Tổng quan

Trong bài viết trước của  chuỗi Series Stablecoin Workspace , chúng ta đã cùng bàn với nhau về Stablecoin là gì, Stablecoin giải quyết vấn đề gì của thị trường tiền mã hóa. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về tỉ trọng của Stablecoin, Vai trò và tương lai của Stablecoin với Defi sẽ thế nào.

*** Bài viết này thuộc chuỗi Series Stablecoin Workspace của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Stablecoin – Một mảnh ghép không thể thiếu của bất kỳ Hệ sinh thái DeFi nào

  • Tổng hợp các bài viết của Stablecoin Workspace –> Xem tại đây
  • Tìm hiểu định nghĩa Hệ sinh thái trong DeFi là gì? Các mảnh ghép trong một Hệ sinh thái gồm những gì? -> Tại đây

Cùng GFS Blockchain tìm hiểu qua các thông tin bên dưới.

Một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng

Khoảng 5 Stablecoin hàng đầu trên thị trường chiếm tỉ trọng hơn 93% tổng vốn hóa của toàn bộ Stablecoin. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm vài thông tin của một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng.

  • Stablecoin Tether (USDT): Vốn hóa thị trường hơn 73.7 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 51,9% vốn hóa của Stablecoin.
  • Stablecoin USD Coin (USDC): Vốn hóa thị trường hơn 34.4 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 24,23% vốn hóa của Stablecoin.
  • Stablecoin Binance USD (BUSD): Vốn hóa thị trường hơn 13.6 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 9,58% vốn hóa của Stablecoin.
  • Stablecoin Dai (DAI): Vốn hóa thị trường hơn 8.1 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 5,7% vốn hóa của Stablecoin.
  • Stablecoin TerraUSD (UST): Vốn hóa thị trường hơn 2.8 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 1,97% vốn hóa của Stablecoin.
  • Các loại Stablecoin còn lại: Vốn hóa thị trường hơn 9.4 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 6.62% vốn hóa của Stablecoin.
Một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng
Một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng
Một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng
Một số Stablecoin điển hình và tỉ trọng của chúng

Stablecoin Tether (USDT)

  • Vốn hóa thị trường của Stablecoin Tether (USDT) : Hơn 73.7 tỷ đô la.

Stablecoin Tether (USDT) lần đầu tiên được phát hành dưới cái tên Realcoin bởi nhà đầu tư Bitcoin Brock Pierce, doanh nhân Reeve Collins và nhà phát triển phần mềm Craig Sellers vào năm 2014.

Stablecoin Tether (USDT) chiếm tỉ trọng lớn nhất cho tới thời điểm viết bài, Stablecoin Tether (USDT) đang là Stablecoin có Vốn hóa thị trường lớn nhất và phổ biến nhất trong thị trường tiền mã hóa hiện nay.

Hầu hết các sàn giao dịch tập trung như Binance, FTX, Huobi đang sử dụng Stablecoin Tether (USDT) làm cặp giao dịch cho các Altcoin trong danh sách niêm yết trên sàn của họ.

Stablecoin Tether (USDT)
Stablecoin Tether (USDT)

Một số sàn giao dịch lớn hiện nay cũng đã phát hành Stablecoin riêng của mình ví dụ như: Binance phát hành  BUSD, Huobi phát hành HUSD…

Dễ nhận thấy sự phổ biến của Stablecoin Tether (USDT) là chính chúng ta khi tham gia giao dịch trong thị trường tiền mã hóa thì đa phần sẽ mua bán Stablecoin Tether (USDT) ở các kênh OTC của các sàn, cá nhân, tổ chức…

Stablecoin USD Coin (USDC)

  • Vốn hóa thị trường của Stablecoin USD Coin (USDC): Hơn 34.4 tỷ đô la.

