Liquidity Provider Derivatives hay còn gọi là LPDFi là một Inovative Keyword đã xuất hiện từ đầu năm 2023 cho đến nay, mặc dù là Keyword mới hứa hẹn một Narrative khá chất lượng cho DeFi, nhưng cho đến nay, hầu hết các dự án trong mảng này vẫn chưa đi đến quá trình Mainnet. Đây chính là thời điểm khá thích hợp để chúng ta bắt đầu tìm hiểu Keyword này. Do đó, hãy cùng mình tìm hiểu LPDFi là gì nhé!

Hai lý do khiến LPDFi trở thành một Narrative tiềm năng

Liquidity Providers (LPs) hầu hết là Whales

Hầu hết các Liquidity Providers (LPs) tham gia vào thị trường không đến từ Retails, thay vào đó các LPs đều là Whale- những người có quyền lực tài chính đáng kể. Để hiểu rõ hơn về tình hình này, hãy xem ví dụ rõ ràng từ 3Pool của Curve, nơi chúng ta có thể thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa các nhà đầu tư.

Wintermute Exploiter (một ví nóng được biết đến từ vụ “Hack từ Wintermute”) đang nắm giữ 53.654% tổng giá trị LP Token, với một số tiền lên đến $114M. Trong khi đó, có ba ví ở các vị trí 13, 14 và 15 chỉ chiếm tỷ trọng từ 0.8% đến 0.9%, với giá trị lớn hơn $1.5M. (Bạn có thể kiểm tra chi tiết tại đây)

Cần lưu ý rằng, Whale rất thành thạo trong lĩnh vực DeFi, và việc xuất hiện các giao thức mới hay cơ hội đầu tư mới luôn thu hút họ. Những người này có khả năng tối ưu hóa vốn của họ và tận dụng mọi cơ hội một cách thông minh để đạt được lợi nhuận tối đa.

Whale LPs
Whale LPs

Giảm rủi ro khi trở thành LPs

Sự gia tăng của các DEX đã thu hút hàng chục tỷ đô la vào các Liquidity Pools trong mùa hè DeFi 2020 cùng với sự bùng nổ của DeFi 2.0. Tuy nhiên, các LPs trong DeFi phải đối mặt với một rủi ro hiện khi thị trường biến động, hiệu suất tài sản của họ khi tham gia các Pool (LP) có hiệu suất kém hơn khi so với việc hold bình thường (EW), điều này gọi là Impermanent Loss (IL). Cụ thể:

IL và Holding
IL và Holding

Như ở hình trên, có thể thấy rằng nếu người dùng nắm giữ tài sản ở ví (đường màu hồng) so với việc họ bỏ vào Pool (đường màu xanh), thì hiệu suất không bao giờ vượt quá đường màu hồng, có chăng là tăng trưởng bằng với đường màu hồng trong một khoảng giá nhất định, nhưng sau đó lại giảm đi. Việc chênh lệch giữa hai đường chính là IL.

Như vậy ta có công thức: EW-LP=IL.

Có thể thấy rằng, IL là một hàm lõm (concave function), điều này cho thấy nếu giá càng biến động mạnh, thì IL của các LPs sẽ càng cao và ngược lại.

IL
IL

Liquidity Provider Derivatives (LPDFi) và giải pháp

LPDFi là gì?

Trong bối cảnh vấn đề hiện tại, như đã nói ở trên, hầu hết các LPs khi bắt đầu tham gia cung cấp thanh khoản đều đối mặt với rủi ro IL. Do đó, Liquidity Provider Derivatives (LPDFi) ra đời như một mảnh ghép giúp cho các LPs không chỉ giảm IL mà còn có thể cung cấp thêm lợi nhuận.

Về cơ bản, LPDFi hoạt động bằng cách đem thanh khoản ở trong Pool của các LPs cho các bên khác vay để giao dịch dựa trên nó.

Lợi ích của LPDFi

LPDFi tạo ra sự tương phản đáng kể giữa Liquidity Providers (LPs) và các Trader. Cụ thể, với LPs, giá càng biến động thì IL của LPs càng tăng, ngược lại điều này cho phép các Trader thực hiện giao dịch dựa trên biến động giá, cơ hội kiếm lợi nhuận càng cao.

Đổi lại, các Trade sẽ trả phí vay mượn từ nguồn thanh khoản của LPs. Kết quả là, IL giảm đi và LPs thu về nhiều lợi nhuận hơn, tạo nên một sự cân bằng giữa hai phe (LPs và người vay).

Hơn nữa, hầu hết các LPs thường là Whale và sự ra đời của LPDFi mở ra một “cơ hội đất vàng” cho họ. Các Whale này đã có kinh nghiệm trong việc tối ưu hoá lợi nhuận, bây giờ có thêm nhiều lựa chọn mới để tăng cường danh mục đầu tư của họ.

Tuy nhiên, không nên quên rằng cả những nhà đầu tư cá nhân cũng có thể tham gia vào LPDFi. Điều này tạo cơ hội công bằng và đa dạng hóa thị trường.

Khái niệm LPDFi là thế nhưng cách tiếp cận và giải quyết vấn đề giữa mỗi dự án sẽ theo cơ chế khác nhau, trước khi đi sâu vào các mảnh ghép nhỏ trong LPDFi, hãy cùng mình phân biệt rõ hai khái niệm dễ nhầm lẫn đối với người mới là LPDFi và LSDFi.

Khác biệt với LSDFi

Bây giờ chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm LPDFi, hãy đi sâu hơn vào việc phân biệt giữa hai thuật ngữ thường gây hiểu nhầm: LPDFi và LSDFi.

Đầu tiên, hãy nói về LSD và LSDFi. Những thuật ngữ này xuất phát từ sự chuyển đổi của Ethereum từ Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS). Các giao thức LSD cho phép người dùng stake số lượng $ETH hoặc Native Token (đối với các Non-EVM Chain) và nhận lại một token được gọi là LST (Liquid Staking Token) như một dạng bảo chứng cho số $ETH hoặc Native Token mà họ đã stake.

Sau khi có LST, người dùng có thể sử dụng chúng trong các giao thức DeFi để tối ưu hóa tài sản của họ, và điều này được gọi là LSDFi. Ngược lại, LPDFi tập trung vào việc giải quyết hai vấn đề chính: Impermanent Loss và tăng cường lợi nhuận cho các LPs.

Tóm lại, LSD liên quan đến việc stake ETH để nhận LST và LSDFi là DeFi dùng LST, trong khi LPDFi tập trung vào giải quyết vấn đề IL và tối ưu hoá lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản. Điều này đang thúc đẩy sự phát triển đa dạng trong không gian DeFi, đem lại nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và người dùng.

Toàn cảnh bức tranh LPDFi

Lưu ý rằng các dự án được nhắc tới sau đây dùng để minh hoạ hoá cách mà LPDFi hoạt động. Đây không phải là bài Shill các dự án!

Yield Aggregator

Logarithm Finance

Logarithm Finance là một Yield Aggregator và Market-Making phi tập trung được xây dựng nhằm mục đích đạt hiệu quả vốn khả dụng (available capital efficiency) cao nhất trên thị trường bằng cách định tuyến thanh khoản thông qua các Liquidity Providing Derivatives (LPDs) khác nhau và phòng ngừa rủi ro đối với các tài sản biến động mạnh.

Logarithm Finance
Logarithm Finance

Logarithm Finance cung cấp thanh khoản cho các giao thức lấy LP làm trung tâm (LP-centric protocols) để kiếm được lợi nhuận cao hơn trong khi chủ động quản lý các vị thế LP.

Giao thức sẽ auto-compounding fees trên các AMM Dex và giảm thiểu mức độ tiếp xúc với các tài sản dễ bay hơi bằng cách tạo các Delta-neutral Strategies với các vị thế Short.

