Tổng quan
Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Ứng dụng của Blockchain trong quản lý chuỗi, y tế và bất động sản. Bài viết mọi người hãy cùng GFS Blockchain tìm hiểu về ứng dụng của công nghệ này trong giải trí, nghệ thuật cũng như ứng dụng của NFT nhé!
- Tổng hợp các bài viết của chuỗi chuyên đề Blockchain và Ứng dụng -> Xem tại đây
Giải trí và truyền thông
Nhờ tính minh bạch và bảo mật blockchain cung cấp, người dùng và người sáng tạo sẽ được hưởng nhiều lợi ích!
Micropayments cho nội dung
Người dùng thường ngại việc đăng ký dịch vụ trả phí, nhưng sẽ sẵn sàng trả một khoản phí nhỏ để đọc một bài báo hay donate cho thần tượng của họ khi đang xem livestream. Với blockchain, việc thực thi micropayment là rất nhanh chóng, người nhận có thể nhận được khoản tiền này ngay lập tức.
Phân phối nội dung trực tiếp
Cấu trúc phi tập trung của blockchain có thể cho phép người tạo nội dung – như nhạc sĩ, nhà văn , Kols – trực tiếp phân phối tác phẩm của họ đến người tiêu dùng, bỏ qua các kênh phân phối truyền thống như Youtube hay Netflix, do đó đạt được doanh thu lớn hơn cho chính người tạo nội dung.
Bất kỳ ai đều có thể làm như vậy, từ các nhà truyền thông lớn đến các blogger độc lập, giúp các nghệ sĩ hình thành mối quan hệ trực tiếp với người dùng mà không cần qua bên trung gian.
Phân phối tiền bản quyền
Việc thu và thanh toán tiền bản quyền trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc trở nên phức tạp và không rõ ràng hơn với sự phát triển của các dịch vụ phát trực tuyến. Ví dụ: mỗi khi một bài hát được phát trực tuyến hoặc phát trong nền của một chương trình truyền hình, nhà phân phối phải bồi thường cho chủ sở hữu bản quyền của bản nhạc — nhưng có thể nảy sinh tranh chấp về độ chính xác và tỷ lệ bồi thường của các khoản tiền bản quyền đó. Chẳng hạn như theo báo cáo của Billboard, Spotify, Napster hay Pandora trả thiếu khoảng 25% tiền bản quyền cho các nghệ sĩ.
Các hợp đồng thông minh được xây dựng trên blockchain và được gắn vào một bản nhạc nhất định có thể tăng thêm độ chính xác, tốc độ và sự tin cậy cho quy trình bằng cách tự động thực hiện các điều khoản hợp đồng giữa các bên đủ điều kiện. Cho phép theo dõi chính xác hơn việc sử dụng tác phẩm, thanh toán tiền bản quyền nhanh hơn và minh bạch hơn cho các bên.
Loại bỏ vai trò của các hiệp hội thu thập bản quyền, hiện đang hoạt động như các tổ chức trung gian tập trung trong việc thu thập các khoản thanh toán cho các chủ sở hữu.
Mua bán trực tiếp P2P
Cũng như việc theo dõi nâng cao việc sử dụng âm nhạc, blockchain có thể trao quyền cho các loại chủ sở hữu nội dung khác để giám sát tốt hơn tài liệu có bản quyền của họ.
Khi người dùng mua hoặc đăng ký nội dung được lưu trữ trên blockchain và sau đó chia sẻ nó với bạn bè, chủ sở hữu nội dung có thể theo dõi và tính phí cho việc phân phối đó. Điều này sẽ tạo ra một nguồn doanh thu bổ sung cho người tạo nội dung và cung cấp sự minh bạch tốt hơn về cách sử dụng và chia sẻ nội dung có bản quyền.
VD: Paras.id là một chợ NFT cho phép người dùng tạo, mua bán trực tiếp các thẻ bài với nhau.
*** Tìm hiểu thêm về dự án Paras -> tại đây
NFT – Tính duy nhất và không thể thay thế
NFT là chữ viết tắt của Non-Fungible Token, là một loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một loại tài sản duy nhất, không thể thay thế, ví dụ như đồ sưu tầm, vật phẩm game, nghệ thuật số, vé sự kiện, tên miền hay các tài sản trong thế giới thực.
Các công ty truyền thông đã bắt đầu áp dụng công nghệ blockchain để loại bỏ gian lận, giảm chi phí và bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ đối với nội dung số – như nhạc, phim, ảnh thông qua NFT.
NFT trong game
Có lẽ bạn cũng đã nghe về thành công của tựa game blockchain tỉ đô Axie Infinity – trò chơi điện tử trực tuyến dựa trên NFT do hãng Mavis của Việt Nam phát triển.
Trong Axie Infinity, mỗi monster là một NFT. Người chơi có thể sử dụng chúng đi làm nhiệm vụ, đánh quái vật, kết hợp với nhau hoặc buôn bán, cho thuê trên chợ.
NFT trong nghệ thuật
“CryptoPunks là các tác phẩm nghệ thuật mã hóa có thể sưu tầm được, được đại diện bởi các NFT trên blockchain Ethereum. Có 10.000 punks nhỏ, kiểu 8-bit, tất cả đều có các đặc trưng không trùng lặp. Là một trong những dự án NFT nổi tiếng đầu tiên trên thế giới, CryptoPunks đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ mã hóa và thậm chí thúc đẩy phát triển tiêu chuẩn token ERC-721 cho các bộ sưu tập kỹ thuật số sau này. Dự án này đã trở nên phổ biến hơn vào năm 2021, sau khi một số CryptoPunks được bán với giá hàng triệu đô-la, khiến chúng trở thành một trong những NFT đắt nhất.” – Nguồn Binance Academy
Hiện tại NFT đang được sử dụng rộng rãi trong sưu tầm vật phẩm, nghệ thuật, trao đổi vật phẩm game… Nhưng trong tương lai, NFT có thể được sử dụng để mã hóa các loại tài sản có tính chất duy nhất không thể bị thay thế, ví dụ như bất động sản, nhà, hay là văn bằng….
Theo MarketWatch, thị trường toàn cầu cho Blockchain trong truyền thông và giải trí ước tính sẽ vượt 1,54 tỷ đô la vào năm 2024
NFT trong các lĩnh vực khác
Do bản chất không thể thay thế và duy nhất, không thể làm giả của NFT nên ứng dụng của nó là rất lớn, có thể kể tới như:
- NFT trong bất động sản
- NFT trong giấy tờ, hợp đồng
- NFT trong định danh tài sản thực
Tổng kết
Qua bài viết trên, GFS Blockchain đã giới thiệu tới mọi người Ứng dụng của Blockchain trong ngành ngành giải trí và nghệ thuật. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn và kiến thức mới về khía cạnh ứng dụng thực tiễn của công nghệ này.
Ở phần tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về Blockchain và ứng dụng của nó trong mảng Quản lý hồ sơ và Từ thiện nhé! Nếu bạn muốn xem lại tất cả các bài thuộc chuỗi chuyên đề Blockchain và Ứng dụng -> Xem tại đây
Đừng quên tham gia cộng đồng của GFS Blockchain cùng thảo luận nếu có các thắc mắc và nhận được sự hỗ trợ của mọi người:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Kênh thông tin Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây