Tổng quan

Trong các bài viết trước của  chuỗi Series Stablecoin Workspace , chúng ta đã cùng bàn với nhau về Stablecoin là gì, Stablecoin giải quyết vấn đề gì của thị trường tiền mã hóa, tỉ trọng của Stablecoin, Vai trò và tương lai của Stablecoin với Defi. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Cơ chế hoạt động của các loại Stablecoin.

*** Bài viết này thuộc chuỗi Series Stablecoin Workspace của GFS Blockchain nhằm nghiên cứu từ căn bản tới nâng cao cũng như tốc độ phát triển hiện tại về lĩnh vực Stablecoin – Một mảnh ghép không thể thiếu của bất kỳ Hệ sinh thái DeFi nào

  • Tổng hợp các bài viết của Stablecoin Workspace –> Xem tại đây
  • Tìm hiểu định nghĩa Hệ sinh thái trong DeFi là gì? Các mảnh ghép trong một Hệ sinh thái gồm những gì? -> Tại đây

Cùng GFS Blockchain tìm hiểu qua các thông tin bên dưới.

Cơ chế đảm bảo bằng tài sản của các loại Stablecoin

Chúng ta tạm thời chia các loại stablecoin phổ biến hiện nay thành 3 dạng và 1 dạng kết hợp, dựa trên tiêu chí liên quan đến tài sản đảm bảo đi kèm như sau:

Cơ chế đảm bảo bằng tài sản của các loại Stablecoin
Cơ chế đảm bảo bằng tài sản của các loại Stablecoin

Trên mặt hình thức chúng ta có thể phân loại thành 4 loại stablecoin (như hình trên). Nhưng về mặt bản chất thì loại Fiat-baked và Commodity-Baked là tương đối giống nhau nên chúng ta sẽ gom chúng thành 1 loại.

Loại Stablecoin dùng tiền pháp định (Hoặc tài sản cố định như vàng) làm tài sản đảm bảo

Loại Stablecoin dùng tiền pháp định làm tài sản đảm bảo với tỷ lệ 1:1 là loại phổ biến nhất hiện nay. Các tổ chức phát hành phải dự trữ một lượng tiền pháp định tương ứng với lượng token Stablecoin được phát hành.

Stablecoin dùng tiền pháp định làm tài sản đảm bảo
Stablecoin dùng tiền pháp định làm tài sản đảm bảo

Đặc điểm của Stablecoin dùng tiền pháp định làm tài sản đảm bảo:

  • Được đảm bảo 100% bằng tiền pháp định nên có tính ổn định cao.
  • Là tài sản được quản lý bởi một tổ chức nên có tính chất tập trung.
  • Đang được phổ biến nhất trong thị trường (Stablecoin Tether (USDT): Vốn hóa thị trường hơn 73.7 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 51,9% vốn hóa của Stablecoin. Stablecoin USD Coin (USDC): Vốn hóa thị trường hơn 34.4 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 24,23% vốn hóa của Stablecoin. Stablecoin Binance USD (BUSD): Vốn hóa thị trường hơn 13.6 tỷ đô la. Chiếm tỉ trọng hơn 9,58% vốn hóa của Stablecoin.)

Ví dụ: Tổ chức phát hành có 1 triệu đô la dự trữ thì được phép phát hành một triệu token Stablecoin. Người dùng có quyền tự do giao dịch, mua bán với các loại tiền mã hóa khác và có quyền đổi Stablecoin thành tiền pháp định bất kỳ lúc nào.

Stablecoin dùng tiền mã hóa làm tài sản đảm bảo

Các Stablecoin được bảo đảm bằng tiền mã hóa cũng tương tự như các Stablecoin được bảo đảm bằng tiền pháp định. Sự khác biệt ở đây là tài sản đảm bảo chính là các tài sản tiền mã hoá. Các Stablecoin sử dụng tiền mã hóa làm tài sản đảm bảo sẽ được phát hành dựa trên các hợp đồng thông minh.

Stablecoin dùng tiền mã hóa làm tài sản đảm bảo
Stablecoin dùng tiền mã hóa làm tài sản đảm bảo

Các Stablecoin loại này được bảo đảm bằng tài sản tiền mã hóa, nên các chính sách được bỏ phiếu trong hệ thống quản trị của nền tảng đó. Có nghĩa là chúng ta không tin tưởng vào tổ chức phát hành, thì chúng ta tin tưởng vào cộng đồng mạng lưới blockchain phát hành Stablecoin sẽ luôn đặt lợi ích người dùng lên hàng đầu.

