Tổng quan 

Cùng với các biến động lớn về kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị toàn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng đã chịu ảnh hưởng nhất định. Trong tháng 4 vừa qua, ngoài việc hệ sinh thái Fantom đạt được một số thành tựu nổi bật như Fantom phát hành phiên bản v2 beta của fWallet, hay Mạng 1 inch mở rộng sang Fantom,… thì các thông số nền tảng như TVL, số lượng ví mới, số lượng giao dịch của hệ sinh thái này cũng chịu những tác động tiêu cực.

Hãy cùng GFS Blockchain phân tích số liệu và sự kiện mà Fantom đã đạt được trong tháng 4 vừa qua để có góc nhìn tổng quan hơn về toàn bộ hệ sinh thái này nhé.

Fantom
Hệ sinh thái Fantom

Thông số nền tảng 

TVL

Do ảnh hưởng tiêu cực chung của thị trường tài chính từ bất động sản, chứng khoán, … đến tiền mã hóa, khối lượng tài sản khóa trên chuỗi của tất cả các hệ sinh thái đều giảm. Cụ thể, so với TVL đạt đỉnh vào ngày 25/1/2022 ở mức 12,79 tỷ đô, thì TVL cuối tháng tư của Fantom chỉ chững lại ở con số khiêm tốn – 4,41 tỷ đô. Nghĩa là chỉ tiệm cận mức 1/3 TVL của ngưỡng đỉnh vừa qua. So với người anh cả là Ethereum, thì TVL của Fantom cũng chỉ đạt khoảng 1/25 TVL của hệ sinh thái già cỗi này.

TVL Fantom Apr
TVL Fantom tháng 4 năm 2022

Ngày 30/4/2022, TVL của Fantom đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các hệ sinh thái hiện nay. Fantom chỉ chiếm 2.01% trong tổng số TVL của toàn bộ thị trường. Đứng đầu vẫn là Ethereum với 55.29%, kế tiếp là Terra với 14.09%, BSC là 6.07%.

TVL cac HST
TVL các hệ sinh thái

Số lượng ví

Số lượng ví của Fantom tăng hơn 295.000 ví kể từ cuối tháng 3 vừa qua, tương đương với hơn 11%. Nhìn vào đồ thị, chúng ta có thể thấy số lượng ví của Fantom tăng mỗi ngày với tốc độ khá nhanh khoảng 8 đến 13 nghìn số lượng ví mỗi ngày. So với 8,2 triệu ví tăng mới của BNB chain hay 3 triệu ví tăng mới của Ethereum trong tháng 4 vừa qua thì số lượng ví mới của Fantom vẫn còn rất khiêm tốn. Fantom cần đẩy nhanh các chiến dịch Marketing để thu hút người dùng mới tham gia hệ sinh thái này.

Fantom - số lượng ví T4.2022
Fantom – số lượng ví tháng 4 năm 2022

Số lượng giao dịch

Số lượng giao dịch của Fantom tại ngày 30/4 chỉ đạt mức hơn 800.000 giao dịch/ngày. Số lượng này cũng không chênh đáng kể so với mức hơn 880.000 giao dịch vào ngày 31/3. Số lượng giao dịch ít, giao động từ mức 500.000 đến 880.000 giao dịch mỗi ngày. Điều này cũng là dễ hiểu và không quá ngạc nhiên. So với hơn 1,2 triệu giao dịch của Ethereum, và 4,7 triệu giao dịch của BNB chain tại ngày 30/4 thì số lượng giao dịch của Fantom còn khá khiêm tốn.

Fantom Daily Transaction Chart
Fantom – Số lượng giao dịch hàng ngày

Những tin tức nổi bật 

Fantom phát hành phiên bản v2 beta của fWallet

Bằng việc bổ sung thêm 08 tính năng dưới đây, phiên bản v2 beta của fWallet đã được trang bị đầy đủ chức năng, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn.

  • Giao diện người dùng thân thiện, hiện đại với giao diện cập nhật, yêu cầu ít nhấp chuột hơn cho các tác vụ phổ biến.
  • Số dư hiển thị trên trang chủ hiển thị tổng số đã đặt cược và phần thưởng đang chờ xử lý.
  • Khả năng xem và quản lý mã thông báo hệ sinh thái Fantom .
  • Một giao diện quản trị được đơn giản hóa để bỏ phiếu cho các đề xuất cải tiến Fantom.
  • Chức năng hoán đổi để cho phép dễ dàng giao dịch mã thông báo Fantom.
  • Giao diện đặt cược được thiết kế lại với các tùy chọn đặt cược khi tham gia và khóa.
  • Một cầu nối từ Ethereum, Polygon, BNB, Arbitrum và Avalanche tới Fantom, được cung cấp bởi Multichain .
  • Định tuyến minh bạch cho hoán đổi và cầu nối hiển thị cách tính giá hoán đổi và giá hoán đổi tốt nhất.
fantom v2 beta
Fantom phát hành phiên bản v2 beta của fWallet

Bước vào thế giới Metaverse cùng Fantom

“Metaverse” hiện đang là một trong những từ khóa nóng được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Với tính mở, tốc độ giao dịch cực nhanh, khả năng tương tác, giao dịch khối lượng cao,… Fantom hoàn toàn phù hợp với các hệ thống phức tạp, lượng người dùng lớn mà Metaverse yêu cầu.