Logarithm Finance được thiết kế dành riêng cho các nhà tạo lập thị trường (Market Makers) và người dùng chuyên chơi DeFi – những người muốn kiếm lợi nhuận từ các hoạt động tạo lập thị trường (market making) mà không phải liên tục quản lý các vị thế của họ và tìm kiếm APY cao nhất hiện có trên thị trường.

Với Uniswap V3, hiệu quả vốn đã cải thiện đáng kể, nhưng CLMM lại tạo ra rào cản cho các nhà cung cấp thanh khoản (LPs). CLMM đòi hỏi cân bằng liên tục vị thế LP để tránh rủi ro Impermanent Loss (IL), điều này là một chiến lược phức tạp và khó dự đoán.

Tuy nhiên, có các giao thức trên thị trường xử lý các chiến lược thuật toán MM (algorithmic MM strategies) bằng cách cung cấp giải pháp quản lý thanh khoản chủ động ở mọi nơi, nhằm hỗ trợ làm việc với CLMMs. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, các giao thức này chỉ hiệu quả trên phạm vi hẹp.

Một số đội Market Maker cố gắng tránh biến động bằng cách mua Options (quyền chọn) DeFi, nhưng Options không đủ thanh khoản và phức tạp đối với người dùng thông thường. Trong DeFi, không có Options Basket nào hoàn toàn bảo vệ khỏi rủi ro IL của vị thế LP.

Một chiến lược phổ biến khác để bảo vệ khỏi rủi ro IL là Short tài sản biến động thông qua các giao thức Lending như AAVE hoặc Compound. Mặc dù chiến lược này hoạt động tốt, nhưng hiệu quả vốn thấp.

Cross chain Strategy
Cross chain Strategy

Hiện tại, Uniswap V3 vẫn chưa có phương pháp bảo vệ hoàn chỉnh khỏi Impermanent Loss. Tuy nhiên, Logarithm Finance đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách phát triển các chiến lược cho phép mọi người tham gia Farming LP Fees mà không cần phải bỏ tài sản trong phạm vi LP hẹp ở CLMM, đồng thời tối ưu hóa lợi suất APR tối đa từ thanh khoản.

Logarithm Finance đã xây dựng mô hình bảo vệ đặc biệt để tránh tiếp xúc với giá tài sản biến động, bằng cách Short tài sản này bằng Perps Onchain. Điều này trở nên khả thi nhờ sự triển khai của các sàn giao dịch tài sản phái sinh phi tập trung như GMX trên cùng lớp với AMMs, cho phép họ tương tác với nhau.

Giao thức dựa vào trạng thái nội bộ (internal state) của AMM và Derivative DEX để xác định tiếp xúc hiện tại của vị thế và chọn kích thước lệnh phù hợp để Hedging. Nhờ vào việc giao dịch Arbitrum có mức phí thấp, Logarith có thể thực hiện cân bằng lại thường xuyên ngay cả trong thị trường biến động cao nhất.

Logarithm Finance tự động chọn tần suất cân bằng lại hiệu quả nhất dựa trên khối lượng và biến động của thị trường, trong khi đòn bẩy xác định việc sử dụng vốn tối đa. Ngoài việc cân bằng lại, giao thức còn tự động cộng hưởng phí để tăng lợi suất APR.

Đọc thêm về Logarithm Finance là gì? Tổng quan về Logarithm Finance tại đây.

Cấu trúc hoạt động Logarithm
Cấu trúc hoạt động Logarithm

Lending & Borrowing

Limitless

Limitless Finance là dự án được xây dựng trên Uniswap V3 nhằm giúp tối ưu nguồn vốn của mình đồng thời giảm rủi ro về Impermanent Loss (IL) cho các Liquidity Providers (LPs) thông qua Traders và Borrower.

Limitless tập hợp các thanh khoản giao dịch và cho vay giúp giảm thiểu tình trạng phân mảnh thanh khoản giữa việc giao dịch và cho vay, đồng thời giải quyết các vấn đề cho ba đối tượng LPs, Traders, và Borrowers.

Limitless
Limitless

Các thành phần bên trong Limitless:

  • Liquidity Providers (LPs)

Limitless giảm thiểu rủi ro Impermanent Loss (IL) và mang lại lợi suất cao hơn cho các LPs. Limitless đưa ra sản phẩm cung cấp thanh khoản giống như UniV3, tạo ra lợi suất ngay cả khi thanh khoản được cung cấp cách xa so với giá thị trường hiện tại.

Khi thanh khoản không được sử dụng để giao dịch, nó được mang đi để cho các Traders và Borrowers vay mượn. Điều này cho phép các nhà cung cấp thanh khoản của Limitless được cover được các IL mà họ gánh chịu dưới dạng khoản phí, giúp tăng lợi suất so với vị thế LP thông thường, và được tạo ra từ hai nguồn Spot-Trading fees: từ Limitless Internal-AMM hoặc token LP Uniswap V3, và khoản Premium được trả bởi các Traders và Borrowers sử dụng đòn bẩy.

  • Traders

Trên nền tảng Limitless, các Trader sẽ có khả năng mở vị thế long hoặc short trên bất kỳ cặp tài sản nào với mức đòn bẩy cao (từ 50x đến 1000x) mà không có yêu cầu thanh lý bắt buộc, đổi lại các Traders phải trả phí cho các LPs để không bị thanh lý.

Trader
Trader
  • Borrower

Borrowers sẽ có thể vay bất kỳ tài sản nào có tính thanh khoản do LP cung cấp. Họ không bị thanh lý và LTV cực cao bằng cách trả phí bảo hiểm cho các LPs (người cho vay) để giữ cho khoản nợ của họ được mở.

Hơn nữa, mô hình cho vay được trang bị trong AMM cho phép xây dựng thanh khoản cho bất kỳ cặp nào mà không có Oracle Risk do hệ thống định giá Limitless được thực hiện hoàn toàn bởi các nhà kinh doanh chênh lệch giá và Traders.

Đọc thêm về Limitless là gì? Tổng quan về Limitless tại đây.

Borrower
Borrower

Impermanent Gain

GammaSwap

GammaSwap là dự án DeFi ra đời với mục đích mở rộng thanh khoản trong các AMMs bằng cách cung cấp lợi nhuận để cân bằng hoặc cover rủi ro tốt hơn cho các Liquidity Providers (LPs).

GammaSwap
GammaSwap

Các vấn đề của các LPs trong các AMMs đối mặt với rủi ro Impermanent Loss (IL), một khoảng lỗ xảy ra khi giá trị của các token cơ bản trong một pool thay đổi. Điều này do biến động thị trường.

Các LPs cover các rủi ro IL thông qua các phí swap từ khối lượng giao dịch. Biến động có thể tương quan với khối lượng giao dịch nhưng chúng không bằng nhau. Các lợi suất lịch sử cho thấy rằng khối lượng từ lệ phí hoán đổi thường không bù đắp đủ cho LPs cho rủi ro của họ. Điều này là là một trong những cản trở chính trong quá trình phát triển của DeFi.

GammaSwap giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một thị trường hai mặt (two-sided market) cho rủi ro biến động. Người giao dịch có thể vay thanh khoản từ AMM với đòn bẩy với bất kỳ tài sản nào mà không phải dựa vào một “oracle”. Nhờ vào quá trình vay mượn từ các Trader cho phép họ đảo ngược vị thế của LPs và có cơ hội biến Impermanent Loss (IL) thành Impermanent Gain (IG).

Người vay có thể sử dụng GammaSwap để đầu cơ theo hướng biến động hoặc thông qua chiến lược Straddle.

Cach GammaSwap giai quyen van de
Cach GammaSwap giai quyen van de

GammaSwap không thể hoạt động mà không có sự tồn tại của những người bán biến động, tức là các LPs cho các nền tảng Constant Function Market Maker (CFMMs) – một loại của AMM.

LPs sẽ cung cấp thanh khoản cho các nền tảng CFMMs như họ đã làm hiện nay, với sự khác biệt là họ sẽ thực hiện việc này thông qua GammaSwap bằng cách gửi token của họ tới GammaSwap, sau đó GammaSwap sẽ dung nó để add liquidity vào nền tảng CFMM (ví dụ như Uniswap, Pancakeswap, v.v.) để đổi lấy LP tokens.

Tuy nhiên, những LP tokens từ các nền tảng CFMMs khác nhau và được giữ lại trong GammaSwap. Dự án sẽ phát hành các LP tokens riêng của mình đại diện cho cổ phần của LPs trong Liquidity Pool của CFMM, tương tự như các LP tokens mà các nền tảng CFMMs như Uniswap phát hành.

Khi LPs muốn rút lại thanh khoản đã gửi, họ sẽ swap các LP tokens của GammaSwap để đổi lấy các token dự trữ.

Để làm điều này, GammaSwap sẽ đo lường cổ phần của họ trong các LP tokens của nền tảng CFMMs, sau đó tiêu hủy các LP token do GammaSwap phát hành và sử dụng các LP tokens của nền tảng CFMMs để rút thanh khoản và trả lại cho LPs.

Các khoản phí tích luỹ từ Pool giao dịch tự động mà GammaSwap đang wrapped sẽ tích luỹ cho LPs của GammaSwap cùng với phần Yield bổ sung được trả bởi những người mượn LP tokens để giao dịch về biến động.

Đọc thêm về GammaSwap là gì? Tổng quan về GammaSwap tại đây.

Cau truc cua GammaSwap
Cau truc cua GammaSwap

Smilee

Smilee là dự án có mô hình độc đáo khi theo đuổi khái niệm Decentralized Volatility Products (DVP) nhằm giải quyết mục tiêu to lớn cho các nhà cung cấp thanh khoản (LPs) về vấn đề Impermanent Loss (IL), và cung cấp thị trường giao dịch mức độ biến động của cặp tài sản.

Smilee
Smilee

Smilee thấy sự tương đồng và chứng minh được sự trùng hợp giữa LPs với Options, cụ thể khi giá biến động, IL sẽ càng lớn, và ngược lại (tương đương short Gamma). Cùng với việc LPs ăn phí giao dịch từ các traders ở giao thức trong quá trình cung cấp thanh khoản (tương đương long Theta). Do đó có thể nói rằng các LPs thực chất đang hoạt động như một Option Writer.

Tuy nhiên, bởi vì do mô hình đặc thù của AMM Dex trong Crypto. Trong Options, muốn giao dịch Options phải tồn tại đủ cả hai bên là Buyer và Writer, như ở góc nhìn tương đồng về LPs và Writers của Smilee nêu ở trên, cùng với cấu trúc Uniswap chỉ tồn tại ba thành phần chính: Trader – Smart Contract – LPs (Option Writer)

Mô hình Uniswap
Mô hình Uniswap

Do đó, trong trường hợp này chỉ tồn tại mỗi Writer nhưng không có Buyer. Smilee tận dụng góc nhìn này bằng cách phân tách IL thành các Options và sắp xếp lại chúng để tạo ra lợi nhuận biến động (tạo ra người mua Options).

Điều này có nghĩa, miễn có đủ thanh khoản trên Smilee, dự án có thể mint và bán bất kỳ Optinos nào, trong bất kỳ Strike Price, mà không cần phải có người bán Options đó ngay từ đầu, và khái niệm DVP từ đó cũng ra đời.

Dựa vào các vấn đề ở trên, Smilee hướng tới giải quyết vấn đề của biến động bằng cách giả lập lại quá trình cung cấp thanh khoản thông qua sản phẩm Decentralized Volatility Product (DVP). DVP là các Vault-based Strategies tạo ra các lợi nhuận trong hai trường hợp: Long Volatility (kiếm tiền khi thị trường di chuyển, bất kể theo hướng nào) và Short Volatility (kiếm tiền khi thị trường ổn định hoặc ở trạng thái cân bằng).

Core components of Smilee

Kiến trúc của Smilee linh hoạt đến mức nó cho phép tạo các customizable DVPs cho các trường hợp sử dụng nâng cao, cho dù đó là từ một giao thức, DAO hay một tổ chức (chẳng hạn như các Market Makers, Hedge Funds…). Điều này đưa khái niệm “Money Lego” lên một tầm cao mới.

DVPs
Decentralized Volatility Products – DVPs

Dựa vào lý thuyết mô hình hoạt động ở trên, hai sản phẩm đầu tiên của long volatility DVPs và short volatility DVPs trong Smilee gồm: Real Yield: Cung cấp tính thanh khoản giống như trên DEX để kiếm APY bằng $USDC và Impermanent Gain: Vị thế short LP để kiếm lợi nhuận từ IL.

Đọc thêm Smilee là gì? Tổng quan về Smilee tại đây.

Hai thành phần quan trọng trong Smilee
Hai thành phần quan trọng trong Smilee
Smilee AMM
Smilee AMM

Những mảng khác

Panoptic

Panoptic là giao thức Permissionless Perpetual Options trên Ethereum. Dự án tận dụng nguồn thanh khoản trên Uniswap v3 cho các sản phẩm Options của mình.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Panoptic
Panoptic

Infinitypools

InfinityPools cung cấp một giải pháp mới cho những thách thức về đòn bẩy trong giao dịch. Trong truyền thống, đòn bẩy đạt được thông qua giao dịch ký quỹ (margin trading), trong đó các nhà giao dịch vay tiền bằng tài sản thế chấp để mua nhiều tài sản hơn mức chỉ riêng số tiền ký quỹ của họ cho phép. Nếu giá tài sản tăng, nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận sau khi trả khoản vay, nhưng nếu giá giảm quá nhiều, khoản vay có thể vỡ nợ. Điều này hạn chế tỷ lệ đòn bẩy.

InfinityPools giải quyết những vấn đề này bằng cách đảm bảo Spot Liquidity trước. Cụ thể, các nhà giao dịch sẽ vay phạm vi thanh khoản (liquidity range) từ Public Pool cho “Private Pool” của họ, đảm bảo họ có thể bán tài sản đòn bẩy của mình với số tiền đã vay. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ thanh lý khi giá Spot giảm. Nhà giao dịch cũng có thể chọn nơi thực hiện Swap tài sản thành tiền mặt, giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như Liquidation Bots hoặc Price Oracles.

Ngoài ra, InfinityPools hoạt động tự chủ và không cần Permission, mang đến cho nhà giao dịch nhiều quyền kiểm soát và linh hoạt hơn.

Tìm hiểu thêm tại đây.

InfinityPools
InfinityPools

Good Entry

Good Entry là thị trường phái sinh của các LPs được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ cho người dùng tham gia vào các hoạt động giao dịch hoặc tạo ra lợi nhuận.

Tận dụng công nghệ làm nền tảng cho thị trường cho vay của Uniswap V3 và Aave, Good Entry đảm bảo nền tảng an toàn và hiệu quả cho người dùng. Dự án sử dụng Chainlink Oracles để ngăn chặn việc thao túng giá và xác định ngưỡng tái cân bằng. Tìm hiểu thêm tại đây.

Good Entry
Good Entry

Tổng kết

Ở trên mình đã tổng hợp các thông tin quan trọng trong LPDFi. Liệu LPDFi sẽ trở thành chủ đề hot như LSDFi đã từng trong giai đoạn sắp tới? Hãy để lại suy nghĩ của bạn dưới phần bình luận nhé!

Tất cả chỉ vì mục đích thông tin tham khảo, bài viết này hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về LPDFi. Những Insight mới nhất sẽ luôn được cập nhật nhanh chóng trên website và các kênh chính thức của GFI Các bạn quan tâm đừng quên tham gia vào nhóm cộng đồng của GFI để cùng thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác nhé.