Tổng quan
Metaverse một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Metaverse là khái niệm được mô tả lần đầu trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash năm 1992. Tại thời điểm đó Mark Zuckerberg, là người tạo cảm hứng để Metaverse trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, đỉnh điểm là từ giữa tháng 10 năm 2021 về việc đổi thương hiệu Facebook thành Meta, tên mới của Facebook lấy cảm hứng từ metaverse (siêu vũ trụ). Từ sau sự đổi tên của Facebook đã có nhiều công ty, doanh nghiệp lớn từ thị trường trường truyền thống đến thị trường crypto tích cực tham gia vào lĩnh vực này. Đây có thể thấy là một trong những làn sóng mới trên thị trường.
Hôm nay, hãy cùng GFS tìm hiểu chi tiết về các thành phần mà một Metaverse cần có nhé!
Metaverse là gì?
Metaverse hay còn gọi là một thế giới ảo, đây là một không gian kỹ thuật số được tạo ra từ sự phát triển của Internet. Metaverse là sự kết hợp giữa Meta và Universe, đó cũng là sự kết hợp các công nghệ VR/AR và Video để tạo ra không gian trực tuyến nhằm đem lại trải nghiệm chân thực nhất đến người dùng.
Trong thế giới của Metaverse, người dùng có thể trở thành bất kỳ ai, họ có thể giao tiếp với nhau và xây dựng một thế giới bên trong metaverse. Người dùng có thể sử dụng tiền mã hoá để giao dịch mua bán bên trong metaverse, bên cạnh đó người dùng còn có thể đi du lịch ảo qua metaverse để giải trí mà không cần nghĩ đến mục tiêu bằng cách sử dụng bộ điều khiển và tai nghe thực tế ảo.
Metaverse được cấu tạo từ 7 lớp khác nhau bao gồm:
- Experience (Trải nghiệm)
- Discovery (Khám phá)
- Creator Economy (Nền kinh tế của Người sáng tạo)
- Spatial Computing (Điện toán không gian)
- Decentralization (Trải nghiệm phi tập trung
- Human Interface (Giao diện con người)
- Infrastructure (Cơ sở hạ tầng)
*** Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về Metaverse tại đây!
Các thành phần mà một Metaverse cần có
Metaverse không phải là một tổng thể đơn lẻ mà là một đa vũ trụ phi tập trung được tạo thành từ 7 thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ giải quyết một vấn đề khác nhau. Và một Metaverse cần phải có một số thành phần sau:
Decentralization (Phi tập trung)
Đây là một trong những yếu tố khá quan trọng của một Metaverse, vì yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các đặc điểm và sự công bằng sau này của một Metaverse.
Metaverse là một nền tảng phi tập trung, có nghĩa là sẽ không bị kiểm soát hoặc điều hành bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tất cả mọi người tham gia vào nền tảng đều sẽ có quyền lợi như nhau thể hiện quyền sở hữu công bằng hơn giữa các bên liên quan, giảm kiểm duyệt và đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, với hệ thống phi tập trung trên Metaverse quyền truy cập vào dữ liệu sẽ không bị hạn chế bởi những người đang điều hành các máy chủ mà bởi những người sở hữu khoá để truy cập dữ liệu. Với cơ chế cơ chế phân chia công bằng giúp thu hút các nodes bổ sung cho mạng, nâng cao tính bảo mật.
Mặc khác, các nền tảng tập trung sẽ không có các hợp đồng thông minh được lập trình sẵn để đảm bảo các cam kết đưa ra được công bằng và chắc chắn, những lời hứa của các nền tảng tập trung có thể bị thu hồi hoặc thay đổi bất cứ khi nào một thỏa thuận không còn phù hợp với ý muốn của các nhà lãnh đạo hoặc tổ chức. Cách hiệu quả nhất để loại bỏ những hành vi lạm dụng kiểu này và bảo vệ một metaverse đúng nghĩa là đảm bảo rằng việc kiểm soát được phi tập trung.
Property rights (Quyền tài sản)
Thông thường, một số người dùng kiếm doanh thu khi tham gia các trò chơi từ việc bán các vật phẩm trong trò chơi. Ví dụ, bạn là người sẽ mua những vật phẩm đó, nếu ở ngoài thế giới thực bạn mua một thứ gì đó có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn được quyền sở hữu các vật phẩm đó. Còn trong game bạn cũng là người mua nhưng mua chỉ là trên danh nghĩa còn thật chất bạn đang là người thuê, vì nếu bạn rời đi để tham gia một trò chơi khác hoặc trò chơi đó không hoạt động nữa hay thay đổi các quy tắc thì người chơi là bạn sẽ mất quyền truy cập, điều đó cũng đồng nghĩa với việc món món đồ mà bạn mua trong game đó cũng sẽ biến mất.
Cho đến khi có sự ra đời của công nghệ blockchain thì các quyền tài sản kỹ thuật số mới thật sự được đảm bảo.
Có thể hiểu đơn giản là nền tảng của Metaverse có thể biến tài sản kỹ thuật số thành tài sản thực.
Self – Sovereign Identity (Danh tính tự chủ)
Danh tính có mối quan hệ mật thiết với quyền tài sản. Có nghĩa là bạn sẽ không có được quyền sở hữu bất kỳ thứ gì nếu như bạn không có danh tính.
Hiện nay, trên các trang web việc xác định danh tính để có thể xác minh được người đó là ai, họ có quyền truy cập những gì,… sẽ được một bên thứ ba thực hiện. Việc xác minh này sẽ không cần phải thực hiện trực tiếp mà sẽ là gián tiếp thay mặt người đó bằng các phương pháp đăng nhập và bằng một cú nhấp chuột phổ biến như đăng nhập mạng xã hội hoặc đăng nhập một lần (SSO)
Một số nền tảng công nghệ lớn nhất hiện nay, như Facebook, Google,… sử dụng cách tiếp cận này để thu thập dữ liệu nhằm xây dựng doanh nghiệp của họ: theo dõi hành vi của mọi người để phát triển các mô hình phân phát quảng cáo phù hợp hơn. Cho phép người dùng có thể sử dụng 1 danh tính với nhiều trang web khác nhau. Tuy nhiên, việc phụ thuộc tập trung vào 1 số ít nhà cung cấp định danh sẽ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro chẳng hạn như danh tính của người dùng không được chấp nhận hoặc họ bị tấn công,… hay thậm chí, bên cung cấp dịch vụ có thể dùng dữ liệu người dùng để trao đổi.
Nhờ vào công nghệ mã hoá cốt lõi của web 3 sẽ cho phép mọi người xác thực mà không cần dựa vào các trung gian này, từ đó mọi người có thể kiểm soát danh tính của mình một cách trực tiếp hoặc với sự trợ giúp của các dịch vụ mà họ chọn. Đồng thời, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có thể xác thực, tin tưởng vào định danh này.
Composability (Khả năng tổng hợp)
Đây là một khả được sử dụng trong việc thiết kế hệ thống, bạn có thể hiểu đơn giản đây là khả năng dùng để tổng hợp và kết hợp các thành phần trong phần mềm tương tự như một khối lego. Mỗi phần mềm sẽ chỉ cần viết một lần và có thể sử dụng lại cho lần sau.
Để đạt được khả năng này Metaverse cần phải cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cao làm nền tảng. Tuy nhiên, với một số trò chơi như Minecraft và Roblox, người dùng có thể tạo ra hàng hóa kỹ thuật số và trải nghiệm mới từ các đơn vị cơ bản do hệ thống cung cấp, nhưng việc đưa chúng ra ngoài bối cảnh đó hoặc sửa đổi hoạt động bên trong của chúng là rất khó. Bên cạnh đó, có các công ty như Stripe cho thanh toán hoặc Twilio cho liên lạc, cung cấp các dịch vụ về embeddable hoạt động trên nhiều các trang web và ứng dụng, nhưng họ không cho phép các nhà phát triển bên ngoài thay đổi hoặc kết hợp với code của họ.