Stablecoin USD Coin (USDC) là một stablecoin được bảo chứng bởi đồng Đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1 ra đời từ năm 2018. Stablecoin USD Coin (USDC) là sự kết hợp của Circle và sàn giao dịch Coinbase. Ngoài sàn Coinbase sử dụng nhiều thì các sàn lớn khác như Binance, KuCoin, Huobi cũng sử dụng USDC.

Stablecoin USD Coin (USDC)
Stablecoin USD Coin (USDC)

Stablecoin USD Coin (USDC) được xem là thành công nhờ tập trung vào thị trường DeFi, không đi theo hướng phát Stablecoin trên các mạng Tron như Stablecoin Tether (USDT), mà Stablecoin USD Coin (USDC) đã chọn phát hành Stablecoin của mình trên các hệ sinh thái đang có sự phát triển thị trường DeFi như Ethereum, BSC, near, Polygon, Solana và Fantom…

Stablecoin Binance USD (BUSD)

  • Vốn hóa thị trường của Stablecoin Binance USD (BUSD): Hơn 13.6 tỷ đô la.

Stablecoin Binance USD (BUSD) được tạo ra vào tháng 09/2019 thông qua mối quan hệ hợp tác giữa Binance với Paxos, Binance đặt mục tiêu tạo ra một đồng stablecoin được tin tưởng cho hệ sinh thái Binance. Cơ quan Dịch vụ Tài chính bang New York (NYDFS) đã đồng ý cấp phép cho stablecoin này.

Stablecoin Binance USD (BUSD)
Stablecoin Binance USD (BUSD)

Tận dụng lợi thế là backer bởi Binance, Stablecoin Binance USD (BUSD) đã được tận dụng rất nhiều cặp giao dịch của các Altcoin trong sàn giao dịch Binance kể từ năm đầu 2020, với chính sách miễn phí giao dịch cho các cặp Altcoin gắn với BUSD.

Stablecoin Dominance

Stablecoin Dominance là tỷ trọng vốn hóa của Stablecoin đối với toàn bộ vốn hóa thị trường. Chúng ta cùng tìm hiểu chỉ số USDT Dominance (USDT.D) vì vốn hóa của USDT chiếm hơn 51.9% và đang được sử dụng để xác định vùng cung cầu của thị trường.

Stablecoin Dominance
Stablecoin Dominance
  • Thời điểm USDT.D tăng, thông thường đây là chỉ số báo hiệu nhà đầu tư đang chốt lời Altcoin, họ chuyển từ Altcoin sang nắm giữ Stablecoin nhiều hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng các số liệu vào các thời điểm thị trường biến động lớn trong quá khứ, ví dụ như ngày 19/05/2021 vừa qua.
  • Thời điểm USDT.D giảm, thông thường đây là chỉ số báo hiệu nhà đầu tư đang có xu hướng dùng Stablecoin để mua Altcoin,

Chúng ta có thể dựa vào chỉ số USDT.D để có thêm dữ liệu nhằm xác định xu hướng của thị trường, để biết được giai đoạn nào thích hợp để đầu tư, giai đoạn nào nên tránh bão bằng cách trú ẩn vào Stablecoin.

Stablecoin dự trữ trên các sàn giao dịch

Stablecoin dự trữ trên các sàn giao dịch
Stablecoin dự trữ trên các sàn giao dịch

 

Tương tự như chỉ số BTC inflow & outflow, chỉ số Stablecoin Inflow & Outflow trên các sàn giao dịch tập trung cho phép nhà đầu tư theo dõi sức mua của thị trường. Chúng ta cùng xét 2 trường hợp:

  • Chỉ số Stablecoin dự trữ trên các sàn tăng: Đây là chỉ số báo hiệu nhà đầu tư đã nạp tiền lên sàn để chuẩn bị cho việc mua tài sản.
  • Chỉ số Stablecoin dự trữ trên các sàn giảm: Đây là chỉ số báo hiệu nhà đầu tư có thể đang rút vốn ra khỏi thị trường.

Chúng ta có thể tham khảo thêm các chỉ số onchain trong chuỗi bài phân tích về onchain của GFS tại đây.

