Options Liquidity Mining (OLM) là một khái niệm vô cùng mới được bắt nguồn từ những ý tưởng Innovative của Andre Cronje. Đây là khái niệm vẫn còn rất mới và hứa hẹn khá tiềm năng trong việc kiểm soát lạm phát và thúc đẩy sự tăng trưởng của dự án, hãy cùng mình tìm hiểu về OLM trong bài viết này nhé!

Liquidity Mining và những yếu điểm

Liquidity Mining, hay còn được gọi là chương trình Khai thác Thanh khoản, là một cơ chế quen thuộc của DeFi. Nó đã xuất hiện và trở thành một lực lượng mạnh mẽ trong thị trường từ thời kỳ đầu của DeFi, và mục tiêu của nó là khuyến khích người dùng tham gia vào việc cung cấp thanh khoản bằng cách thưởng cho họ bằng các token dự án.

Sự ra đời của Liquidity Mining có thể được lấy làm ví dụ từ Compound – giao thức cho vay và cho mượn phi tập trung. Tại Compound, những người tham gia cho vay hoặc vay được thưởng bằng token $COMP. Những token này đã có tác động tích cực lớn, giúp tăng lợi nhuận cho người cho vay và hỗ trợ giảm lãi suất đối với người vay.

Chương trình Liquidity Mining của Compound đã đánh bại mọi kỳ vọng khi TVL tăng lên 600% sau khi ra mắt. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là một số nhược điểm đã xuất hiện trong quá trình này. Khi giá của token $COMP tăng mạnh, rất ít người tham gia Liquidity Mining thực sự nắm giữ các token này mà họ nhận được.

compound
TVL Compound tăng mạnh sau khi ra mắt chương tình liquidity mining. Nguồn: DeFiLlama.

Theo báo cáo, chỉ có 19% tài khoản giữ lại hơn 1% số token $COMP họ đã nhận, phần lớn đã được bán trên thị trường. Điều này thúc đẩy cơ động tính thanh khoản, và đặt ra câu hỏi về cách DeFi có thể tiếp tục phát triển và thúc đẩy sự tham gia của người dùng.

Thứ hai, chi phí thuê thanh khoản của Compound dưới hình thức mint và lưu hành token mới, so với doanh thu mà chương trình này tạo ra thường dẫn đến khoản lỗ hoạt động lớn. Đây là nhược điểm lớn nhất bên cạnh việc $COMP Holder bị pha loãng nghiêm trọng do lượng Emissions này.

Compound-net-income
Net income giữa Compound và các nền tảng khác

Hầu hết các giao thức DeFi hiện đang đối diện với một vấn đề đáng quan ngại: không thể tạo ra lợi nhuận, mặc dù chúng tạo ra doanh thu đáng kể. Chẳng hạn, AAVE tạo ra một doanh thu hàng năm lên đến $101,4M, một con số ấn tượng.

Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi 90% doanh thu này được trích dành cho những người cho vay, chỉ để lại biên độ giao thức quanh 10% hoặc $10,92M. Tuy còn rất nhiều tiền, nhưng điều quan trọng không phải là con số này.

Trong chiến lược của mình, AAVE đã chi trả $74M để thu hút thanh khoản nhưng lại tạo ra khoản thâm hụt lên đến $63,96M cho một trong những giao thức lớn nhất trong DeFi.

Vậy tại sao mặc dù Liquidity Mining giúp thu hút thanh khoản, nhưng nó lại trở thành một chiến lược tồi tệ? Thanh khoản có lẽ quan trọng, nhưng vấn đề thực sự nằm ở hành vi của những người tham gia, đặc biệt là những Farmer.

Khi họ Farm được Token, thường họ sẽ bán ngay ra thị trường mà không có động cơ để nắm giữ lâu dài, làm cho chu kỳ này không bền vững và không thúc đẩy sự phát triển trong chương trình.

Liquidity Mining
Liquidity Mining

Options Liquidity Mining (OLM) – sự tiến hoá của Liquidity Mining Program

Các thành phần trong OLM

Options Liquidity Mining (OLM) không chỉ là một bước phát triển từ chương trình Liquidity Mining trước đây, mà còn là sự cải tiến và đổi mới đáng kể. OLM mang đến cho các giao thức khả năng sản xuất và phân phối các oToken được gọi là ERC-20 Call Options, mà có thể được tùy chỉnh hoàn toàn thông qua các cấu hình như:

  • Quote Assets: Đây là tài sản được sử dụng để định giá Options. Trong Options, bạn cần một số tiền để mua Options, và đó chính là Quote Asset.
  • Payout Assets: Đây là tài sản bạn sẽ nhận được khi Options kết thúc và có lợi nhuận. Nó xác định loại tài sản mà bạn sẽ nhận được sau khi Options kết thúc.
  • Strike Price: Đây là giá mục tiêu mà Options sẽ kích hoạt. Nếu giá thị trường của tài sản vượt quá giá này, Options sẽ có giá trị.
  • Option Eligibility Window: Đây là khoảng thời gian trong đó Options có thể được sử dụng hoặc Options đã mua sẽ có giá trị.

OLM không chỉ giúp bảo toàn vốn một cách hiệu quả khi nhận tài sản, mà còn giảm thiểu nhược điểm của quá Emission. Điều này giúp hạn chế sự tham gia ngắn hạn của các Farmer và tạo ra sự cân bằng bền vững giữa Incentives dành cho người dùng và tính bền vững lâu dài của Treasury trong dự án.

Đọc thêm nhiều mô hình khác trong bài viết Tokenomics Series #22: Sự tiến hoá của Tokenomics hay Ponzi lên tầm cao mới? tại đây.

Đọc thêm Quyền chọn mua và quyền chọn bán là gì? Giải thích cực dễ hiểu (2022) tại đây.

OLM
OLM

Những lưu ý về Quote Asset và Strike Price

Khi lựa chọn Quote Asset trong OLM, chúng ta cần phải phân biệt được các loại tài sản khác nhau trước khi bắt đầu lựa chọn chúng.  Ở mỗi cấp độ của kim tự tháp, các nhà phát hành oToken phải đối mặt với sự đánh đổi của sự cân bằng giữa chiều rộng và chiều sâu trong chính loại tài sản đó.

Một chương trình có Quote Tokens có chiều rộng hơn cho phép các giao thức bắt đầu ở quy mô nhỏ, điều chỉnh và mở rộng quy mô với khoảng thời gian ngắn hơn và phạm vi giá/giá thực hiện hẹp hơn. Mặt khác, một chương trình có Niche Assets (tài sản ngách) đòi hỏi sự phức tạp hơn, lập kế hoạch chiến lược và cam kết với thời lượng dài hơn và phạm vi giá/giá thực hiện rộng hơn.

Mo hinh kim tu thap Assets
Mô hình kim tự tháp Assets

Theo mô hình kim tự tháp của Bond Protocol, về cơ bản có 4 loại lần lượt là:

Base Assets

Base Assets là các tài sản cơ sở, bao gồm các tài sản phổ biến như $USDC, $DAI và $ETH đóng vai trò là nền tảng cho nhiều giao thức do chúng được chấp nhận rộng rãi và ổn định.

Ưu điểm:

  • Đa dạng hóa thành phần Treasury và tăng cường sự ổn định.
  • Đơn giản để có được và ít biến động hơn, làm cho nó trở thành sự lựa chọn tối ưu cho người dùng và độ dài Epoch ngắn hơn.
  • Tính thanh khoản và phân phối sâu rộng trên toàn bộ Crypto → có nhiều khả năng được nắm giữ hơn và dễ dàng có được hơn đối với những người nhận oToken muốn thực hiện.

Nhược điểm:

  • Có thể được coi là có tác động thấp so với việc chọn các Assets khác tùy thuộc vào mục tiêu chung của giao thức.

Community Assets

Community Assets là nơi Quote Tokens trở nên rộng rãi, tập trung vào các LP tokens.

Ưu điểm:

  • Thúc đẩy tăng trưởng thanh khoản hơn nữa và cho phép mua lại Protocol Owned Liquidity (POL).
  • Kịch bản đôi bên cùng có lợi cho cả giao thức và người dùng.
  • Đa dạng hóa thành phần Treasury.
  • Cho phép LP thoát khỏi vị thế thanh khoản trong khi có được tài sản thanh toán ở tỷ giá hối đoái tối ưu.
  • Có thể được chuyển đến các dịch vụ Market Making và quản lý tài sản để tăng tốc khả năng POL.

Nhược điểm:

  • Giới hạn ở token ERC-20 LP.
  • oToken Holder có thể không nắm giữ LP token, trong trường hợp đó họ sẽ cần acquire chúng trước khi thực hiện.
  • oToken Holder nắm giữ LP token mà liên tục thực hiện sẽ bị IL.

Flywheel Asset

Flywheel Assets là nơi các Quote Assets cụ thể phát huy tác dụng. Các Quote Assets này được chọn cụ thể để phù hợp với hệ sinh thái và cơ chế của giao thức (ví dụ: LST cho LSTfi hoặc $FRAX cho Frax Finance).

Ưu điểm:

  • Tăng cường mối quan hệ với cộng đồng và đối tác.
  • Thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa bằng cách sử dụng tài sản hệ sinh thái.
  • Đa dạng hóa thành phần Treasury.
  • Tính linh hoạt cao trong các trường hợp sử dụng cho các giao thức có cơ chế token phức tạp hơn.

Nhược điểm:

  • oToken Holder có thể không nắm giữ tài sản hệ sinh thái, trong trường hợp đó họ sẽ cần phải acquire trước khi thực hiện.

Strategic Assets

Cuối cùng, ở đỉnh cao của kim tự tháp, là Niche Level (Strategic Assets) nơi Quote Tokens trở nên rất cụ thể và được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của giao thức. Một số ví dụ về những tài sản này bao gồm $PENDLE cho hệ sinh thái Pendle (Pendal Wars), $CVX cho hệ sinh thái Curve hoặc $AURA cho hệ sinh thái Balancer.

Ưu điểm:

  • Thường có tác động cao và gắn liền với các chiến lược hợp tác hoặc quản lý thanh khoản cao cấp.
  • Tăng tốc bánh đà (Flywheel) cho hệ sinh thái và tăng trưởng do đối tác dẫn dắt.
  • Có khả năng cho phép các giao thức thu được tất cả lợi ích từ các loại tài sản trước đó tùy thuộc vào chiến lược.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó có thể là chiến lược phức tạp nhất.
  • Nói chung có rào cản gia nhập cao nhất đối với người sử dụng oToken.

Với Strike Price, OLM ban đầu ra mắt với mô hình Fixed-Strike pricing model, cho phép các giao thức ở tất cả các giai đoạn sử dụng oTokens mà không cần phải dựa vào nguồn cấp dữ liệu Oracle. Các oToken cố định hoạt động bằng cách đặt Strike Price theo tỷ giá hối đoái cụ thể giữa hai token ERC-20 bất kỳ.

Tùy thuộc vào Quote Asset được chọn, sẽ có một số khác biệt đáng kể trong việc cân nhắc về giá. Ví dụ Stablecoin làm Quote Asset, trong đó việc định giá sẽ hoạt động giống như một Options thông thường có mệnh giá bằng Stablecoin đó ($USDC, $DAI, $FRAX, v.v.).

Strike Price trở nên phức tạp hơn khi được tính bằng Quote Asset có độ biến động cao. Do giá trị của cả khoản Payout và Quote Token đều biến động sẽ làm Strike Price thay đổi. Các nhà phát hành oToken cần lưu ý đến sự biến động này khi lựa chọn Strike Price dễ biến động ($ETH, LP token, $CVX, v.v.).

Một số Payout Assets có mối tương quan cao với $ETH, do đó, điều này có thể phù hợp với một số giao thức có tính thanh khoản được tính bằng $ETH. Tương tự, việc chọn LP token làm Quote Asset sẽ tương quan hơn khi nó bao gồm Payout Token cho Protocol Owned Liquidity (POL).

Cấu trúc hoạt động của OLM

Khi nói đến hoạt động bên trong của OLM, quy trình này rất đơn giản:

  • Exercising Options: oTokens có thể được thực hiện (exercise) trong thời gian đủ điều kiện và đáo hạn, với Strike Price cố định. Trong trường hợp này, tổ chức phát hành thu lại Quote Asset Strike Price cần thiết để thực hiện, trong khi người mua nhận được khoản thanh toán tăng giá (Option Price – Strike Price).
  • Options đã hết hạn hoặc chưa được thực hiện: Trong trường hợp các Options đã hết hạn hoặc chưa được exercise, giao thức có thể thu hồi lại tài sản thế chấp thanh toán ban đầu để mint ra oTokens. Điều này có nghĩa là giao thức không phải thanh toán bằng các Incentive Token có tính thanh khoản cao. Kết quả là, giữa giao thức và người dùng vẫn hưởng chung lợi ích tương đương và hạn chế được quá trình Farming and Dumping.
Cach OLM hoat dong
Cach OLM hoat dong

Hệ thống này có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc của Bond Protocol, bao gồm các thành phần quan trọng sau đây:

  • Option Token: Đây là phiên bản của Option Token với các tham số cụ thể đã được xác định trước.
  • Option Teller: Option Teller thực hiện nhiều chức năng quan trọng như Tokenization, Exercising, Reclaiming, và quản lý Payout Tokens. Nó cung cấp các tính năng mint/redeeming để cho phép các giao thức khác tạo ra các Option một cách dễ dàng và Permissionless.
  • Option Liquidity Mining Contract: Đây là hợp đồng chịu trách nhiệm về quá trình Liquidity Mining và tự động phát hành Option Tokens dưới dạng phần thưởng.

Các OLM Contracts (Option Liquidity Mining Contracts) được triển khai từ Factory, giúp việc triển khai các phiên bản OLM nhanh chóng, tiện lợi và mà không cần sự cho phép từ bên ngoài.

Điều thú vị là tổ chức phát hành có thể linh hoạt điều chỉnh Strike Prices cho từng Epoch hoặc thậm chí để chúng thay đổi tự động từ một Epoch sang Epoch khác, mà không cần dựa vào Oracle.

Để quản lý tự chủ, các tổ chức phát hành có Oracle đáng tin cậy có thể chỉ định mức chiết khấu (Discount) so với giá khi bắt đầu một Epoch mới.

Use Cases và lợi ích của OLM

oToken có thể được hướng tới và thay thế các nguồn Emissions phổ biến như Liquidity Mining, Bribes, Asset Management, cơ chế nội bộ trong giao thức yêu cầu phần thưởng cho tiền gửi của người dùng, v.v. Các lợi ích của OLM bao gồm:

  • Cost-Effective Token Emissions:

OLM cho phép các giao thức duy trì hiệu quả chi phí trong chiến lược Token Emissions của họ. Không giống như các Incentives truyền thống được phân phối mà không nhận lại bất kỳ thứ gì, OLM cho phép các nhà phát hành có được tài sản. Cụ thể là Quote Asset, khi oTokens được thực hiện. Cách tiếp cận này mang lại giá trị cho Treasury và giảm thiểu tác động của quá trình Token Emissions.

  • Nâng cao quá trình quản lý Treasury

OLM phù hợp hoàn hảo với các chiến lược quản lý Treasury. Thông qua oTokens, các nhà phát hành có thể đa dạng hóa Treasury của mình bằng cách mua các tài sản như stablecoin, $ETH, LP token hoặc thậm chí là tài sản chiến lược (ví dụ: $CVX). Cách tiếp cận này củng cố sự ổn định tài chính của dự án và cung cấp một phương tiện linh hoạt để quản lý thành phần trong Treasury.

Keep3r Network – Case Study của mô hình OLM thành công

Để minh họa sự hiệu quả của OLM, hãy xem xét quá trình triển khai ban đầu của Keep3r Network. Biểu đồ dưới đây thể hiện quá trình tích lũy phí của họ từ việc sử dụng OLM khi họ đã trải qua sự biến động từ đỉnh cao của thị trường vào tháng 11 năm 2021 đến giai đoạn Downtrend hiện tại.

Phía bên trái của biểu đồ cho thấy rằng Keep3r đã đạt được giá trị đáng kể trong giai đoạn Uptrend và cách họ đã tận dụng việc duy trì giá trị đó thông qua OLM. Thậm chí trong giai đoạn Downtrend (phía bên phải biểu đồ), Keep3r vẫn tiếp tục sử dụng OLM và thu nhập phí vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Việc sử dụng OLM của Keep3r Network không chỉ giúp họ thực hiện được giá trị đáng kể, mà còn khuyến khích người tham gia vào giao thức. Bằng cách áp dụng giải pháp đổi mới này, các giao thức có thể đảm bảo duy trì giá trị cao hơn và đạt được tăng trưởng bền vững ngay cả trong môi trường thị trường biến động.

Điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các phương pháp Liquidity Mining truyền thống và mở ra những tiềm năng mới cho các mô hình DeFi sử dụng OLM để thu hút thanh khoản.

Keep3r
Tăng trưởng chi phí trên Keep3r

Các dự án tiêu biểu sử dụng mô hình OLM

Lưu ý rằng các dự án được nhắc tới sau đây dùng để minh hoạ hoá cách mà OLM hoạt động. Đây không phải là bài Shill các dự án!

Bond Protocol

Bond Protocol là bộ sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng Treasury bền vững cho các dự án tiền Crypto. Nó bao gồm một thị trường trái phiếu Permissionless và hệ thống Options. Bond cho phép các giao thức phát hành vested tokens để có được tài sản một cách nhanh chóng.

Bond Protocol
Bond Protocol

Bond Protocol trao đổi Quote Asset lấy Payout Asset với mức chiết khấu và ngày đáo hạn trong tương lai. Các thông số thị trường trái phiếu có thể được cấu hình theo nhu cầu của tổ chức phát hành để tối đa hóa tính linh hoạt trong việc mua lại tài sản. Thị trường trái phiếu của Bond hoàn toàn Permissionless và có thể được triển khai bởi bất kỳ ai, bao gồm các cá nhân, DAO, giao thức, và quỹ.

TapicocaDao

TapiocaDAO là một Omnichain Money Market mang lại tính thanh khoản và khả năng tương tác liền mạch. TapiocaDAO đã tạo ra $USDO, một stablecoin phi tập trung, được thiết kế để giải quyết sự ổn định, khả năng mở rộng.

TapicoDao
TapicoDao

Trong Tokenomic của TapicocaDao, khái niệm DAO Share Options (DSO) của TapicocaDao ban đầu được sinh ra từ cảm hứng OLM của Andre Cronje, là một chương trình Call Option Incentive – okKP3R, được Keep3r Network sử dụng vào cuối năm 2021.

DSO đại diện cho một chương trình Incentive độc đáo, được thiết kế một cách cẩn thận để khuyến khích sự phát triển bền vững của các Protocol Owned Liquidity (POL). Được đặt tên theo kiểu Employee Stock Options (ESO), DSO hoạt động theo cách tương tự. Thay vì công ty trực tiếp cấp cổ phiếu, họ cung cấp các Options trên cổ phiếu của họ cho nhân viên.

Trong trường hợp DSO, những người cho vay (Lenders) đóng vai trò tương tự như công ty, và thay vì cổ phiếu, chúng ta có các token. Trong TapicocaDao oTAP được phân phối dưới dạng Call Option In-the-money hay còn gọi là ITM (tình trạng khi giá hiện tại của Call Option cao hơn Strike Price của Options đó) có thể đổi được với số lượng $TAP tương đương.

Người dùng có thể thực hiện (exercise) Call Option oTAP của mình để mua $TAP với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Nó cho phép người dùng thực hiện Call Option oTAP của họ để mua $TAP với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại.

Điều này có lợi cho người cho vay, khi họ có thể đảm bảo lợi nhuận bằng cách bán $TAP đã mua lại với giá thị trường hiện tại, mức giá này sẽ cao hơn giá thực hiện của quyền chọn mua.

Tuy nhiên, Call Option có thể chuyển sang OTM (ngược lại với ITM) nếu giá thị trường hiện tại của $TAP thấp hơn Strike Price oTAP của người dùng. Điều này có nghĩa là sẽ không có lợi khi exercise Options này, và oTAP có thời hạn sử dụng một tuần.

Nói cách khác cơ hội mua $TAP chiết khấu thông qua các Call Option oTAP sẽ hết khi kết thúc giai đoạn hàng tuần.

và oTAP là một Options kiểu Mỹ, điểm đáng lưu ý là Options kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ không giống nhau về cách thức thực hiện khi đáo hạn. Options kiểu Châu Âu chỉ có thể thực hiện chỉ khi đáo hạn, trong khi kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn.

Timeless Finance (Bunni)

Bunni là một Liquidity Engine được phát triển bởi Timeless Finance nhằm Incentive Uniswap v3 Liquidity. Bunni có hai phần: một giao thức wraps Uniswap liquidity positions thành các token ERC-20 và một hệ thống Vetokenomics để khuyến khích thanh khoản Bunni.

Bunni
Bunni

Sự kết hợp giữa hệ thống khuyến khích mạnh mẽ và thanh khoản tập trung khiến Bunni đi đúng hướng trở thành phương pháp hiệu quả nhất để khuyến khích thanh khoản DEX. Với Bunni, giao thức vừa dùng mô hình veToken vừa áp dụng cả OLM.

Cụ thể, oLIT là Call Option Token cho $LIT cho phép chủ sở hữu mua $LIT với giá chiết khấu so với giá thị trường. Không giống như các Options thông thường, oLIT không hết hạn. Hiện tại mức chiết khấu được đặt ở mức 50%, nhưng giá trị có thể được thay đổi bởi quá trình Governance.

oLIT được trao cho các nhà cung cấp thanh khoản Bunni như một sự khuyến khích. Qúa trình cung cấp tính thanh khoản trên Bunni và stake vào các Gauges để nhận oLIT. Thay vì sử dụng $LIT làm Reward Token, Bunni sử dụng Call Option Token cho $LIT làm Reward Token. Trong khi các $LIT Holder sẽ lock để lấy Vote-escrow LIT (veLIT) và nó được sử dụng để bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị và quản lý Gauge Weights.

Tổng kết

Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng về khái niệm Options Liquidity Mining, các bạn nghĩ sao về cơ chế này? Liệu Options Liquidity Mining sẽ trở thành điểm nhấn trong việc phát triển Tokenomic để thu hút thanh khoản ở các dự án trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm Options Liquidity Mining. Những thông tin về dự án mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.