Đặc điểm của loại Stablecoin dùng tiền mã hóa làm tài sản đảm bảo là:

  • Được tạo ra từ các Lending protocol.
  • Cần thế chấp tài sản với giá trị lớn hơn để mint ra được 1 USD (hiệu quả sử dụng vốn thấp).
  • Tính ổn định tương đối cao, trong hoàn cảnh thị trường không thay đổi đột ngột.

Cốt lõi của loại Stablecoin này là sự kết hợp giữa lý thuyết trò chơi và các thuật toán trên chuỗi (hợp đồng thông minh), nhằm khuyến khích người tham gia giữ giá ổn định.

Stablecoin dựa vào thuật toán, không dùng tài sản đảm bảo

Các loại Stablecoin thuật toán không dùng tài sản đảm bảo đạt được sử ổn định bằng cách sử dụng các mô hình kinh tế dựa trên Blockchain. Cụ thể, loại stablecoin này tận dụng các thuật toán để xác định nên mở rộng hay thu hẹp nguồn cung tiền trước những phản ứng của thị trường, từ đó giữ giá ổn định trong một biên độ xác định trước.

Đặc điểm của loại Stablecoin dựa vào thuật toán, không dùng tài sản đảm bảo là:

  • Không dùng tài sản thế chấp.
  • Thông thường sử dụng token khác để tác động đến giá của Stablecoin.
  • Hoạt động chưa hiệu quả.

Nhóm stablecoin này có thể kể đến như:

Mô hình 1 token: AmpleForth (AMPL), BASE Protocol (BASE), Yam Finance (YAM),…

Mô hình 2 tokens: Fei Protocol (FEI & TRIBE), Empty Set Dollar (ESD & DSU), Terra UST (LUNA & UST),…

Mô hình 3 tokens: Basic Cash (BAS, BAC & BAB), Mithrill Cash (MIS, MIC & MIB), Basis Dollar, UCASH, Dynamic Supply, BCash.fi,…

“Stablecoin 2.0”, “Smart Stablecoin” là một mô hình kết hợp mới

Đây là loại Stablecoin kết hợp giữa Loại Stablecoin dùng tiền pháp định làm tài sản đảm bảo và Stablecoin dựa vào thuật toán, không dùng tài sản đảm bảo.

Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng giá trị của tài sản của các nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hoá. Để gia tăng giá trị tài sản ngay cả trong trường hợp nhà đầu tư sở hữu Stablecoin là ý tưởng cho loại Stablecoin này. Chúng ta tạm gọi là Stablecoin 2.0, Smart Stablecoin (SS).

"Stablecoin 2.0" một mô hình kết hợp mới
“Stablecoin 2.0” một mô hình kết hợp mới

Với các loại Stablecoin như USDT, USDC, TUSD, BUSD… nếu chúng ta nắm giữ 1000 tokens thì sau một khoảng thời gian trôi qua số lượng vân không thay đổi. Nhưng với “Smart Stablecoin” thì sau một thời gian trôi qua ta có thêm một khoản lợi nhuận mà không phải làm gì thêm. Chúng ta cùng khám phá thêm cơ chế hoạt động như hình bên dưới.

Cơ chế sản sinh lợi nhuận của Smart Stablecoin
Cơ chế sản sinh lợi nhuận của Smart Stablecoin

Smart Stablecoin được mintning từ các Stablecoin như USDT, USDC, DAI, TUSD như hình trên. Sau đó đưa các “Smart Stablecoin” này vào các Vaults để Farming với các chiến lược khác nhau tuỳ vào từng Vaults và từng nền tảng. Sau khi Farming thì sẽ có lãi suất và sẽ được chuyển thành các “Smart Stablecoin”, lúc này số lượng “Smart Stablecoin” = Số lượng “Smart Stablecoin” ban đầu + Yields. Và khi người dùng không muốn sử dụng “Smart Stablecoin” nữa thì chúng ta sẽ Redeem lại để lấy lại USDT, USDC, DAI, TUSD ban đầu.

Với sự phát triển vượt bậc của thị trường Dife thì “Smart Stablecoin” là một ý tưởng kinh doanh rất tiến bộ và hứa hẹn sẽ là một bước tiến mới trong lĩnh vực Stablecoin.

Cơ chế ổn định giá của các loại Stablecoin

Tất cả các đồng Stablecoins đều có một cơ chế ổn định giá, một số cơ chế điều chỉnh giá stablecoins phổ biến hiện nay như sau:

  • Redeem & Expand.
  • Algorithmic.
  • Leveraged Loans.

Redeem & expand

Đối với các loại Stablecoin như USDT hay USDC khi giá biến động thì hệ thống sẽ có cơ chế cân bằng như sau:

Nếu USDC được giao dịch ở mức dưới $1, chủ sở hữu USDC nên đổi USDC để lấy tài sản đảm bảo cơ bản, khi đó chúng ta được mua một USDC với giá ít hơn một đô la.

Nếu USDC được giao dịch ở mức trên $1, chủ sở hữu được đảm bảo đồng đô la để minted ra USDC và khi đó chúng ta được bán một USDC với giá nhiều hơn một đô la..

Algorithmic

Hiện tại có 3 dạng cân bằng nổi bật hiện nay:

  • Mô hình 1 token: AmpleForth (AMPL), BASE Protocol (BASE), Yam Finance (YAM),…
  • Mô hình 2 tokens: Fei Protocol (FEI & TRIBE), Empty Set Dollar (ESD & DSU), Terra UST (LUNA & UST),…
  • Mô hình 3 tokens: Basic Cash (BAS, BAC & BAB), Mithrill Cash (MIS, MIC & MIB), Basis Dollar, UCASH, Dynamic Supply, BCash.fi,…

Trong đó mô hình cân bằng của Terra được xem là mô hình ưu việt nhất, dựa trên quy mô và ứng dụng của đồng Stablecoin trên nền tảng Terra và sự phát triển của nền tảng này trong thời gian gần đây.

Đồng Stablecoin của Terra là đồng UST sẽ được phát hành bằng cách đốt đồng LUNA, với mô hình này sự biến động của UST được hấp thụ bởi LUNA.

  • Khi giá UST < Peg<⇒ Giao thức sẽ bán LUNA để mua lại Stablecoin.
  • Khi giá UST > Peg ⇒ Phát hành thêm USDT.

Leveraged Loans

Leveraged Loans là một hệ thống cân bằng giá khá phức tạp và chưa phổ biến, MakerDAO (DAI) là đồng stablecoin nổi tiếng sử dụng cơ chế cân bằng này.

Trong đó người dùng khóa tài sản đảm bảo như Ethereum hoặc các loại token khác trong các vị thế nợ có đảm bảo (CDP). sau đó họ có thể vay DAI từ hệ thống.

Người dùng sau đó có thể mở khóa tài sản đảm bảo của họ bằng cách trả lại DAI đã vay, cộng với một khoản phí có tên là “stability fee” tích lũy theo thời gian.’

Nếu giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống dưới 1,5 lần giá trị DAI đã vay, thì vị thế nợ sẽ và tài sản đảm bảo sẽ tự động bị thanh lý để mua lại số lượng DAI đã vay.

Ngoài ra, nếu giá trị của tài sản đảm bảo mất giá trị nhanh chóng và xuống dưới giá trị của các khoản DAI bị vay, thì MKR token được minted để bù đắp khoản thâm hụt.

Kết luận

Ngoài việc Stablecoin ra đời nhằm mục đích giảm thiểu sự biến động quá lớn của tiền mã hóa, ngoài việc Stablecoin là “nơi trú ẩn an toàn với những ngày giông bão của thị trường”, tỉ trọng của Stablecoin, Vai trò và tương lai của Stablecoin với Defi. Như chúng ta đã bàn trong các bài viết trước, ở bài này chúng ta được tìm hiểu thêm các thông tin về các cơ chế hoạt động của các loại Stablecoin, và cập nhật thêm về “Smart Stablecoin”…

*** Hãy cùng theo dõi sự phát triển của lĩnh vực Stablecoin trong thị trường Crypto qua các bài viết cập nhật sau này cùng GFS Blockchain thông qua chuyên đề Stablecoin Workspace -> Tại đây

Trên đây là những thông tin chính của Stablecoin, nếu bạn muốn trao đổi nhiều hơn thì hãy tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain cùng các thành viên khác nhé:

Hy vọng bài viết tổng quan về Stablecoin sẽ giúp mọi người có thêm thông tin, dữ liệu, góc nhìn mới. Và đừng quên theo dõi thường xuyên các bài viết chia sẻ thông tin và kiến thức trên website GFS Blockchain hàng ngày.

0 0 đánh giá
Article Rating