COSMOS Network là gì?
Cosmos, hay còn gọi là Cosmos network là một hệ sinh thái Blockchains có khả năng mở rộng và tương tác với nhau. Token chính của Cosmos network là ATOM. Với mục tiêu trở thành “Internet of Blockchains”, Cosmos được xây dựng dựa trên ba nền tảng cốt lỗi chính:
- Tendermint: là một công cụ mã nguồn mở giúp xây dụng lớp mạng và cơ chế đồng thuận cho các blockchain chạy trên Cosmos Network
- Cosmos SDK: Là bộ công cụ hỗ trợ để khởi tạo Blockchain chạy trên Cosmos Network, giúp giảm thời gian cũng như chi phí để xây dựng Blockchain riêng biệt
- Inter-blockchain Communication Protocol – hay còn gọi là IBC: là giao thức giúp các Blockchains chạy trên Cosmos có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng
Như vậy chúng ta có thể thấy, để xây dựng một blockchain riêng biệt như Solana, NEAR, Algorand cần rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, việc xây dựng một Blockchain riêng biệt, sở hữu khả năng quản trị, thay đổi các chỉ số, cấu hình cho mạng lưới của riêng mình trên Cosmos network dường như đã dễ dàng hơn rất nhiều.
Các Blockchain nổi bật trên Cosmos network có thể kể đến như Terra Luna, Binance Smart Chain, Kava network, Band Protocol,…
Vấn đề mở rộng và tương tác trên blockchain
Nếu đánh giá sơ qua chúng ta có thể thấy, việc Cosmos Network cung cấp khả năng xây dựng các Blockchain riêng biệt là rất hay, mỗi Blockchain có khả năng mở rộng và mạng lưới riêng để hoạt động. Tuy nhiên, trước khi IBC được ra mắt vào tháng 3 năm 2021, các Blockchain riêng biệt trên Cosmos dường như không có sự tương tác nào với nhau.
Chúng ta có thể thấy, hiện tại đối với mạng lưới lớn nhất thị trường tiền mã hóa hiện nay là Ethereum đang có rất nhiều vấn đề liên quan về chi phí, tốc độ và khả năng mở rộng. Đó là lý do mà các Layer 2 như Matic (Polygon) cũng như các giải pháp mở rộng mạng lưới Ethereum liên tục được ra mắt như Optimistic Rollup, Zk Rollup. Để hiểu thêm về các công nghệ này, bạn có thể tham khảo từ bài viết trên GFS
Việc xây dựng các giải pháp mở rộng trên mạng lưới Ethereum trong ngắn và trung hạn có thể giúp giải quyết các vấn đề mà Ether hiện đang mắc phải. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta có thể nói, việc xây dựng Blockchain riêng biệt với khả năng mở rộng, chịu tải tốt và tốc độ cao có thể xem là một giải pháp tốt hơn.
Cosmos network có thể nói là đang cung cấp các giải pháp để giải được bài toán mà Ethereum đang mắc phải. Việc xây dựng các Blockchain riêng biệt với nhau nhưng không có khả năng tương tác giữa chúng cũng là một điểm trừ đối với mạng lưới này, nó thể hiện một hệ thống phân mảnh và không gắn kết.
Đó chính là lý do IBC nằm trong kế hoạch của Cosmos – và được xem là trái tim của “Internet Of Blockchain”
IBC là gì? Tại sao chúng ta lại cần IBC
Một cách dễ hiểu nhất, IBC là một giao thức giúp cho các Blockchains trên Cosmos có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng.
Tưởng tượng rằng bạn có tài sản ở trên mạng lưới Ethereum, bây giờ bạn muốn chuyển nó lên Solana với mục đích sử dụng cá nhân. Có 2 cách hiện tại có thể giúp bạn thực hiện chuyện luân chuyển tài sản này:
- Chuyển tài sản của bạn lên sàn CEX có hỗ trợ 2 mạng lưới trên, sau đó luân chuyển tài sản từ mạng lưới này sang mạng lưới khác nhờ vào sự trợ giúp của sàn CEX
- Sử dụng cầu nối xuyên chuỗi, các cầu nối nội bật hiện tại có thể kể đến như: Wormhole, Multichain bridge,…
Việc sử dụng CEX thì có thể khiến chúng ta khá lệ thuộc vào họ, nếu CEX hiện tại bạn đang sử dụng không hỗ trợ Blockchain đó thì bạn không thể chuyển tài sản của mình qua được
Sử dụng cầu nối xuyên chuỗi cũng có rủi ro riêng của nó, các vụ hack liên quan tới cầu nối xuyên chuỗi như Wormhole bị hack ~$325m vào tháng 3/2022, PolyNetwork bị hack ~$600m và năm 2021. Những con số trên cũng thể hiện rằng các cầu nối xuyên chuỗi vẫn chưa đủ chắc chắn và vẫn có những rủi ro nhất định.
