của các nhà phát triển.
  • Sharding: Sharding định nghĩa là sự phân chia các tập hợp giao dịch lớn thành các tập hợp nhỏ hơn hay còn được gọi là phân đoạn , các node sẽ được tách ra thành các shard nhỏ để giải quyết các giao dịch. Sharding được nhiều dự án sử dụng để hỗ trợ khả năng mở rộng.
  • State Channel: State Channel là công nghệ hỗ trợ các giao dịch off-chain để giảm thiểu các giao dịch on-chain giúp xử lí nhiều giao dịch hơn, công nghệ trên được Ethereum sử dụng để nâng cao thông lượng giao dịch của chuỗi khối.
  • Plasma: Plasma được biết như là một giải pháp mở rộng trên layer-2, plasma hỗ trợ tạo ra các chuỗi non-custodial hay còn gọi là sidechain. Các sidechain hỗ trợ trong việc xử lí các giao dịch riêng lẻ mà không ảnh hưởng đến mainchain (chuỗi chính) nên khi bị lỗi hoặc hack thì chỉ có sidechain bị ảnh hưởng và không liên quan đến mainchain.
  • RollUps: Thêm một công nghệ và giải pháp phổ biến để mở rộng layer 2 là Rollups, giống với State channel và Plasma thì Rollups cũng mang đến biện pháp giao dịch off-chain để nâng cao thông lượng giao dịch nhưng bên cạnh đó còn giúp giảm Fees giao dịch và hỗ trợ các nhà phát triển. Rollups còn một điểm nổi bật là khi giao dịch off-chain kết thúc thì lịch sử giao dịch sẽ không bị xóa bỏ mà thay vào đó sẽ được lưu trên chuỗi chính.

Đội ngũ phát triển dự án

Updating…

Tài chính

Router Protocol đã huy động được 485.000$ trong vòng seed và vào tháng 10-2021 đã huy động được thêm 4,1 triệu đô từ các quỹ đầu tư lớn bao gồm Polygon, Coinbase Ventures, Woodstock Fund, QCP Capital và Alameda Research.

router protocol raise fund
Tài chính

Nguồn quỹ này được dùng để phát triển dự án Router Protocol cùng với việc mở rộng các hoạt động nghiên cứu và marketing.

Đối thủ cạnh tranh

Các dự án trong thị trường Crypto đều được sinh ra mỗi ngày nên không thể tránh khỏi việc phải phân chia thị phần trong thị trường.

Các EVM Blockchain Bridge nổi bật trong thị trường:

  • Binance Bridge

  • Celer cBridge

  • Multichain

  • Wormhole

Một số Non-EVM Blockchain Brigde trên thị trường:

  • AllBridge
  • Chain-specific Bridge.

Với tham vọng kết nối được cả EVM và Non-EVM Blockchain, Router protocol có tiềm năng để thực hiện được sự kết nối giữa cả 2 để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và các nhà phát triển.

Đối tác phát triển

Hiện tại, Router Protocol đã hợp tác phát triển với các dự án về công nghệ hàng đầu như Certik, Algorand, Polygon ….

doi tac phat trien cua router protocol
Đối tác dự án

Roadmap

Q4-2021

  • Khời chạy testnet Router Protocol.
  • Audit bởi Certik & Halborn.

Q1-2022

  • Khời chạy mainet Router v1 trên Polygon và BSC .
  • Bắt đầu phát triền Router v2 .
  • Tích hợp với nhiều chuỗi tương thích EVM hơn –Avalanche, Fantom, Ethereum.
  • Hacken audit.

Q2-Q3 2022

  • Ra mắt SDK (Software Development KIT) hay còn gọi là bộ phát triển phần mềm.
  • Khởi động Router’s CrossTalk Library.
  • Tích hợp với nhiều chuỗi tương thích EVM-Arbitrum, Optimism, HarmonyAurora, Cronos.
  • Khởi chạy các chương trình liquidity incentive staking.

Q4 2022 – Q1 2023

  • Router V2 khởi chạy.
  • Tích hợp Non-EVM chain – Algorand, Solana
roadmap router protocol
Roadmap của Router Protocol

Tokenomics

Token Use-case

ROUTE là token quản trị của Router Protocol và được tạo ra theo ERC-20 dựa trên Ethereum với nguồn cung tối đa là 20.000.000 token.

ROUTE có thể được sử dụng với 4 use-case chính:

Quản trị

  • Người nắm giữ các token ROUTE có thể tham gia vào việc bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến các sửa đổi và nâng cấp của giao thức Router, bao gồm các vấn đề như liquidity mining duration hoặc vote các blockchain tiếp theo được tích hợp vào mạng lưới.

Chia sẻ doanh thu

  • Doanh thu của Router Protocol đến từ phí giao dịch và một phần doanh thu sẽ được chia sẻ cho các validators cũng như liquidity provider (nhà cung cấp thanh khoản).

Giảm phí giao dịch

  • Có nhiều cách để người dùng có thể trả tiền phí giao dịch khi thực hiện Cross-chain thông qua Router như trả ETH khi di chuyển tài sản từ Ethereum cũng như có thể sử dụng token ROUTE hoặc DFYN sẽ được giảm phí giao dịch từ 20%-50%.

Unified Gas  & transaction Fee

  • Sử dụng token ROUTE hoặc native token của chain đang thực hiện giao dịch để tiến hành thanh toán phí giao dịch cross-chain.

Token Key Metrics

  • Token Name: Router Protocol.
  • Ticker: ROUTE.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: 0x16eccfdbb4ee1a85a33f3a9b21175cd7ae753db4
  • Token Type: Utility.
  • Total Supply: 20,000,000 ROUTE.

Token Allocation

Tổng cung của Router Protocol là 20.000.000 token và được phân bổ như sau:

  • Seed Sale: 3%
  • Reward Pool: 17%
  • Private Round : 7.6%
  • Team: 15%
  • Ecosystem: 25.4%
  • Liquidity Provision: 1.8%
  • Foundation: 20%
  • Partner & Advisor: 10%
route token allocation 2
Route token allocation

 

Token Release Schedule (UPDATED)

  • Seed round: 20% được unlocked sau 180 ngày, sau đó được trả trong vòng 9 tháng
  • Private round: 20% được unlocked vào ngày đầu tiên, sau đó trả hàng ngày trong vòng 9 tháng
  • Pool Reward: Được phân phối hằng ngày trong vòng 3 năm.
  • Quỹ hệ sinh thái: 8% được mở khóa vào ngày đầu tiên, 7% sẽ được mở khóa vào tháng thứ 3, phần còn lại phân phối hàng tháng trong vòng 60 tháng.
  • Đội ngũ: 10% mở khóa vào tháng thứ 9, còn lại được phân phối hàng tháng trong 48 tháng.
  • Quỹ cung cấp thanh khoản: 80.000 ROUTE mở khóa vào ngày đầu tiên, 270.000 ROUTE còn lại sẽ được phân phối hàng quý trong 12 tháng.
  • Partners và Advisors: 10% được mở khóa cho TGE, và 10% tiếp theo sẽ được mở trong 2 quý kế tiếp. Phần token còn lại sẽ được trả trong vòng 4 năm.
  • Foundation: 10% mở khóa vào tháng thứ 13, còn lại được phân phối hàng tháng trong 39 tháng.

Mua và lưu trữ token ROUTE ở đâu?

Hiện nay, token Route đã được niêm yết và giao dịch trên một số sàn giao dịch như Kucoin, Houbi Global và Gate.io

Để lưu trữ token ROUTE, người dùng có thể lưu ở ví Metamask sử dụng mạng Ethereum và Polygon.

Cộng đồng

Tổng kết

Mục tiêu của Router Protocol là kết nối được tất cả các Blockchain bao gồm cả EVM và NON-EVM Blockchain, cùng với phí giao dịch rẻ và tốc độ nhanh cùng với nhiều công cụ hỗ trợ tối đa cho người dùng lẫn các nhà phát triển layer 1 và layer 2 hiện tại và mới nổi trong thị trường Crypto.