Vai trò của Stablecoin trong thị trường Defi

Như chúng ta đã bàn trong bài trước là Stablecoin có thể xem như một cầu nối để dòng tiền từ thị trường truyền thống vào thị trường tiền mã hóa.

Với dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa thì Stablecoin cũng đóng vai trò tương tự, nó cho phép nhà đầu tư có thể chuyển vốn từ thị trường tiền mã hóa vào từng hệ sinh thái nhỏ của các dự án.

Chúng ta cùng tìm hiểu vài trường hợp để nhận ra vai trò của Stablecoin với sự phát triển của các hệ sinh thái Defi.

Trường hợp của hệ sinh thái Terra: Terra USD, TVL của Terra, các gói kích thích… liên quan gì đến sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra?

Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến hệ sinh thái Terra tăng trưởng bứt phá, Chỉ số DeFi TVL của Terra đã đạt hơn 6 tỷ đô, đứng thứ 3 trên toàn thị trường và chỉ xếp sau Ethereum và Binance Smart Chain.

Terra USD, TVL của Terra, các gói kích thích... liên quan gì đến sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra?
Terra USD, TVL của Terra, các gói kích thích… liên quan gì đến sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra?

Các chỉ số tăng trưởng của DeFi TVL đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực nhất định đến giá của LUNA tăng trưởng 700% kể từ đợt thị trường điều chỉnh vào tháng 5/2021.

Chỉ số tăng trưởng của DeFi TVL đến từ đâu? Chính là sự tăng trưởng về vốn hóa của Terra UST – Stablecoin của hệ sinh thái Terra. Trước khi DeFi TVL của Terra tăng trưởng, Market Cap của UST đã có sự tăng trưởng vượt bậc như đồ thị sau để thấy được sự tương quan đó.

Terra USD, TVL của Terra, các gói kích thích... liên quan gì đến sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra?
Terra USD, TVL của Terra, các gói kích thích… liên quan gì đến sự tăng trưởng của hệ sinh thái Terra?

Trường hợp của hệ sinh thái Solana: Sự kiện hợp tác của Solana và USDC là một trong những yếu tố khiến Solana tăng trưởng vượt bậc

Công ty Circle và Solana Foundation đã tăng cường phát hành Stablecoin USDC trên hệ sinh thái Solana để phát triển thị trường DeFi. Vào thời điểm tháng 5/2021, thị trường DeFi của Solana bắt đầu phát triển mạnh mẽ và giúp DeFi TVL đạt mốc 1.5 tỷ đô.

Sự kiện hợp tác của Solana và USDC là một trong những yếu tố khiến Solana tăng trưởng vượt bậc
Sự kiện hợp tác của Solana và USDC là một trong những yếu tố khiến Solana tăng trưởng vượt bậc

Sự phát triển đó giúp cho sự tăng trưởng của SOL lên hơn $50 tại thời điểm tháng 5/2021. Và đến thời điểm thị trường điều chỉnh lớn nhưng Stablecoin vẫn được phát hành tiếp tục trên Solana. Thậm chí USDC còn phát hành với khối lượng lớn hơn lúc thị trường đang tăng trưởng. Chúng ta quan sát thêm ở biểu đồ bên trên.

Sự kiện hợp tác của Solana và USDC là một trong những yếu tố khiến Solana tăng trưởng vượt bậc
Sự kiện hợp tác của Solana và USDC là một trong những yếu tố khiến Solana tăng trưởng vượt bậc

Và từ đầu tháng 7/2021 cho đến nay, dòng tiền liên tục đổ vào hệ sinh thái Solana, giúp DeFi TVL đạt mốc 8.88 tỷ đô. Các token trong hệ sinh thái của SOL đều tăng trưởng vượt bậc (ví dụ như: SOL, SRM, FTT, RAY, MNGO, SBR, ORCA,…), Đặc biệt SOL đã tăng từ $25 lên $240 đô la. (tại thời điểm viết bài).