Mặc khác, tài chính phi tập trung hoặc DeFi lại là ví dụ điển hình thể hiện cho khả năng này. Bất kỳ ai cũng có thể điều chỉnh, thay đổi hoặc nhập mã hiện có. Không chỉ vậy, các nhà phát triển có thể xây dựng trên các live programs chẳng hạn như các giao thức cho vay của Compound hoặc các sàn giao dịch tạo thị trường tự động của.
Bằng cách kết hợp các thành phần mới mạnh mẽ với nhau như quyền tài sản, danh tính và quyền sở hữu, các nhà xây dựng có thể tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới.
Openness / Open Source (Tính mở / Mã nguồn mở)
Đây được xem là một thành phần khá quan trọng trong sự phát triển của Metaverse. Openness và Open Source sẽ giúp cho các lập trình viên, các nhà sáng tạo có thể có được quyền kiểm soát toàn bộ để có thể đổi mới liên tục
Khi cơ sở mã (codebases), thuật toán, thị trường (marketplaces), các nhà xây dựng có thể theo đuổi toàn bộ tầm nhìn và tham vọng của họ để xây dựng trải nghiệm đáng tin cậy và tinh vi hơn. Sự cởi mở cũng khiến cho phần mềm an toàn hơn, làm cho các điều khoản kinh tế trở nên dễ hiểu hơn đối với tất cả các bên và loại bỏ sự bất cân xứng thông tin. Các thuộc tính này có thể tạo ra các hệ thống công bằng hơn, bình đẳng hơn, thực sự gắn kết những người tham gia mạng. Sức mạnh của khả năng tổng hợp trong web3 phần lớn là do đặc tính mã nguồn mở của nó.
Community ownership (Quyền sở hữu của cộng đồng)
Quyền sở hữu cộng đồng là một phần của việc gắn kết những người tham gia nền tảng, người xây dựng, người sáng tạo, nhà đầu tư và người dùng cùng nhau hợp tác và phấn đấu vì một lợi ích chung. Điều này có nghĩa là trong một Metaverse, tất cả các bên liên quan phải có tiếng nói, tương ứng với sự tham gia của họ, trong việc quản trị hệ thống. Nếu chỉ nghe theo quyết định của một người chủ chốt nào đó mà không có sự góp ý từ những người khác thì sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng thực sự.
Với sự xuất hiện của web 3 đã cho phép các cộng đồng được quản lý, xây dựng và thúc đẩy bởi người dùng của họ chứ không phải bởi một thực thể duy nhất.
Social immersion (Tiếp cận xã hội)
Các công ty công nghệ lớn khiến bạn tin rằng phần cứng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) hoặc thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) hiệu suất cao là thành phần thiết yếu hoặc thậm chí có thể là thiết yếu nhất trong một Metaverse. Những thiết bị này thực tế được sử dụng nhằm ngụy trang, đánh lừa người dùng, khiến họ không tiếp cận được bản chất thực sự của Metaverse. Các tập đoàn coi chúng như một cách để trở thành nhà cung cấp giao diện máy tính thống trị cho thế giới ảo 3D và do đó cũng trở thành điểm nghẽn mà những người trung gian gặp phải. Một metaverse không nhất thiết phải tồn tại trong VR / AR. Tất cả những gì cần thiết để một Metaverse có thể tồn tại là đó là sự ủng hộ của cộng đồng
Một số công ty phát triển về lĩnh vực Metaverse
Meta (Trước đây là Facebook)
Ngày 10/2021, CEO Facebook – Mark Zuckerberg đã công bố quyết định chính thức đổi tên công ty thành Meta. Ông Mark Zuckerberg cho biết quyết định đổi tên là nhằm hướng tơi tương lai, các ứng dụng và tên nhãn hiệu không thay đổi.