Đối với các Blockchains đang hoạt động trên Cosmos Network cũng tương tự. Người dùng cũng có những nhu cầu về việc luân chuyển tài sản giữa các Blockchains với nhau. Đó chính là lý do mà IBC nằm trong roadmap của Cosmos.
Hình bên dưới miêu tả cách luôn chuyển tài sản thông qua IBC. Các chain này kết nối và giao tiếp với nhau thông qua một chốt 2 chiều
Từ chain A
- Alice gửi 100 USDC vào một SmartContract
- Cổng kết nối này nhận 100 USDC mà Alice đã gửi và sau đó mint 100 wrapped USDC trên chain B cho Alice
Điều tương tự từ chain B
- Alice lúc này chuyển 100 wrapped USDC từ chain B vào một Smart contract
- Cổng kết nối lúc này đốt 100 wrapped USDC đã mint trước đây và gửi trả lại cho Alice 100 USDC từ ban đầu
Chúng ta có thể thấy rằng khi người dùng muốn thực hiện một giao dịch xuyên chuỗi, IBC smart contract sẽ đóng băng tài sản của bạn lại, sau đó mint và gửi các wrapped token đến chuỗi đích. Và khi bạn gửi tài sản trở về chuỗi ban đầu, Smart contract này sẽ đốt các wrapped token đã mint và trả lại tài sản gốc cho bạn. Cơ chế này hoàn toàn permissionless, không có sự tác động từ bên ngoài và hoàn toàn được thực thi bởi Smart contract.
Điểm mấu chốt ở đây ra, thay vì khi xây dựng các cầu nối giữa các Blockchains với nhau, bạn cần rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí audit để tránh bị hack. Tuy nhiên đối với các Blockchains trên mạng Cosmos, chỉ cần các chain có tích hợp IBC thì các chain này đã có thể tương tác với nhau mà không cần phải xây dựng gì thêm. Việc này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng, bảo trì, audit đi rất nhiều.
Giá trị mà IBC mang lại
Việc chuyển giao tài sản “permissionless” giữa các Blockchains thông qua IBC mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo ra sự liền mạch về dễ dàng cho các người dùng trên mạng lưới.
Nhìn vào top các mạng lưới sử dụng IBC để luân chuyển tài sản giữa các Blockchains trên Cosmos network là khá lớn. Hiện tại theo mintscan.io, có hơn 40 blockchains riêng biệt đang chạy trên Cosmos network.
Ví dụ để Osmosis Network có thể tương tác với các Blockchains còn lại, chi phí để xây dựng gần 40 cây cầu xuyên chuỗi là rất lớn. Tuy nhiên với IBC thì mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều sau khi các Blockchains này tích hợp IBC.
Dưới đây là khối lượng tài sản luân chuyển thông qua IBC trong 30 ngày gần nhất
Tổng giá trị market cap của các Blockchains chạy trên Cosmos hiện tại là $63 tỷ đô tại thời điểm viết bài theo CosmosNetwork. Khi tất cả các Blockchains này cùng có nhu cầu tương tác với nhau thông qua IBC, khối lượng dòng tiền luân chuyển là rất lớn.
Công nghệ IBC còn mang lại nhiều hơn thế
Không chỉ riêng các Blockchains chạy trên Cosmos Network mới có thể tương tác được với nhau. Các Appchains được xây dựng trên Octopus hay các Parachain đang chạy trên Polkadot sắp tới cũng có thể luân chuyển tài sản qua lại nếu như họ có tích hợp IBC.
Theo Roadmap của Octopus Network, họ đang xây dựng cầu nối giữa các Appchain của họ với các Blockchains trên Cosmos cũng như ParaChain trên Polkadot.
Moonbeam – Một protocol đã đấu giá thắng 1 slot parachain đợt vừa rồi hiện được tích hợp với Osmosis để cho phép swap token từ Polkadot sang hệ sinh thái Cosmos. Bài viết bạn có thể đọc thêm
Axelar Network – một giải pháp mạng lưới phi tập trung, cung cấp tới người dùng khả năng tương tác đa chuỗi đã tích hợp IBC và hiện đã hỗ trợ kết nối với Bitcoin cũng như các blockchains khác như Polkadot, AVAX, Fantom nhằm nâng cao khả năng tương tác đa chuỗi.
Nomic BitcoinBridge – tạo ra mã token NBTC có thể quy đổi thành BTC. Mã token này có thể luân chuyển giữa các mạng lưới đã tích hợp IBC và Cosmos. Cầu nối này sử dụng tính năng mới từ Bitcoin Taproot và cung cấp khả năng đảm bảo an toàn.
Không chỉ mở rộng ở các mạng lưới như Polkadot, Kusama hay Bitcoin. Inter Foundation (ICF) và Celo Foundation đã trao một grant cho Chorus One để xây dựng cầu nối giữa CELO và Cosmos sử dụng công nghệ IBC. Cho phép người dùng dễ dàng luân chuyển tài sản và sử dụng các dApps giữa 2 ecosystem
Tóm lại, chúng ta có thể thấy từ khi IBC ra đời, không chỉ những Blockchains trong Cosmos Ecosystem có thể tương tác với nhau. Mà nhờ công nghệ này, các cầu nối giữa Cosmos Blockchains và các Blockchains khác như BTC, ETH, AVAX, CELO đang được xây dựng một cái bài bản và rõ ràng. Từ đó giúp thể hiện rõ ràng hơn tầm nhìn “Internet of Blockchains” hiện hữu hơn bao giờ hết.
IBC đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các Blockchains cho doanh nghiệp
Interchain Foundation đã trao grant cho Datachain để dự án này phát triển cộng đồng Cosmos/IBC với mục tiêu gia tăng số lượng các Blockchains mới có khả năng giao tiếp với nhau thông qua IBC.
Mục tiêu của Datachain là thực thi IBC trên các Blockchains như Hyperledger Fabric, Hyperledger Besu (Enterprise Ethereum) và Corda.
Cosmos cũng tin rằng IBC là lựa chọn tốt nhất cho việc tương tác và kết nối các blockchains không đồng nhất với nhau. Không chỉ những đối tác doanh nghiệp như NTT Data hay JCB đã tích hợp IBC mà BSN – Nền tảng Blockchain của chính phủ Trung Quốc hay Ngân hàng hỗ trợ stablecoins USDF của Mỹ cũng đang cân nhắc hoặc đã tích hợp IBC.
Để đạt được những thành tựu như trên, IBC đã thể hiện mình có những yếu tốt cốt lõi cho việc mở rộng Blockchains cho doanh nghiệp
- Khả năng kết nối nhiều Blockchains không đồng nhất và áp dụng nó cho nhiều trường hợp sử dụng
- Khả năng tương tác đáng tin cậy – Trustless interoperability
- Công nghệ đã được kiểm chứng và dễ dàng tùy chỉnh ở tầng ứng dụng
Các đối thủ cạnh tranh
- AVAX Subnet – Giải pháp mở rộng mạng lưới Avalanche với cơ chế cho phép xây dựng Blockchain riêng biệt nhưng vẫn tận dụng được các giải pháp về đồng thuận của AVAX
- Polkadot Parachain – Là blockchain riêng biệt được gắn với chuỗi chính Relay Chain của Polkadot, giúp các blockchains này có thể xây dựng một nền kinh tế riêng biệt của riêng mình nhưng vẫn tận dụng được các cơ chế bảo mật và đồng thuận nhờ Relay Chain
- BSC Sidechain – Là một giải pháp xây dựng Blockchain mới tương tự như AvaxSubnet hay Polkadot Parachain của Binance Smartchain
Kết luận
Như vậy trong bài viết trên chúng ta đã hiểu được IBC là gì, sự quan trọng cũng như những giá trị mà IBC mang lại cho Cosmos Network. Tầm nhìn “Internet of Blockchains” của Cosmos được củng cố rõ ràng hơn từ khi IBC ra mắt vào tháng 3 2021.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới liên quan đến chủ đề IBC này nhé.