Trường hợp của hệ sinh thái Avalanche

Chúng ta có thể xem vốn hóa của Tether ở các hệ sinh thái khác nhau. Điều đặc biệt là kể từ đầu năm 2021, Tether đã ít phát hành thêm USDT trên các mạng như: Tron, Omni, EOS, Algorand,…. mà tập trung phát hành trên Ethereum, Solana và Avalanche.

Trường hợp của hệ sinh thái Avalanche
Trường hợp của hệ sinh thái Avalanche

Bản chất là vì đây là ba hệ sinh thái đang phát triển mạnh mẽ ở mảng DeFi. Nhằm cạnh tranh với USDC, Tether đã chớp lấy cơ hội hỗ trợ USDT trên hệ sinh thái Avalanche và điều này đã giúp dòng tiền của Avalanche phát triển vượt bậc. Và cũng từ đó, giá của các token như: AVAX, PNG, SNOB, XAVA… phục hồi và tăng trưởng sau đợt điều chỉnh tháng 5/2021.

Tương lai của Stablecoin sẽ thế nào?

Trước khi bàn về tương lai của Stablecoin, chúng ta cùng xét vài hạn chế của Stablecoin để có thêm dữ liệu cho việc dự phóng tương lai của Stablecoin.

Ngoài những sự kiện liên quan đến pháp lý như “Bitfinex và công ty Tether đã bị Uỷ ban Thương mại Hàng hoá Tương lai Mỹ yêu cầu hầu toà” thì Stablecoin đang có 2 vấn đề chính là uy tín và khả năng ứng dụng trong kinh doanh truyền thống:

  • Uy tín: Các loại Stablecoin thường liên quan đến vấn đề pháp lý, ví dụ như Stablecoin Tether USDT. Tether bị nghi vấn thao túng thị trường cùng với Bitfinex. Và quan trọng hơn là tài sản đảm bảo đằng sau số lượng USDT mà công ty Tether phát hành luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả thị trường tiền mã hóa. Sự uy tín và minh bạch của các công ty phát hành Stablecoin nằm ở tài sản đảm bảo để phát hành USDT là vấn đề gốc rễ khiến họ dễ dàng bị các cơ quan quản lý của các chính phủ để ý.
  • Khả năng ứng dụng: Các Stablecoin như USDT và USDC hay BUSD đang được ứng dụng rộng rãi trong thị trường cryptocurrency. Nhưng ở thị trường kinh doanh truyền thống thì  chưa được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa. Và đây là điểm mấu chốt quyết định tương lai của Stablecoin. Vì hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, các thể chế sử dụng hai công cụ bắt buộc để duy trì hòa bình, trị an… là quân sự và tài chính.

Chúng ta cùng xét vài trường hợp sau, về việc giải quyết những hạn chế của Stablecoin của các công ty, tổ chức và tầm vĩ mô là các quốc gia như sau:

Telegram TON

Pavel Durov – nhà sáng lập Telegram đã cố gắng phát hành một loại Stablecoin có tính ổn định và thanh khoản cao. Tuy nhiên, họ đã phải từ bỏ TON sau khi bị SEC gây áp lực về pháp lý.

Libra

Nổi tiếng nhất có thể kể đến Facebook, Facebook đã cố gắng tạo ra đồng tiền Libra với hy vọng thành đơn vị tiền tệ trên nền tảng Facebook. Libra sẽ là tiền tệ được đảm bảo bằng 50% bởi USD, 18% bởi EUR, 14% bởi JPY, 11% bởi GBP và 7% bưởi SGD. Tuy nhiên, Libra đã sớm từ bỏ tham vọng sau khi Quốc hội Mỹ không cho phép.