Metaverse phần lớn được xây dựng dựa trên các kết nối của con người. Về cơ bản, nền tảng là một thế giới ảo được tạo thành từ những người rất thực có hình đại diện kỹ thuật số. Facebook với tư cách là một nền tảng đã có đại diện trong thế giới thực. Một người bình thường đã có Facebook trên điện thoại của họ và sự hiện diện kỹ thuật số trong nền tảng đó.
Mark Zuckerberg coi Metaverse là sự kế thừa của Internet di động. Anh ấy tin rằng Metaverse sẽ loại bỏ sự thụ động khỏi trải nghiệm trực tuyến của mọi người, bên cạnh đó có thể kết nối mọi người.
Microsoft
Microsoft chủ yếu được chú ý với công việc của mình trên “Mesh for Teams”. Microsoft đã chú ý đến số lượng người đã bắt đầu làm việc tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch. Với sự quan tâm ngày càng tăng đối với Metaverse. Kết quả là một hệ thống cho phép mọi người sử dụng hình đại diện trong một văn phòng ảo liên tục. Hệ thống cũng tương thích với cả các thiết lập phần cứng thông thường và nâng cao hơn. Điều này có nghĩa là nếu mọi người có thiết bị VR, họ có thể tận dụng tối đa Mesh for Teams.
Mesh cho phép mọi người kết nối với sự hiện diện ba chiều, chia sẻ trên không gian và cộng tác từ mọi nơi trên thế giới. Bằng cách mang lại trải nghiệm thực tế hỗn hợp có hỗ trợ Mesh cho tổ chức của mình, người dùng có thể nâng cao các cuộc họp ảo, thực hiện các phiên thiết kế ảo, trợ giúp người khác từ xa và tổ chức các cuộc gặp gỡ ảo phong phú để tăng hiệu quả làm việc.
Google là một trong những người đi đầu và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực AR với sản phẩm Google Glass. Google Glass không di chuyển vào không gian công cộng như hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, công ty đã thành công với nó trong lĩnh vực tư nhân. Vào tháng 11 năm 2021, Google đã hợp nhất và tổ chức lại các bộ phận VR và AR của họ thành một nhóm mới với biệt danh Google Labs. Nhóm này hiện đang làm việc trên một hệ thống hội nghị truyền hình ba chiều có tên là Project Starline. Họ đang chuẩn bị điều tra thêm về cả AR và metaverse.
Hiện nay, Google đang tập trung là tìm cách kết nối con người thông qua avatar, kết hợp thế giới thực cùng với thế giới kỹ thuật số.
Decentraland
Decentraland là một trong những công ty đi đầu trong việc triển khai Metaverse. Nền tảng cung cấp cho người dùng một thế giới đầy đủ, nơi mọi người có thể khám phá và giao lưu. Nhưng hiện tại, Decentraland có lẽ được biết đến nhiều nhất với các giao dịch tài chính giá cao diễn ra bên trong nền tảng. Một mảnh đất lớn trong hệ thống Decentraland gần đây đã được bán với giá 2,4 triệu đô la tương đương với 618.000 MANA (cụ thể là vào ngày 22/11).
Tổng kết
Metaverse ngày nay đang được phát triển liên tục và mở rộng ra một không gian mới, giúp cho mọi người có thể thoả sức khám phá, kết nối với nhau, giao lưu, làm việc, mua sắm.
Theo báo cáo mới đây từ Grayscale, số lượng người dùng tham gia các nền tảng Metaverse hiện đã tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020, đây có thể thấy là một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực này. Năm 2022, được đánh giá là năm có triển vọng sáng nhất cho “Metaverse”, khi các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Meta, Apple, Microsoft và Google chuẩn bị phát hành các sản phẩm phần cứng và dịch vụ phần mềm mới.