Hello anh em, nhiều người có câu hỏi về việc các dự án list trên sàn Dex như Uniswap, Pancakeswap, hay Shushi…v.v. thường sẽ có pool thanh khoản do team nắm giữ. Tuy nhiên một số dự án thì lock thanh khoản, một số dự án lại không lock, và thời gian lock trong bao lâu..v.v. Điều đó có ý nghĩa gì và làm thế nào để biết được các thông số đó. Ở bài viết này, hãy cùng mình giải đáp thắc mắc này nhé.
.
*** Bài viết này thuộc chuỗi Series chuyên sâu về Smart contract của GFS Blockchain nhằm theo dõi và nghiên cứu từ cơ bản tới nâng cao về chủ đề này. Xem thêm về các bài viết liên quan tới Smart contract và các series chuyên sâu khác tại đây nhé.
Tại sao lại cần có pool thanh khoản, tầm quan trọng của pool thanh khoản
Trước khi đi vào nội dung chính, anh em cần phải biết là khi các dự án mới ra mắt, thông thường sẽ chưa thể làm việc để list lên các sàn CEX như Binance, Houbi hay Mexc, gate…v.v. Thay vào đó họ cần phải có một nơi để cho các users giao dịch token của dự án. Ở đây thông dụng và đơn giản nhất đó chính là list lên các sàn DEX như Pancake hay Uniswap… Việc làm này khá đơn giản khi mà việc listing trên các AMM Dex như Pancake chính là việc dự án sẽ tạo ra một cái pool thanh khoản để cho users của dự án có thể giao dịch.
Ví dụ: Dự án XXX mới ra mắt, list sàn Pancake thì họ cần tạo ra một cái Pool trong đó chứa 2 loại token đó chính là XXX và BNB. Trong pool này dự án sẽ cung cấp thanh khoản với giá trị quy ra về USD của 2 đồng là tương đương nhau. Ví dụ, 100k USD mỗi loại token. Đây chính là cơ sở và điểm khởi đầu cho các users giao dịch, họ sẽ swap đồng BNB ra đồng XXX hoặc ngược lại. Thậm chí sẽ có người add thêm liquidity vào pool này nếu dự án uy tín và sẽ được nhận lại một lượng % reward tới từ dự án. (Nghe rất giống với hình thức Yield Farming phải không anh em )
Okay, quay trở lại chủ đề chính, việc cung cấp thanh khoản này là cực kì cần thiết cho việc khởi đầu. Nhưng có một điểm đáng lưu ý ở đây đó là, với các dự án lớn, dự án uy tín chất lượng, họ sẽ lựa chọn khóa lại thanh khoản của mình rất lâu hoặc thậm chí có dự án sẽ đốt vĩnh viễn thanh khoản. Những việc làm như vậy theo mình là rất có lợi cho sự tăng giá của token sau này.
Nếu không Lock thanh khoản ( hoặc thời gian Lock rất ngắn từ vài tuần cho tới vài tháng) thì khi đó, bằng một lệnh Withdraw về ví cung cấp Liquidity pool, toàn bộ tài sản trong pool lúc này sẽ về ví Dev nếu muốn. Họ sẽ swap từ token vô giá trị của dự án sang đồng BNB hoặc BUSD nếu cần thiết và ôm tiền của nhà đầu tư bỏ trốn.
Vì vậy, việc lock lại thanh khoản trên các pool trên sàn Dex được xem là lời cam kết gắn bó phát triển dự án cũng như độ uy tín mà dự án thể hiện với cộng đồng. Kiểu như là: “ Okay, chúng tôi lock lại thanh khoản, không quan tâm cộng đồng swap thế nào, kể cả token có tăng giá xxx team cũng không thể rút ra được..v.v.”
Cách check thanh khoản của dự án có được lock hay không? Thời gian Unlock của pool thế nào?
Trong phần này, anh em hãy click vào từng bước trong ảnh mình đình kèm. Mình kèm phần giải thích cho anh em nào mới và chưa hiểu cho từng hình. Anh em xem qua một lượt và cùng thảo luận nhé.