WOOFi ra mắt trên Fantom

Ngày 14/4/2022, WOOFi đã ra mắt bộ sản phẩm đầy đủ bao gồm Hoán đổi, Kiếm tiền và Stake (cổ phần) trên Fantom. WOOFi Earn sẽ tiếp tục phát triển các chiến lược canh tác năng suất (Yield Farming) để giúp người dùng triển khai vốn và tiếp xúc với các dự án hệ sinh thái Fantom. Người nắm giữ WOO hiện có thể chọn đặt cược WOO của họ trên Fantom và nhận phần thưởng từ phí hoán đổi được tạo ra ở đó.

WOO Network có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn trong việc trở thành một phần của cộng đồng Fantom trong tương lai. Điều này bao gồm toàn bộ trọng lượng của hệ sinh thái, bao gồm sàn giao dịch tập trung WOO X, WOO Ventures và WOO DAO.

WooFi
WOOFi ra mắt trên Fantom

Mạng 1inch mở rộng sang Fantom

Cùng ngày 14/4 vừa qua, mạng 1 inch vừa thông báo rằng, họ đã triển khai Giao thức tổng hợp 1inch và Giao thức đặt hàng giới hạn 1 inch trên blockchain Fantom. Nhóm 1inch nói thêm rằng người dùng của họ sẽ có quyền truy cập vào tính thanh khoản sâu hơn và nhiều tùy chọn hơn để hoán đổi hiệu quả và giá rẻ nhờ sự tích hợp này.

1nch
Mạng 1 inch mở rộng sang Fantom

Doanh thu của hệ sinh thái Fantom

Vào ngày 30/4/2022, Doanh thu của hệ sinh thái Fantom đạt mức xấp xỉ 327,3 nghìn Đô la Mỹ, tăng 212,5 nghìn Đô la Mỹ (tương đương với 185%) so với doanh thu tháng 3 của hệ sinh thái này – 114,8 nghìn Đô la Mỹ.

Doanh thu Fantom
Doanh thu Fantom tháng 4 năm 2022

Mảnh ghép HST 

DeFi

Theo DeFiLlama, có 221 dự án DeFi được xây dựng trên hệ sinh thái Fantom, tuy nhiên chỉ có 186 dự án có TVL lớn hơn 0. Các dự án DeFi trên Fantom có TVL khá nhỏ. Curve là dự án DeFi có TVL cao nhất, nhưng cũng chỉ dừng ở mức khoảng 240 triệu đô. Top 5 dự án DeFi trên Fantom cũng chỉ có TVL giao động mức từ 100 triệu đến 240 triệu đô.

Defi on Fantom - top 5
DeFi trên Fantom

Curve không chỉ được xây dựng trên Fantom, đây còn là dự án được xây dựng trên cả Ethereum, Avalanche, Polygon,… Curve có TVL đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng top 5 dự án DeFi toàn ngành, nếu xét về tổng TVL của Curve trên tất cả các hệ sinh thái.  Và Curve là dự án duy nhất của Fantom được đứng top 5 này. Hầu hết các dự án DeFi lớn nhất đến từ Ethereum (với cả 05 dự án là MakerDao (MKR), Curve (CRV), AAVE (AAVE), Uniswap (Uni); Polygon với 03 dự án tiêu biểu là Curve (CRV), Lido (LDO), AAVE (AAVE), Uniswap (Uni).

Top DeFi - all
Top DeFi trên các hệ sinh thái

Từ bức tranh thị trường DeFi chung cho thấy, các dự án DeFi xây dựng trên Fantom còn phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn lọt top các dự án TVL hàng đầu thị trường.

Exchanges (Sàn giao dịch)

Theo Coinranking, hiện có khoảng 49 sàn Cex và Dex trên hệ sinh thái Fantom. Top 5 sàn CEX lớn nhất là Binance, Kucoin, DigiFinex, FTX, OKX.

Fantom - sàn Cex
Fantom – top sàn giao dịch

Các mảnh ghép khác của hệ sinh thái Fantom nhìn chung cũng không có nhiều nổi bật, TVL khá thấp. Fantom cần phải nỗ lực rất nhiều để đuổi kịp các hệ sinh thái khác.

Kết luận 

Cùng với xu hướng phát triển chậm và chững lại do ảnh hưởng xấu từ thị trường chung; đặc biệt là tác động tiêu cực do sự sụt giảm nghiêm trọng của UST; sự phát triển của hệ sinh thái Fantom trong tháng 4 vừa qua cũng không có nhiều nổi bật, ngoại trừ việc Fantom phát hành phiên bản v2 beta của fWallet hay Mạng 1 inch mở rộng sang Fantom.

Chúng ta hãy cùng dõi theo hướng phát triển chung của thị trường và hệ sinh thái Fantom trong tháng 5 này để có nhìn nhận chính xác hơn về thị trường. Từ đó, có các quyết định chính xác hơn trong đầu tư nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating