Tổng quan

BẠN ĐÃ BAO GIỜ ĐỌC WHITEPAPER CỦA DỰ ÁN TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ HAY CHƯA? CHÚNG TA ĐANG THỰC SỰ TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ Ở WHITEPAPER CỦA DỰ ÁN?

Tiếp nối phần 1phần 2 Lộ trình research dự án khó hay dễ, bạn đã hiểu như thế nào là phân tích đội ngũ dự án và làm thế nào để xác định Roadmaps dự án, thật không dễ dàng chút nào đúng không?

Vậy bạn đã nản lòng chưa? Hay mọi thứ vẫn chưa đủ? Nếu chưa thì hãy tiếp tục chủ đề ngày hôm nay: Nghiên cứu WhitePaper cho người mới!!! – Khó hay dễ.

Lộ trình tìm hiểu White Paper

White Paper hay còn được xem là một bảng mô tả chi tiết về dự án bao gồm sự tương tác của dự án đó với người dùng, cơ chế, công nghệ hoạt động của dự án, lộ trình phát triển của dự án đó trong tương lai,… Tất cả sẽ được thực hiện trong tương lai giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về dự án đó trước khi đầu tư

 

Lộ trình Research dự án
White Paper – Light Paper – Gitbook

***Tìm hiểu thêm về White Paper => Tại đây

Chọn lọc thông tin

Theo như kinh nghiệm của mình, mình sẽ đặt ra những tiêu chí thông tin mà mình cần biết trước khi đọc WhitePaper của dự án, để tránh bị lan man thông tin, với mục đích lý do đằng sau thực sự của dự án là gì?
  1. Đây là dự án làm về lĩnh vực gì, họ sẽ tập trung vào điều gì?
  2. Lí do thực sự họ tạo nên dự án này là gì?
  3. So với công nghệ họ phát triển, có gì nổi bật, đặc trưng, điểm cạnh tranh nào so với các dự án có cùng lĩnh vực hay không?
  4. Đặc biệt, Whitepaper mà họ cung cấp. Nó có dành cho tất cả mọi người hay không?
Sau khi trả lời được 3 câu hỏi phía trên, bạn sẽ có một cảm nhận rất rõ rệt về những gì mà dự án mang lại, đọc càng nhiều bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi:

“Nội dung này rất quen, có vẻ như đã có dự án làm về cái này rồi. Không có gì đặc biệt cả, hầu như vẫn tương tự các dự án khác trên thị trường”

Hoặc

“Tuyệt, đây chính là sự đột phá, có thể đánh bật một số đối thủ nếu họ phát triển được cái này!”

Còn một điều nữa khi bắt đầu tìm hiểu Whitepaper của một dự án, nhà mình cũng nên lưu ý rằng hầu hết các WhitePaper nó sẽ có một nguyên tắt chung để xây dựng nên một sách trắng:
  1. Reason: Lí do đằng sau họ tạo nên dự án này
  2. Utility & Usecases: Họ sẽ giải quyết được vấn đề gì, mang lại giải pháp gì cho doanh nghiệp, người dùng,…
  3. Technology: Công nghệ họ phát triển (bao gồm lựa chọn ngôn ngữ lập trình, xây lên hệ sinh thái nào, cơ chế đồng thuận, TPS,….)
  4. Tokenomics: Giới thiệu về mô hình hoạt động kinh tế của Token dự án (Bao gồm Allocation, schedule vesting,…)
  5. Roadmaps: Lộ trình phát triển dự án (theo quý hoặc theo năm)
  6. Đội ngũ cốt lõi của dự án.

Nội dung White Paper có dành cho mọi người?

Câu trả lời là “KHÔNG” vì đa phần các White Paper của các dự án đều mang tính học thuật cao, công thức, thuật toán,… Mình không phải DEV, đọc xong là thua luôn, và mình biết rằng có thể đây là những thông tin dành cho Đối tác, và doanh nghiệp của họ trong tương lai.
White Paper
White Paper
Nhưng đừng vội, rất may mắn cho các nhà đầu tư vì hiên tại đã xuất hiện thêm Gitbook, đây là một dạng tài liệu Dành cho tất cả mọi người. Nơi mà mọi thông tin sẽ được chuyển hoá một cách dễ đọc (mục lục rõ ràng), dễ hiểu (Có hình ảnh minh hoạ), dễ tiếp cận (màu sắc) và rất dễ dàng để các bạn có thể tìm được câu trả lời cho mình: TẠI SAO TÔI LẠI ĐẦU TƯ DỰ ÁN NÀY…THẾ NHỈ?

Một số sách trắng trên thị trường ngoài White Paper

Như mọi người có thể thấy: Gitbook và Light Paper là một trong những tài liệu mà hiện tại dễ dàng tiếp cận hơn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và doanh nghiệp, đặc biệt là Gitbook.

Light Paper
LightPaper được xem là bản tinh gọn hơn của Whitepaper.

Gitbook là dạng tài liệu gần đây, được tinh chỉnh dành cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể tiếp cận dễ dàng và dễ dàng nghiên cứu.

Gitbook
Gitbook

Tổng kết

Mong là góc nhìn phía trên sẽ cung cấp giá trị hữu ích cho cả nhà. Các bạn có thể tham gia Group Yêu Crypto Nghiện Blockchain -> tại đây để cùng thảo luận thêm nhé!