Có lẽ tham vọng của Facebook vẫn chưa dừng lại, sau khi Libra thất bại, Facebook đã triển khai dự án Diem. Hiện tại họ đã liên kết với nhiều đối tác lớn trong ngành tài chính để bắt đầu mở rộng và hoàn toàn có thể được tích hợp ở các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Whatsapp,…

JPM Coin

JP Morgan – Đây là một trong những ngân hàng lớn trên thế giới muốn phát hành JPM Coin, nhằm giải quyết hệ thống thanh toán Swift còn nhiều hạn chế. Nếu ngân hàng JP Morgan phát hành thành công, chắc chắn những ngân hàng lớn khác như Citibank, Wells Fargo… cũng không muốn đứng ngoài cuộc.

CBDC

Nếu chúng ta có theo dõi thông tin thị trường thì chúng ta đã từng biết đến các sự kiện lớn liên quan đến một số ngân hàng lớn ở Châu Âu đang thử nghiệm áp dụng mô hình CBDC, và đặc biệt là Trung Quốc thậm chí đã áp dụng mô hình CBDC, phát hành đồng tiễn kỹ thuật số của quốc gia. Giải pháp thực tế nhất có lẽ là CBDC, CBDC là viết tắt của Central Bank Digital Currency.

Mô hình CBDC gần như chắc chắn được triển khai trong tương lai không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn được triển khai bởi các ngân hàng trung ương.

Stablecoin đã được sử dụng để tạo điều kiện cho giao dịch tiền mã hoá và cũng đóng vai trò như một con đường chuyển tiếp hợp pháp cho những người dùng tiền mã hoá tìm kiếm quyền truy cập vào tài chính phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý đã chỉ trích các lựa chọn thay thế tiền mặt kỹ thuật số này gây rủi ro cho sự ổn định của hệ thống tài chính. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Gary Gensler gần đây đã ví chúng như những con chip poker và gọi chúng là chứng khoán tiềm năng.

Trong báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu mới nhất được công bố trong gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các tiêu chuẩn toàn cầu đối với tài sản tiền mã hoá, bao gồm cả Stablecoin.

“Những thách thức do hệ sinh thái tiền mã hoá đặt ra bao gồm rủi ro toàn vẹn hoạt động và tài chính từ các nhà cung cấp tài sản tiền mã hoá, rủi ro bảo vệ nhà đầu tư đối với tài sản tiền mã hoá và DeFi, cũng như dự trữ và tiết lộ không đầy đủ đối với một số Stablecoin”. IMF cảnh báo

Kết luận

Ngoài việc Stablecoin ra đời nhằm mục đích giảm thiểu sự biến động quá lớn của tiền mã hóa, ngoài việc Stablecoin là “nơi trú ẩn an toàn với những ngày giông bão của thị trường”. Như chúng ta đã bàn trong bài trước, ở bài này chúng ta được tìm hiểu thêm các thông tin về vai trò của Stablecoin trong các hệ sinh thái Defi, Stablecoin có thể xem như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền mã hoá và các hệ sinh thái nhỏ. Điều đặc biệt là các thông tin về mặt hạn chế và ảnh hưởng của Stablecoin đến sự ổn định và sự kiểm soát của các tổ chức đối với thị trường tài chính truyền thống. Qua đó chúng ta cũng sẽ mường tượng ra tương lai của Stablecoin. Sẽ có một tương lai tương tươi sáng cho thị trường tiền mã hóa khi được các tổ chức, chính phủ và nhà nước đưa ra các khung pháp lý rỏ ràng để phát triển.

*** Hãy cùng theo dõi sự phát triển của lĩnh vực Stablecoin trong thị trường Crypto qua các bài viết cập nhật sau này cùng GFS Blockchain thông qua chuyên đề Stablecoin Workspace -> Tại đây

Trên đây là những thông tin chính của Stablecoin, nếu bạn muốn trao đổi nhiều hơn thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:

Hy vọng bài viết tổng quan về Stablecoin sẽ giúp mọi người có thêm thông tin, dữ liệu, góc nhìn mới. Và đừng quên theo dõi thường xuyên các bài viết chia sẻ thông tin và kiến thức trên website GFS Blockchain hàng ngày.

0 0 đánh giá
Article Rating