Fuel là gì?
Dự án Fuel Network V1 được biết đến là một Layer 2 của Ethereum chain, Fuel được xây dựng dựa trên công nghệ “Optimistic rollup” và được phát triển từ 2020. Fuel tự tin là một module có tốc độ nhanh nhất trên Ethereum chain và đồng thời còn mang lại sự bảo mật cao nhất, linh hoạt, tập trung cải thiện sự trải nghiệm của các developers.
Fuel mang đến những gì?
Thực hiện giao dịch theo cơ chế Parallel
Với định nghĩa được họ đưa ra là mô hình UTXO, Fuel cho phép sử dụng nhiều luồng của CPU hơn, từ đó cung cấp khả năng tính toán, truy cập và lưu lượng giao dịch nhiều hơn đáng kể so với đơn luồng. Chính vì vậy, các giao dịch có thể thực hiện song song dựa trên các danh sách truy cập. Danh sách này được quản lý và vận hành một cách nghiêm ngặt dưới mô hình UTXO.
Fuel Virtual Machine (FuelVM)
FuelVM là một phiên bản nâng cấp của EVM, cơ chế EVM buộc các giao dịch phải được thực hiẹn theo tuần tự. Riêng với FuelVM, sự trợ giúp của mô hình UTXO cho phép các giao dịch có thể được thực hiện song song theo danh sách. Với cách tiếp cận mới này, sẽ giảm thiểu đáng kể sự lãng phí trong kiến trúc máy ảo truyền thống, đồng thời tăng không gian cho các developers.
Ngôn ngữ lập trình Sway
Ngoài ra, Fuel còn mang đến một ngôn ngữ lập trình của riêng mình là Sway Language. Ngôn ngữ này danh riêng cho FuelVM, được thiết kế để tối ưu hoá không gian cho các nhà phát triển. Sway được xây dựng dựa trên Rust và tích hợp thêm các cú pháp để tận dụng tối đa không gian máy ảo một cách hiệu quả.
Cơ chế Modular của Fuel
Modular là một hệ thống tính toán được có thể được thực thi một cách tách biệt với tính đồng thuận và khả dụng của Layer 1, từ đó làm tăng đáng kể lưu lượng xử lý giao dịch. Nói một cách khác, cơ chế Modular có thể một hệ thống tính toán có thể xác minh được thiết kế cho blockchain modular stack. Một blockchain có thể chứng minh gian lận hoặc hợp lệ (hoặc hệ thống tính toán khác) tận dụng một blockchain modular để phục vụ tính khả dụng dữ liệu. Cấu trúc này có thể được hình dung theo sơ đồ sau:
Các layer Modular của Fuel cung cấp hai lợi ích cốt lõi so với Layer cơ bản (monolithic counterparts) như sau:
Layer cơ bản tính toán và xác minh trên cùng một layer đó, dẫn đến bảo mật và khả năng mở rộng hạn chế. Đối với Modular của Fuel, giải pháp được đưa ra để tránh điều này thông qua cách tách biệt tính toán và xác minh, cho phép đảm bảo an ninh mạnh mẽ hơn nhiều trên quy mô lớn.
Layer cơ bản đang dựa trên các công nghệ kém hiệu quả khi nói đến tốc độ và sự đa dạng của tính toán mà chúng có thể hỗ trợ. Cơ chế Modular của Fuel có thể được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa cho việc tính toán.
Giống như các layer cơ bản, cơ chế Modular sử dụng một mạng lưới các “block producers”. Các thực thể này xử lý quá trình sử dụng nhiều tài nguyên để thực hiện các giao dịch và tạo ra các block. Tuy nhiên, không giống như trong các layer cơ bản, việc xác minh không được xử lý trên layer thực thi, mà là ở các tầng thấp hơn cả cấu trúc Modular.
Tokenomics và Token của Fuel
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin chính thức về token của dự án Fuel.
Team Fuel Network
Thành viên đồng sáng lập Celestia cũng chính là CEO của dự án Fuel Network, John Adler là một cái tên tương đối nổi tiếng trong ngành. Ông là người đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề về tính khả dụng của dữ liệu, lên kế hoạch khởi động hệ sinh thái Celestia và tập trung vào sự phát triển của cơ chế Modular. Bên cạnh John Adler, còn có nhiều contributors khác, bạn có thể xem thêm tại đây.
Backers của Fuel
Fuel đã huy động được 80 triệu USD với sự hỗ trợ từ nhiều VC có uy tín trong ngành. Các ông lướn có thể kể đến như Alameda Research, Blockchain Capital, CoinFund… Đồng thời Fuel cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ và cố vấn từ các nhân sự cao cấp trong ngành crypto.
Bạn có thể xem thêm danh sách suppporters sau đây:
Các Dapp trên hệ sinh thái Fuel
Hiện tại, Fuel Grants là một chương trình mang đến nhiều cơ hội cho các developers muốn góp sức xây dựng hệ sinh thái Fuel Network. Các gói grants này có giá trị từ 10,000 đến 150,000 USD được xây dựng theo cơ chế Modulars. Ngoài ra, dựa trên ngôn ngữ Sway, ETHBerlin hackathon đã được tổ chức và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng developers. Các dự án hiện tại đang phát triển trên Fuel có thể kể đến như (bao gồm các dự án trong cuộc thi hackathon):
- Elix – Sàn giao dịch phi tập trung – Twitter
- Microchain – Cổng swap tối ưu hoá chi phí giao dịch – Twitter
- UNIC – Dự án phát triển việc NFT hoá các tài sản thực – Twitter
- Fuel Nomen – Dịch vụ đặt tên dưới cơ chế phi tập trung
- Poolsharks – Giao thức web3 mã nguồn mở, tối ưu hoá các order trên blockchain, có ứng dụng của cơ chế DAO – Twitter
- Acumen – Cầu nối giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung, tạo ra các khoản lợi nhuận hấp dẫn, ổn định cho người đầu tư – Twitter
- Orao – Nền tảng Oracle cho data feeds – Twitter
- Thunder – NFT market place với UX/UI thân thiện.
Các dự án tương tự
Đối trọng với Fuel Network vẫn có nhiều cái tên khác đang xây dựng layer 2 đáng chú ý khác. Những dự án có thể kể đến như:
- ZkSync
- Optimism
- Starknet
- Celestia
Trải nghiệm Testnet của Fuel Network
Hiện tại, bạn đã có thể trải nghiệm thử hệ thống swap của Fuel Network thông qua testnet mà họ đang triển khai. Tốc độ giao dịch đang rất nhanh, tuy nhiên vẫn cần nhiều hơn các thử nghiệm và các phản hồi từ phía người dùng. Bạn có thể tham gia Testnet một cách vô cùng đơn giản tại đây.
Bạn có thể xem thêm về Fuel tại Twitter chính thức của họ tại đây.
Bạn có thể xem Docs của Fuel tại đây.
Bạn có thể tham gia discord của Fuel tại đây.