Tổng quan

Dữ liệu On-chain là một trong những cơ sở chính xác nhất phản ánh về xu hướng và những gì đang diễn ra trong Blockchain. Tuy nhiên, để phân tích dữ liệu On-chain thì cần những chỉ báo, thông số và công nào nào để đưa ra kết luận đúng nhất?

Bài viết dưới đây, GFS Blockchain sẽ giới thiệu 5 chỉ số cơ bản nhất về dữ liệu On-chain mà GFS thường dùng để đưa ra nhận đinh

Network Value to Transaction (NVT)

NVT Ratio (Network Value to Transaction): Thông số thể hiện mối quan hệ giữa vốn hoá thị trường và chuyển đổi volume. Còn đươc gọi là Price Earning ratio, do Willy Woo sáng tạo.

Công thức tính: Network Value (market cap)/ Daily Transaction Volume (Vốn hoá thị trường/ Khối lượng giao dịch hàng ngày)

Trường hợp NVT cao, nghĩa là vốn hoá thị trường quá lớn so với khối lượng giao dịch. Đây là hiệ tượng bong bóng giá. Ngược lại, chỉ số nhỏ cho thấy lượng người quan tâm cao và gía trị của trị trường đang bị đánh giá thấp (xu hướng giá tăng)

Kết luận:

  • Uptrend: Thị trường bear. Xảy ra khi khối lượng giao dịch tăng chậm hơn lượng vốn thị trường. Lúc này, thị trường được thổi phồng giá trị so với giá trị thực.
  • Downtrend: Thị trường bull. Ngược lại
  • Sideways: Thị trường đi ngang. Cho thấy gía trị hợp lý của thị trường.

Free Float Supply

FFS: Lượng cung khả dụng đưa vào thị trường

Việc dự đoán lượng cung ứng khả dụng của một đồng crypto có tác dụng rất lớn trong việc dự đánh gía giá trị của đồng coin.

Một phương pháp được CoinMetric đưa là CMBI. CMBI tính toán các chỉ số phản ánh đúng thị trường cơ bản. Với tiêu chí minh bạch, độc lập, nguồn cung đáng tin cậy, Free Float Supply đưa ra các tiêu chí giúp đánh giá một tài sản tiền mã hoá nào đang sẵn sàng được đưa lên thị trường.

Công thức của chỉ số được tính như sau:

Công thức tính Free Float Supply
Công thức tính Free Float Supply

Trong đó:

Nguồn cung hiện tại: Số lượng tài sản mã hoá hiện trên ledger

Nguồn cung bị lock: Lượng coin nắm giữ bởi các nhà sáng lập, được tiêu huỷ trên on-chain,

Free Float Supply: Nguồn cung hiện tại – Nguồn cung bị lock

Công thức tính riêng cho 1 đồng coin ( Cryptoasset’s free float):

Công thức tính riêng FSS cho 1 đồng coin
Công thức tính riêng FSS cho 1 đồng coin

Forked Blockchains:

Forked Blockchains
Forked Blockchains

Ví dụ với tiền mã hóa Bitcoin – BTC: 

Theo nghiên cứu từ Coin Metrics, họ chứng minh rằng không có BTC nào bị mất, không có BTC Foundation Wallet, không có tokens giữ bởi founding team, không có burned tokens.

  • Current Supply: 18.3M
  • Restricted Supply: 0
  • Circulating Supply: 3M

Tuy nhiên có rất nhiều BTC đã không được luân chuyển, nằm yên trong ví hơn 5 năm. Những đồng BTC này được cho là không thể chứng minh được liệu chúng có biến mất trong nhiều năm tới, theo các nhà đầu tư chúng ko đem lại thanh khoản cho thị trường.

  • Free Float Supply: 14.3M
FSS của Bitcoin
FSS của Bitcoin

Khi tính được nguổn cung khả dụng của BTC, chúng ta sẽ xác định được % BTC lưu thông trên thị trường (78%). So sánh với bẳng bên dứoi, chúng ta sẽ xác định được Adjusted Free Float Supply là 14.6 M

  • Adjusted Free Float Supply: 14.6M

Sau đó dùng phương pháp CMBI ước tính tỉ khối thị trường:

  • Adjusted Free Float Market Cap: 14.6M * Giá.
Adjusted Free Float Market Cap
Adjusted Free Float Market Cap

Kết luận: Biểu đồ cho thấy Ajusted Free Float Market Cap thấp hơn 10% so với giá trị vốn hoá thị trường được báo giá hiện tại. Điều đó chỉ ra nguồn cung khả dụng trên thị trường thấp hơn so với giá trị hiển thị trên các chart, lượng cung thực tế thấp và xu hướng giá tăng khoảng 10% trong tương lai so với giá hiện tại nếu lượng cầu tăng (volume).