Bước 1
Vào coingecko hoặc Coinmarketcap gõ tên dự án vào để lấy địa chỉ contract. Ở đây mình lấy ví dụ dự án điển hình mà mình có check qua để anh em dễ hiểu.
Bước 2
Click vào phần Tokentracker này để view tổng quan nhé. Anh em cũng có thể click vào phần Analitycs để check xem ngày giờ dự án được khởi tạo (ở ô From)
Bước 3
Click tiếp vào phần Holders của dự án để xem tổng quan nhé.
Bước 4
Tìm địa chỉ thanh khoản của dự án trên sàn Pancakeswap. Dự án nào list lên dex cũng sẽ có tên địa chỉ như bên dưới. Nếu list trên Uniswap, Balancer, Shushi cũng sẽ có tên tương tự như vậy.
Bước 5
Click tiếp vào phần này
Bước 6
Anh em nhấn tiếp vào Token Tracker để xem có bao nhiêu Holders của thanh khoản này nhé. Có nghĩa là xem thử có bao nhiêu người đang cung cấp thanh khoản (Add liquidity) cho dự án.
Bước 7
Ta thấy có 5 địa chỉ hiện đang làm nhiệm vụ add liquidity cho pool thanh khoản này. Cần phải hiểu Holders của thanh khoản khác với Holders của dự án. Holders của thanh khoản là số lượng ví đang cung cấp cái LP Token vào pool. Còn Holders của dự án (hơn 21.5k) là số lượng ví cá nhân đang chưa token đơn lẻ trong đó nhé.
Bước 8
Ở đây chúng ta thấy, có 2 địa chỉ ví nắm giữ gần như 100% thanh khoản của dự án này. Ví số 2 đương nhiên của team dev. Nhưng hãy quan sát ví số 1, nắm giữ hơn 53% thanh khoản. Click tiếp vào ví số 1 để xem nhé.
Bước 9
Click vào chúng ta sẽ thấy một giao diện như bên dưới. Tiếp tục nhấn vào phần Txn Hash để xem thử họ đang làm gì
Bước 10
Ở đây anh em click tiếp vào phần này.
Bước 11
Tiếp tục ấn vào đây để convert cái dòng code trong contract này để xem thử.
Bước 12
Phần này, copy dãy số unlock time, tức là thời gian unlock của thanh khoản này vào địa chỉ sau để check thử => Click tại đây
Bước 13
Tại đây anh em sẽ thấy số này sẽ được mở khoá sau 11 ngày nữa, tức là vào ngày 01/07/2022 lúc 22h theo giờ Việt Nam.
Bước 14
Anh em tiếp tục check thêm 1 phần nữa. Vào trang web poocoin.app để check các dự án nằm trên bsc (dự án trên Etherscan thì dùng dextool). Hoặc mình để sẵn link ở đây, ai lười thì click vào đây. Tại đây Poocoin cảnh báo có 1 địa chỉ ví đang nắm giữ gần 50% thanh khoản nhưng không được lock lại (anlocked Wallet). Chúng ta click vào đường link màu đỏ đó xem thử đó là ví nào.
Bước 15
Thật trùng hợp, đó là ví của team dự án. Theo như poocoin cảnh báo thì ví này hiện tại đang không lock thanh khoản. Và hồi nãy anh em đã cùng mình check ví số 1 sẽ được unlock vào ngày 01/07/2022. Như vậy, thanh khoản của dự án này, được lock khá ngắn, chưa đầy 3 tháng và sẽ được unlock hoàn toàn vào đàu tháng 7. Tuy nhiên có thể team dự án sẽ add thêm liquidty và gia hạn thời gian lock lên bằng một contract khác. Cái đó mình không biết chắc chắn được. Tuỳ thuộc vào team dự án và kế hoạch của họ nữa nha
Tóm lại, sau khi xem xong từng ảnh, anh em hãy chú ý điều mình muốn nói bên dưới nhé.
Cách làm này chỉ áp dụng được với các dự án tương thích với EVM chain như Ether, bsc, polygon, Ftm..v.v.
Việc xác định là thanh khoản của dự án có được Lock hay không thì phải dựa vào Code trong contract đó mà team cung cấp. Từ đó có phần Unlock time hoặc Release time ở trong contract mới có thể biết được. Điều này có dự án show ra, có dự án lại không public, anh em phải linh động để check thông tin. Ko phải dự án nào cũng có thể check được kĩ như trong bài viết. Mình đang cố lấy ví dụ dự án này để anh em có cái nhìn cơ bản là như vậy. Không phải dự án nào cũng áp dụng máy móc các bước trên là sẽ biết được thông tin. Còn tuỳ vào kĩ năng research của mỗi người. Ý mình muốn nói ở đây thì về cơ bản nó là như thế. Sẽ có dự án không show ra kĩ như bài viết, mà không show contract lock thì không ai biết được gì cả.
Nếu dự án lock thanh khoản trong khoảng thời gian dài từ 1 cho tới vài năm, hoặc thậm chi khóa vĩnh viễn thanh khoản đó thì mình xem đó là một điểm cộng trong việc đánh giá dự án. Tuy nhiên không hẳn việc không lock thanh khoản là bất thường, có thể team dự án có lý do cho việc đó. Anh em cần hỏi dự án để biết thêm ý định của họ. Nhưng về cơ bản thì lock vẫn tốt hơn là không, đặc biệt với những dự án mới ra mắt.
Thông tin trong bài viết chỉ vì mục đích cung cấp thông tin và lấy dự án này làm ví dụ để anh em hiểu cơ bản, không phải vì nói xấu dự án hoặc lời khuyên đầu tư vào bất kì dự án nào. Anh em phải tự tim hiểu và có trách nhiệm với các quyết định của mình.
Kết Luận
Thông qua bài viết, mình đã hướng dẫn anh em các bước cơ bản để check thanh khoản của một dự án có được lock lại trên các sàn dex hay không. Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn anh em cách check dấu hiệu đáng ngờ từ ví chủ dự án, cách check dòng tiền trong các ví cá mập của dự án. Cám ơn mọi người đã ủng hộ!
Tổng quan Dora Factory (DORA), một dự án Blockchain có mã nguồn mở đầu tiên hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng trên nền tảng Substrate nhằm kết nối cộng đồng nhà phát triển với các dự án DAO trên Ethereum và Polkadot. Dora Factory được quản trị bởi...
Mastercard và JPMorgan hợp tác tăng tốc thanh toán tiền tệ toàn cầu bằng blockchain Mastercard và JPMorgan vừa công bố hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả trong thanh toán B2B xuyên quốc gia bằng cách tích hợp hai nền tảng blockchain hàng đầu: Multi-Token Network (MTN) của Mastercard...
Tổng quan Trong cuộc họp lúc 1h sáng ngày 27/7, cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất lên mức 5,5% (+0,25%), đúng như dự đoán trước đó của nhiều chuyên gia kinh tế. Đây hiển nhiên sẽ là một tin xấu cho thị trường tài chính...
Tổng quan thị trường GFI Market overview Một tuần với nhiều tin tức quan trọng đã diễn ra. Cụ thể ngày 3/11, Fed đã công bố mức lãi suất 4.0% (+0,75%) theo dự đoán. Trong buổi họp, Fed đưa ra tín hiệu về sự giảm tốc của việc tăng lãi...
Tổng quan GFI Weekly Overview Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed là Chỉ số Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) tháng 2 đã giảm. PCE core giảm 0,1% so với tháng trước với giá trị 4,6%,...
Tổng quan thị trường Trong một tuần không có nhiều biến động của thị trường khi vốn hóa dao động quanh vùng 850 đến 900 tỷ đô la, sự xuất hiện của làn sóng Layer 1 thế hệ mới với cơn mưa airdrop đến từ Aptos (APT) mang đến sự...
Tổng quan Integritee là một giải pháp được xây dựng trên nền tảng thư viện Substrate triển khai trên Polkadot, cho phép các công ty và nhà phát triển ứng dụng mở khóa dữ liệu nhạy cảm của người dùng trong khi vẫn tuân thủ GDPR và các quy định...
Tổng quan GFI Weekly Overview Trong cuộc họp vào thứ 4 vừa qua (28/6), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - Jerome H.Powell báo hiệu các nhà hoạch định chính sách có khả năng tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 để hạn chế áp...