Tỷ lệ RHODL

Tỷ lệ RHODL được hiểu là tỷ lệ giữa dải sóng HODL 1 tuần và 1 đến 2 năm. Chỉ số này sẽ thể hiện số lượng token mà holder dài hạn nắm giữ trên số tổng cung hiện tại. RHODL từng là dấu hiệu nhận biết thị trường đạt đỉnh

Ví dụ biểu đồ dưới: Tỷ lệ cao được xác định trong khoảng 50.000 – 200.000 (được tô màu đỏ). Tỷ lệ thấp được xác định từ 80 đến 300 (được đánh dấu bằng màu xanh lá cây).

Cả hai đỉnh BTC năm 2013 và 2017 đều đạt tỷ lệ cao (mũi tên màu đỏ), có nghĩa là chúng đã di chuyển bên trong vùng màu đỏ. Ngược lại, các đáy năm 2015 và 2019 đạt tỷ lệ thấp (mũi tên màu xanh lá cây), có nghĩa là chúng nằm trong vùng màu xanh lá cây.

Hiện nay, đỉnh năm 2021 có giá trị là 17.700, thấp hơn khá nhiều so với giới hạn dưới của vùng giá trị cao là 50.000.

Do đó, chỉ số này cũng cho thấy rằng đỉnh năm 2021 không giống với năm 2013 và 2017

Tỷ lệ RHODL của Bitcoin
Tỷ lệ RHODL của Bitcoin

Puell Multiple

Puell Multiple được tính bằng cách chia giá trị phát hành Bitcoin hàng ngày theo đồng USDT. Nó được coi là một chỉ báo của thợ đào Bitcoin, vì nó hiển thị các vùng có lợi nhuận thấp (vùng xanh) và cao (vùng đỏ) cho các thợ đào.

Giá trị từ 4 đến 10 (màu đỏ) trong lịch sử đã báo hiệu thị trường đạt đỉnh.

Các mức cao nhất trong tháng 4 và tháng 12 năm 2013 có giá trị lần lượt là 10,1 và 9,41. Mức cao nhất vào tháng 12 năm 2017 có giá trị là 6,72. Mức cao nhất năm 2021 có giá trị là 3,43.

Do đó, mức cao nhất năm 2021 khác với mức cao nhất trong năm 2017 và 2013.

Vào ngày 27 tháng 6 năm 2021, chỉ báo này đạt mức thấp 0,455 và bật lên ngay sau đó (mũi tên màu xanh lá cây). Mức thấp được tạo bên trong vùng sinh lời thấp 0,3-0,5 (được tô màu xanh lá cây). Trước đó, chỉ số đã đạt đến vùng này vào tháng 1 năm 2019 và tháng 7 năm 2020, cả hai lần đều đánh dấu đáy cục bộ cho Bitcoin.

Mức tăng trùng khớp với mức thấp là $ 29.296. Do đó, việc bật lên của chỉ báo đã được kết hợp với một đợt bật lên của giá.

Chỉ báo Puell Multiple của Bitcoin
Chỉ báo Puell Multiple của Bitcoin từ 15/06/2021 – 16/07/2021

MVRV Z-Score

MVRV: là tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường và vốn hóa thực tế của một đồng coin.

Ví dụ giá trị MVRV bằng 3 có nghĩa là vốn hóa thị trường lớn gấp ba vốn hóa thực tế. Ở đây, mọi người thường nhầm tưởng khi vốn hóa 1 đồng coin là 1,6 tỷ đô nhưng thực tế giá trị của đồng đó thấp hơn rất nhiều.

MVRV Z-Score sử dụng độ lệch chuẩn để chia tỷ lệ đã cho. Điều này được thực hiện để xác định sự khác biệt giữa vốn hóa thị trường và thực tế dưới dạng độ lệch chuẩn.

Vùng 7-9 (được tô màu đỏ) được coi là vùng quá mua. Trong đó, giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn từ 7 đến 9 lần vốn hóa thực tế.

Đỉnh BTC năm 2021 có giá trị là 7,63 (mũi tên màu đen). Tuy nhiên, hai chu kỳ trước đó đều đạt đỉnh khi chỉ số này nằm trên 9

Chỉ số MVRV z-score của Bitcoin
Chỉ số MVRV z-score của Bitcoin

Tổng kết

Năm chỉ báo trên được tính toán dựa trên thông tin lưu trữ trên On-chain. Đây là 5 trong số nhiều loại chỉ báo cơ bản và quan trọng và được áp dụng hầu hết trong mọi tình huống phân tích. Bằng cách xác định thời gian của các ví, khối lượng giao dịch hàng ngày hay sự kết hợp với các công thức tính toán từ thị trường tài chính truyền thống, từ đó dự phóng xu hướng giá và phân tích tâm lý của chung cả thị trường, giúp người tham gia giảm bớt rủi ro đầu tư.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thêm góc nhìn cũng như kiến thức cơ bản về On-chain. Với 5 chỉ số trên đi kèm với kiến thức nền tảng vững chắc mà GFS Blockchain thường xuyên chia sẻ cùng với việc cập nhật thông tin trên thị trường thì GFS cho rằng mọi người hoàn toàn có thể dự phóng được xu hướng và đưa ra được những quyết định đúng đắn trong đầu tư.